Lương đủ sống: Bài toán khó cho doanh nghiệp dệt may

Thu Uyên Thứ tư, 10/04/2019 - 08:37

Những con số 99% và 74% công nhân may có thu nhập dưới mức lương đủ sống căn cứ trên mức lương sàn châu Á và mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu được Oxfam công bố trong báo cáo mới đây mang tới nhiều trăn trở.

Hàng triệu công nhân dệt may đang sống lay lắt vì lương thấp. Ảnh chỉ có tính chất minh họa

Tuy nhiên để tìm được lời giải thực sự hiêu quả cho vấn đề này lại là một bài toán khó không chỉ với doanh nghiệp mà cả những nhà hoạch định chính sách và hoạt động trong lĩnh vực công nhân, công đoàn.

Thế khó của doanh nghiệp

Công nhân là mắt xích quan trọng xây dựng nên chuỗi vận hành của ngành sản xuất may mặc nhưng doanh nghiệp lại không thể trả cho họ một mức lương đủ sống. Bởi lẽ chính các doanh nghiệp ngành may xuất khẩu Việt Nam cũng đang phải chịu những sức ép khó giải quyết.

Theo nghiên cứu từ Oxfam kết hợp với Viện Công nhân và Công đoàn, các doanh nghiệp sản xuất trong ngành dệt may Việt Nam khi được khảo sát đều khẳng định giá mua hàng thấp và không tăng trong suốt 5 năm qua và cho biết “khách hàng thường xuyên yêu cầu giảm giá”. Đàm phán ép giá bởi các nhãn hàng nước ngoài là một trong những vấn đề nan giải của doanh nghiệp may xuất khẩu, đồng thời ảnh hưởng trực tiếp tới khả năng trả lương đủ sống cho công nhân sản xuất. 

Cuộc chạy đua xuống giá không chỉ để đáp ứng những yêu cầu từ đối tác mà vì mục đích “sống còn” trong môi trường cạnh tranh khốc liệt với nhiều đối thủ cùng phương thức “ngầm đấu thầu” nhà cung ứng giá rẻ mà khách hàng thường áp dụng.

Giá mua hàng giảm nhưng chi phí sản xuất lại tăng đã tạo áp lực lên lợi nhuận biên của doanh nghiệp sản xuất, đồng thời đẩy các doanh nghiệp này vào một thế khó. Một bên là đối tác với những lợi ích về kinh tế và lợi nhuận, một bên là quyền lợi của các công nhân sản xuất với những nhu cầu sống tối thiểu cần được đảm bảo.

Doanh nghiệp không thể tăng giá để có chi phí chi trả mức lương thỏa đáng cho công nhân tuy nhiên vẫn phải đảm bảo năng suất sản xuất để giao sản phẩm đúng hạn, đây chính là khởi nguồn cho vô vàn những biện pháp khác để giữ chân người lao động, thậm chí cả việc “làm khó” về thủ tục hành chính.

TS. Tống Thị Minh, Nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ Lao động (Bộ Lao động, Thương binh và Xã hội) nhận định rằng “dù ngành dệt may đem về nguồn thu lớn cho xuất khẩu Việt Nam nhưng trong đó 92% là chi phí sản xuất nên tăng thêm 3-4% trả lương cho công nhân thì lãi không còn bao nhiêu”.

Những rào cản trong hoạch định và triển khai chính sách tiền lương

Không chỉ gặp khó bởi những đặc thù riêng của chuỗi cung ứng trong ngành may mặc và những bất cập mà doanh nghiệp chưa giải quyết được, việc tăng lương cho công nhân may đảm bảo mức lương đủ sống còn vướng phải những rào cản liên quan tới quá trình hoạch định chính sách tiền lương.

Trong bối cảnh hiện nay, với chính sách và xu thế hội nhập kinh tế sâu rộng, hệ thống pháp luật lao động của Việt Nam dần chuyển hướng sang hệ thống thị trường. Nghĩa là việc sửa đổi pháp luật sẽ theo hướng trao quyền cho các bên thương lượng và tạo không gian để các bên quan hệ lao động tự thỏa thuận. 

Tuy nhiên chính những sự chuyển mình tưởng chừng sẽ đem lại sự tự do và minh bạch này lại dễ đẩy người lao động vào thế khó. Bởi người lao động với trình độ thấp thiếu khả năng tự tổ chức và thương lượng nên dẫn tới lương vốn đã thấp còn việc thương lượng để tăng lương thì lại không thực hiện được. Việc sửa đổi các quy định của pháp luật liên quan tới vấn đề tiền lương rất dễ gây ra những tổn thương cho người lao động nếu không có cơ chế thực thi rõ ràng chặt chẽ.

Theo khảo sát về Chỉ số nhân lực toàn cầu (TWI) của ManpowerGroup Solutions có trụ sở tại Hoa Kỳ, Việt Nam hiện nay chỉ có 10,4% lao động có kỹ năng chuyên môn cao. Báo cáo này cũng nhận định “Việt Nam thiếu lao động tay nghề cao và chưa khai thác tối đa nguồn lực mặc dù nguồn lao động đầy tiềm năng này có nhiều cơ hội việc làm trong nước lẫn khu vực". Đây là cũng một trong những nguyên nhân khiến việc tăng lương đạt mức lương đủ sống gặp trở ngại. 

Theo TS. Tống Thị Minh, chuyên viên cao cấp lĩnh vực lao động tiền lương thì ngành dệt may hiện nay phần lớn là lao động phổ thông, trình độ thấp với số lượng di chuyển sang ngành khác lớn lên tới khoảng 40-50%. Thêm vào đó, lao động trẻ mới vào nghề sẽ mất nhiều kinh phí đào tạo trong khi năng suất và chất lượng sản phẩm tạo ra còn thấp. Vậy nên để đạt được mức lương tối thiểu cho công nhân may thì phải có sự bù trừ từ những người có lương cao cho người cho có lương thấp.

Nhận thức về lương đủ sống còn hạn chế

Nhận thức về mức lương đủ sống còn hạn chế chính là rào cản để việc thực hiện hoặc nỗ lực tăng lương đạt mức đủ sống cho công nhân ngành may gặp khó khăn. Khái niệm “lương đủ sống” vẫn còn là khái niệm xa vời khi các bên trong quan hệ lao động thỏa thuận về mức lương tối thiểu, ngay cả trong Hội đồng Tiền lương Quốc gia cũng như trong quan niệm về tiền lương của doanh nghiệp.

Sự thiếu nhận thức và hiểu biết về mức lương đủ sống trong chính đội ngũ người lao động và đặc biệt là trong công đoàn càng làm cho vấn đề đàm phán để tăng mức lương tối thiểu lên đạt mức lương đủ sống gặp trở ngại. Đối với tổ chức công đoàn, cần vận động nâng mức lương tối thiểu hiện tại ở các vùng lên mức lương đủ sống, thúc đẩy thương lượng tập thể về tiền lương và tăng cường năng lực đàm phán.

Chừng nào các doanh nghiệp sản xuất, nhãn hàng, các nhà hoạch định chính sách, người tiêu dùng và cả chính những công nhân may mặc có đầy đủ nhận thức về “lương đủ sống” thì khi ấy chúng ta mới thấy được hi vọng vào những đổi thay trong tương lai gần.

Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Tiêu điểm -  5 năm
Oxfam cho biết, tại Việt Nam hiện nay, có tới 99% công nhân may không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương châu Á và 74% không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu.
Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Hàng triệu công nhân dệt may sống lay lắt vì lương thấp

Tiêu điểm -  5 năm
Oxfam cho biết, tại Việt Nam hiện nay, có tới 99% công nhân may không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn lương châu Á và 74% không được trả lương đủ sống căn cứ trên mức sàn của Liên minh lương đủ sống toàn cầu.
TS. Tống Thị Minh: Tăng lương cho công nhân thì lãi còn được bao nhiêu

TS. Tống Thị Minh: Tăng lương cho công nhân thì lãi còn được bao nhiêu

Tiêu điểm -  5 năm

Nguyên Cục trưởng Cục Quan hệ lao động Tống Thị Minh cho rằng, dệt may là một ngành đặc thù, chỉ cần tăng thêm 1% lương cho công nhân thì chi phí sản xuất sẽ đội lên 3 - 4%, vậy lãi còn được bao nhiêu.

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Diễn giả quốc tế: VinFuture thúc đẩy tiến bộ khoa học công nghệ toàn cầu

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Với chủ đề “Vật liệu cho tương lai bền vững”, tọa đàm của Quỹ VinFuture với các nhà khoa học hàng đầu thế giới, mang tới góc nhìn sâu sắc về vật liệu bền vững.

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

SeABank ưu đãi lãi suất 0% cho khách mua căn hộ Newtown Diamond

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

SeABank triển khai chương trình cho vay mua nhà lãi suất 0% tại dự án NewTown Diamond với mức lãi suất cho vay 0% và ân hạn trả nợ gốc lên tới 36 tháng.

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Mù Cang Chải sẽ có thêm khu nghỉ dưỡng thương hiệu quốc tế

Bất động sản -  13 giờ

Công ty CP Mù Cang Chải Discovery vừa ký kết thỏa thuận để Radisson Hotel Group quản lý vận hành khu nghỉ dưỡng ở địa danh nổi tiếng với ruộng bậc thang.

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

SHB trong Top 10 có báo cáo thường niên tốt nhất ngành tài chính

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

SHB lần thứ tư được vinh danh trong Top 10 doanh nghiệp có báo cáo thường niên tốt nhất nhóm ngành tài chính, minh chứng cho những nỗ lực về phát triển bền vững.

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Hà Nội thống nhất xây 3 cầu mới qua sông Hồng

Tiêu điểm -  15 giờ

Hà Nội đã họp bàn triển khai đầu tư xây dựng một số cầu lớn qua sông Hồng bằng nguồn vốn công.

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Kiến tạo nền quản trị hiện đại: Nền móng vững chắc cho khát vọng vươn mình

Leader talk -  15 giờ

Xây dựng một nền quản trị quốc gia hiện đại, hiệu quả, linh hoạt chính là nền móng để hiện thực hóa khát vọng phát triển của Việt Nam.

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Bamboo Capital thắng lớn tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024

Nhịp cầu kinh doanh -  19 giờ

Bamboo Capital được vinh danh là doanh nghiệp có báo cáo thường niên và tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên tốt nhất tại cuộc bình chọn doanh nghiệp niêm yết 2024.