Bế tắc trong việc thu xếp vốn xây dựng đoạn Chi Lăng - Hữu Nghị khiến cho đoạn cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn cụt tại huyện Chi Lăng.
Tuyến cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng dài 43km vẫn chưa thể triển khai khiến Bắc Giang - Lạng Sơn trở thành tuyến cao tốc 'cụt'.
Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc vừa có ý kiến về phương án đầu tư đoạn tuyến cao tốc Chi Lăng - Hữu Nghị, trong đó giao Bộ Kế hoạch và đầu tư, Bộ Tài chính kết hợp với Bộ Giao thông vận tải đề xuất cân đối vốn cho dự án.
UBND tỉnh Lạng Sơn được yêu cầu làm việc với Bộ Kế hoạch và đầu tư về khả năng hỗ trợ vốn ngân sách trung ương cho dự án.
Bên cạnh đó, tỉnh Lạng Sơn được yêu cầu chủ động quyết định lựa chọn phương án đầu tư tối ưu phù hợp với khả năng huy động nguồn vốn, bảo đảm yêu cầu kinh tế - kỹ thuật, hiệu quả đầu tư và tránh lãng phí.
Trước đó, UBND tỉnh Lạng Sơn đề xuất Thủ tướng hai phương án đầu tư dự án thành phần cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Theo phương án 1, dự án sẽ xây dựng cao tốc quy mô 4 làn hoàn chỉnh, nền đường rộng 22 m, chiều dài 43 km. Tổng mức đầu tư dự án 8.790 tỷ đồng, gồm nhà đầu tư góp 1.750 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương hỗ trợ 2.160 tỷ đồng và vốn vay thương mại 3.400 tỷ đồng.
Theo phương án 2, thực hiện giải phóng mặt bằng đường rộng 22m, trong đó, đầu tư đoạn Km 1 + 800 đến Km 17 + 420 (nút giao QL.4B), quy mô 2 làn xe, nền đường rộng 13,5m; đoạn Km 17 + 420 đến Km 44 + 750, quy mô 4 làn hạn chế, nền đường rộng 17,5m.
Tổng mức đầu tư đối với phương án 2 là 5.947 tỷ đồng, trong đó, nhà đầu tư góp 1.600 tỷ đồng, ngân sách tỉnh 1.000 tỷ đồng, ngân sách trung ương 1.347 tỷ đồng và vốn vay thương mại 2.000 tỷ đồng.
Bộ Giao thông vận tải đã đề nghị UBND tỉnh Lạng Sơn nghiên cứu bổ sung phương án phân kỳ gồm hoạt động giải phóng mặt bằng và đầu tư nền, công trình theo quy mô 4 làn hoàn chỉnh rộng 22 m, phân kỳ đầu tư mặt đường theo quy mô 17,5 m và 13,5 m như đề xuất của tỉnh Lạng Sơn (tương tự như tuyến cao tốc Nội Bài - Lào Cai đoạn Yên Bái - Lào Cai).
Bộ Giao thông vận tải cho biết, phương án này sẽ thuận lợi và tiết kiệm trong việc đầu tư mở rộng giai đoạn theo quy mô hoàn chỉnh, nhất là tại các vị trí đào sâu, đắp cao.
Theo chủ trương đầu tư ban đầu, dự án có quy mô 4 làn xe, tổng mức đầu tư 8.743 tỷ đồng, sử dụng nguồn vay vốn thương mại từ ADB do Tổng công ty đường cao tốc (VEC) đầu tư.
Mục tiêu ban đầu dự án sẽ hoàn thành vào năm 2019 để khớp nối đồng bộ với tuyến BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn (kết thúc ở Chi Lăng).
Tuy nhiên, trước nguy cơ có thể gia tăng nợ công, vào tháng 2/2018, Thủ tướng đã chấp thuận bổ sung đoạn tuyến này vào Dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn và giao cho UBND tỉnh Lạng Sơn là cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
Như vậy, dự án BOT cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn có hai dự án thành phần gồm là đoạn cao tốc Bắc Giang - Chi Lăng và đoạn cao tốc Chi Lăng - Cửa khẩu Hữu Nghị dài 43 km.
Dự án đoạn cao tốc Bắc Giang - Chi Lăng đã được nhà đầu tư chính Tập đoàn Đèo Cả thông xe từ tháng 9/2019. Thời điểm đó, UBND tỉnh Lạng Sơn và Công ty cổ phần BOT Bắc Giang - Lạng Sơn đã liên tiếp gửi công văn báo cáo Thủ tướng về những vướng mắc trong quá trình triển khai đoạn cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng.
Do đoạn Hữu Nghị - Chi Lăng là đoạn tuyến cuối cùng nằm trong quy hoạch tổng thể tuyến cao tốc từ Hà Nội đến cửa khẩu Hữu Nghị. Vì vậy, việc dự án này vẫn chưa thể triển khai khiến Bắc Giang - Lạng Sơn trở thành tuyến cao tốc 'cụt' tại huyện Chi Lăng, cách TP. Lạng Sơn 30km.
Cung đường còn lại lên hai đầu mối giao thông quan trọng cuối tuyến vẫn phải đi mượn tuyến Quốc lộ 1 hai làn xe được cải tạo từ cách đây 20 năm và đã mãn tải từ lâu.
Hiện tại, việc triển khai dự án này vẫn gặp nhiều khó khăn khi các nhà tài trợ vốn từ chối cho vay với quy mô đầu tư ban đầu do lo ngại không thể hoàn được vốn. Trước đó, Ngân hàng Nhà nước đã giao BIDV là đầu mối thu xếp vốn tín dụng cho dự án.
Nguyên nhân chính là các ngân hàng lo ngại cao tốc Hữu Nghị - Chi Lăng có quy mô quá lớn, nếu chỉ thực hiện bằng nguồn vốn chủ sở hữu của nhà đầu tư và vốn vay tín dụng, không có vốn nhà nước tham gia hỗ trợ giống như các dự án BOT thông thường, dự án sẽ không thể hoàn vốn.
Lạng Sơn cần tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: kinh tế cửa khẩu; du lịch bền vững và nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến xuất khẩu.
Chiều 16/9/2019 tại Hà Nội, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức họp báo thông tin về “Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng chủ trì.
Bước chạy đà để 'chuộc' lại sân vận động Chi Lăng đã được TP. Đà Nẵng khởi động từ vài năm trước và mới đây lại tiếp tục được lãnh đạo Đà Nẵng đề cập. Đây sẽ là một quá trình đấu tranh pháp lý không đơn giản.
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.