Thủ tướng: 'Dòng chảy thương mại cửa khẩu đọng lại phần nhỏ, Lạng Sơn sẽ khác'

Hạ Vũ Thứ hai, 30/09/2019 - 20:00

Lạng Sơn cần tập trung các nguồn lực cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột: kinh tế cửa khẩu; du lịch bền vững và nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến xuất khẩu.

Lạng Sơn là điểm đầu của Việt Nam trên tuyến Hành lang kinh tế Nam Ninh (Trung Quốc) - Lạng Sơn - Hà Nội - Hải Phòng, đồng thời là cầu nối, cửa ngõ không chỉ của Việt Nam mà cả các nước ASEAN với thị trường Quảng Tây và miền Nam Trung Quốc trong Khu vực mậu dịch tự do ASEAN - Trung Quốc (CAFTA).

Lạng Sơn chỉ cách Nam Ninh, thủ phủ tỉnh Quảng Tây 230 km, cách Hà Nội 150 km, do đó, tỉnh có thị trường 50 triệu dân của tỉnh Quảng Tây với GDP 300 tỷ USD và vùng Thủ đô Hà Nội với GDP 100 tỷ USD.

Kim ngạch xuất nhập khẩu hàng hóa qua các cửa khẩu ở Lạng Sơn mỗi năm trên 5 tỷ USD, gấp 3,8 lần quy mô nền kinh tế của tỉnh.

“Như vậy, chỉ cần một phần nhỏ của dòng chảy thương mại này đọng lại thì Lạng Sơn cũng sẽ rất khác”, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc nhận định tại Hội nghị xúc tiến đầu tư tỉnh Lạng Sơn năm 2019 vào ngày 30/9. Do đó, kinh tế cửa khẩu là thế mạnh lớn của Lạng Sơn, cần tiếp tục thúc đẩy, tạo sức bật lớn cho kinh tế Lạng Sơn.

Về lợi thế phát triển du lịch, Thủ tướng nêu bật tiềm năng của khu du lịch quốc gia Mẫu Sơn, có cảnh sắc được ví như chốn “Bồng Lai tiên cảnh”. Dư địa tăng trưởng của Mẫu Sơn được đánh giá còn cao hơn cả Sa Pa

Lạng Sơn còn nhiều tài nguyên du lịch hấp dẫn, đặc sắc khác như động Tam Thanh, Nhị Thanh, 600 di tích lịch sử… Lễ hội văn hóa, truyền thống văn hóa đặc sắc của các dân tộc vô cùng phong phú.

“Nếu biết đầu tư và khai thác Mẫu Sơn và tiềm năng văn hóa ẩm thực khác của xứ Lạng, nhất định Mẫu Sơn và Lạng Sơn của chúng ta sẽ thành một điểm đến mới bùng nổ trên bản đồ du lịch Việt Nam trong thời gian đến”, Thủ tướng nêu rõ.

Thủ tướng: 'Dòng chảy thương mại cửa khẩu đọng lại phần nhỏ, Lạng Sơn sẽ khác'
Thủ tướng thăm các gian hàng tại Hội nghị - Ảnh: VGP/Quang Hiếu.

Bên cạnh đó, văn hóa ẩm thực của Lạng Sơn cũng rất phong phú. “Sáng nay, xem các gian hàng ở đây, tôi có nói là làm sao mỗi người khách du lịch đến Lạng Sơn phải mua 1 con vịt quay mang về”, Thủ tướng chia sẻ. Nếu mỗi ngày ở đây thu hút hàng trăm nghìn du khách thì có biết bao nhiêu vịt quay, lợn quay được tiêu thụ. Điều đó yêu cầu phải sản xuất lớn, mang giá trị gia tăng cao.

Lạng Sơn có nhiều sản phẩm nông nghiệp đặc sắc nhưng điều quan trọng phải có sản lượng hàng hóa lớn phục vụ nhu cầu thị trường chứ không phải chỉ nhỏ giọt vài chục tấn.

Định hướng phát triển cho tỉnh Lạng Sơn

Bên cạnh biểu dương những thay đổi quan trọng của tỉnh Lạng Sơn, Thủ tướng cũng lưu ý tăng trưởng kinh tế của Lạng Sơn vẫn chưa thực sự bền vững, thu nhập của người dân còn thấp, thu ngân sách chủ yếu từ thu nội địa. Lạng Sơn chưa có sản phẩm nổi trội, chưa tạo ra sự thay đổi lớn về cửa khẩu và du lịch.

Do đó, Thủ tướng đưa ra 3 định hướng phát triển cho tỉnh Lạng Sơn.

Thứ nhất, Lạng Sơn cần đề xuất xây dựng cơ chế liên kết các tỉnh biên giới tạo ra hành lang kinh tế phát triển mạnh, dọc tuyến biên giới. 

Thứ hai, Lạng Sơn cần tập trung nguồn lực, kể cả ngân sách, vốn đầu tư, chính sách và con người cho phát triển kinh tế dựa trên 3 trụ cột kinh tế. Đó là kinh tế cửa khẩu, du lịch bền vững và nông nghiệp thông minh, công nghiệp chế biến xuất khẩu. 

Đối với các khu kinh tế cửa khẩu thì cần tập trung xây dựng hạ tầng thương mại, logistics, phục vụ luân chuyển hàng hóa các địa phương trong cả nước. 

Trong quy hoạch và đầu tư phải có tầm nhìn xa, với quy mô đủ lớn để tận dụng lợi thế kinh tế nhờ quy mô và tạo ra khả năng lan tỏa; Cần chú ý phát triển đô thị thành phố Lạng Sơn thành một thành phố xanh, bản sắc; cùng với đó là phát triển hệ thống thị trấn, thị tứ nâng cao đời sống nhân dân.

Thứ ba, cần tiếp tục nỗ lực cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh tốt hơn nữa, làm sao để Lạng Sơn vào nhóm trung bình của cả nước trong 5 năm tới. 

Việc xây dựng chính quyền điện tử là rất quan trọng, lưu ý cần làm sao ứng dụng các thành tựu của cuộc cách mạng 4.0 vào các lĩnh vực, từ xuất xứ hàng hóa đến thanh toán điện tử và thủ tục hành chính cho người dân thuận lợi nhất. Tỉnh cần có chính sách thu hút người dân đến làm việc tại khu vực kinh tế cửa khẩu, biên giới.

Thủ tướng cho biết, vừa qua, nhiều địa phương tổ chức xúc tiến đầu tư, đưa các nguồn vốn ký kết tại hội trường vào cuộc sống, vì thế, năm nay, vốn đầu tư xã hội chiếm tới 34% GDP. Do đó, Thủ tướng yêu cầu tỉnh Lạng Sơn sau đợt xúc tiến với số vốn hơn 105.000 tỷ đồng này, cần cùng với các nhà đầu tư bắt tay vào công việc, tiếp tục tháo gỡ khó khăn, thúc đẩy các dự án được ký kết. Nhà đầu tư cần giữ lời nói đi đôi với việc làm. Về phía Chính phủ, sẽ tiếp tục giữ gìn môi trường hòa bình, môi trường vĩ mô thuận lợi nhất để tỉnh Lạng Sơn, nhà đầu tư thành công.

Thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Thông xe kỹ thuật tuyến cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn

Tiêu điểm -  5 năm

Sau 4 năm thực hiện, dự án cao tốc Bắc Giang - Lạng Sơn dài 64 km với tổng mức đầu tư trên 12.000 tỷ đồng đã được thông xe kỹ thuật vào ngày 29/9.

Lạng Sơn tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư 2019

Lạng Sơn tổ chức hội nghị xúc tiến đầu tư 2019

Nhịp cầu kinh doanh -  5 năm

Chiều 16/9/2019 tại Hà Nội, tỉnh Lạng Sơn đã tổ chức họp báo thông tin về “Hội nghị Xúc tiến đầu tư năm 2019” do Phó Chủ tịch UBND tỉnh Lạng Sơn Nguyễn Công Trưởng chủ trì.

Yêu cầu ưu tiên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Yêu cầu ưu tiên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Cà Mau

Tiêu điểm -  6 năm

Trong các dự án giao thông trọng điểm, Phó Thủ tướng Trịnh Đình Dũng nhấn mạnh ưu tiên tuyến cao tốc Bắc - Nam từ Lạng Sơn đến Mũi Cà Mau, sớm nghiên cứu mở rộng sân bay quốc tế Nội Bài.

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Doanh nghiệp tư nhân và cuộc đối thoại đặc biệt của Thủ tướng

Tiêu điểm -  8 giờ

Thủ tướng Phạm Minh Chính nhấn mạnh, cần tạo động lực, truyền cảm hứng cho các "chiến sĩ trên mặt trận kinh tế" và toàn dân thi đua làm giàu, phục vụ sự nghiệp xây dựng, bảo vệ Tổ quốc.

Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D

Sửa luật thuế thu nhập doanh nghiệp: Thêm ưu đãi cho công nghệ cao, R&D

Tiêu điểm -  1 ngày

Nhiều thay đổi được kỳ vọng sẽ giảm gánh nặng tài chính cho doanh nghiệp, tạo dư địa để họ tiếp tục đầu tư vào nghiên cứu và phát triển.

Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân

Nghị quyết 198 siết kỷ luật thanh tra, kiểm tra doanh nghiệp tư nhân

Tiêu điểm -  1 ngày

Trong phiên họp ngày hôm nay, Quốc hội chính thức thông qua Nghị quyết số 198/2005/QH15 về một số cơ chế chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân.

FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan

FPT mở rộng hợp tác chiến lược tại Thái Lan

Tiêu điểm -  1 ngày

Hợp tác của FPT được ký kết trong thời gian Thủ tướng Thái Lan Paetongtarn Shinawatra có chuyến thăm Việt Nam đầu tiên kể từ khi nhậm chức hồi tháng 8/2024.

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Quốc hội thông qua chính sách đặc biệt phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  2 ngày

Quốc hội vừa thông qua nghị quyết với hàng loạt chính sách ưu đãi thuế, tín dụng và pháp lý nhằm tạo đà cho kinh tế tư nhân phát triển trong giai đoạn mới.

SHB chốt danh sách cổ đông ngày 10/6 để trả cổ tức bằng tiền

SHB chốt danh sách cổ đông ngày 10/6 để trả cổ tức bằng tiền

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Ngân hàng Sài Gòn – Hà Nội (SHB) vừa thông báo về ngày chốt danh sách cổ đông để chi trả cổ tức năm 2024 bằng tiền mặt với tỷ lệ 5%.

VNG được vinh danh là doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của năm

VNG được vinh danh là doanh nghiệp trí tuệ nhân tạo của năm

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

VNG được vinh danh dựa trên các sáng kiến đột phá trong triển khai hạ tầng và hiệu quả ứng dụng công nghệ trí tuệ nhân tạo (AI) vào thực tiễn.

GSM ra mắt nền tảng xanh SM Platform tại Lào

GSM ra mắt nền tảng xanh SM Platform tại Lào

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Công ty cổ phần Di chuyển xanh và thông minh (GSM), đơn vị vận hành Xanh SM, công bố triển khai nền tảng công nghệ Xanh SM Platform cùng việc phân phối chính thức hai mẫu ô tô điện VinFast VF 3 và VF 5 tại Lào.

Quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ tăng đầu tư lên 2 tỷ USD

Quần thể du lịch Bà Nà - Suối Mơ tăng đầu tư lên 2 tỷ USD

Bất động sản -  4 giờ

Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đã thay mặt Thủ tướng Chính phủ ký ban hành Quyết định số 946/QĐ-TTg về việc chấp thuận chủ trương đầu tư để điều chỉnh dự án quần thể khu du lịch Bà Nà - Suối Mơ. Quyết định phê duyệt trên cơ sở đề nghị của Bộ Tài chính, ý kiến thẩm định của các bộ và UBND thành phố Đà Nẵng.

Tập đoàn An Gia thận trọng mở rộng quỹ đất

Tập đoàn An Gia thận trọng mở rộng quỹ đất

Doanh nghiệp -  5 giờ

Trong khi các doanh nghiệp bất động sản đua nhau săn quỹ đất làm “của để dành” trước khi bảng giá đất mới được áp dụng, Tập đoàn An Gia lại chọn chiến lược thận trọng.

Vinhomes Golden Avenue mở cửa vào phân khúc thấp tầng cho nhà đầu tư vốn mỏng

Vinhomes Golden Avenue mở cửa vào phân khúc thấp tầng cho nhà đầu tư vốn mỏng

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Sở hữu nhà phố trung tâm TP. Móng Cái (Quảng Ninh) với số vốn chỉ từ 1,2 tỷ đồng đang trở thành lựa chọn sáng giá cho nhà đầu tư muốn “đánh bắt lớn” bằng nguồn lực nhỏ. Vinhomes Golden Avenue mở ra cơ hội hiếm có trên thị trường, với những sản phẩm thấp tầng giá hợp lý, giàu tiềm năng sinh lời.

ESG: ‘Điều kiện cần’ để đón dòng vốn ngoại

ESG: ‘Điều kiện cần’ để đón dòng vốn ngoại

Phát triển bền vững -  6 giờ

Nhà đầu tư quốc tế quan tâm đến các doanh nghiệp có lộ trình thực hành ESG bài bản, hiệu quả, từng bước biến cam kết thành hành động cụ thể.