Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Dũng Phạm Thứ năm, 08/05/2025 - 15:46
Nghe audio
0:00

Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.

Trong bối cảnh Chính phủ đẩy mạnh giải ngân đầu tư công, nhiều doanh nghiệp xây dựng đầu ngành tại Việt Nam đã công bố tham gia những gói thầu lớn, quy mô lên tới hàng chục nghìn tỷ đồng.

Những gói thầu này mang lại giá trị đơn hàng tồn động (backlog) rất lớn cho các doanh nghiệp. Tuy nhiên, khi nhắc tới vấn đề lợi nhuận của các dự án này, hầu hết các doanh nghiệp trong ngành lại tỏ ra rất thận trọng.

Điều này có thể thấy rõ khi xem theo dõi các kế hoạch lợi nhuận được doanh nghiệp ngành xây dựng trình lên đại hội cổ đông năm nay.

Các nhà thầu xây dựng từ lớn đến tầm trung như Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon… không đặt kỳ vọng lớn vào lợi nhuận từ xây lắp. Thay vào đó, lãnh đạo các doanh nghiệp này cho biết, đa phần lợi nhuận đều sẽ đến từ lĩnh vực bất động sản.

Bất động sản: Cứu cánh cho tăng trưởng lợi nhuận

Tập đoàn Đạt Phương trải qua một năm 2024 đầy thử thách khi mảng bất động sản của Đạt Phương Hội An ghi nhận khoản lỗ 27,4 tỷ đồng do vướng mắc pháp lý liên quan đến tính tiền sử dụng đất tại dự án Cồn Tiến ở Quảng Nam.

Nhưng sang năm 2025, công ty kỳ vọng đảo ngược tình thế, với doanh thu bất động sản đạt 519 tỷ đồng và lợi nhuận 60 tỷ đồng.

“Chúng tôi đã cơ bản được duyệt định giá đất đợt đầu và đang đẩy nhanh các bước tiếp theo”, Chủ tịch HĐQT Tập đoàn Đạt Phương - ông Lương Minh Tuấn lạc quan chia sẻ.

Vinaconex - một trong những nhà thầu hạ tầng lớn nhất Việt Nam lại đặt bất động sản làm trung tâm của chiến lược gia tăng lợi nhuận năm 2025.

Kế toán trưởng Vinaconex Đặng Thanh Huấn ước tính mảng này sẽ đóng góp 70-75% trong tổng lợi nhuận 1.200 tỷ đồng năm nay.

Dự án Green Diamond 93 Láng Hạ, với 224 căn hộ thương mại, đã hạch toán gần 80% lợi nhuận và sẵn sàng ghi nhận phần còn lại trong năm nay.

Dự án Chợ Mơ - Bạch Mai, với 36.000m2 sàn văn phòng, là một điểm sáng khác. Phó tổng giám đốc Dương Văn Mậu tự tin: “Dự án có thể mang về lợi nhuận khoảng 200 tỷ đồng trong năm 2025, thậm chí đạt tới 400 tỷ đồng nếu toàn bộ các sàn còn lại được tiêu thụ”.

Ở phân khúc nghỉ dưỡng, dự án Cát Bà Amatina đang được đàm phán bán buôn một phần. Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Đông nhấn mạnh: “Kỳ vọng thì chắc chắn là phải có lãi, mà phải có lãi tương đối".

Dự án Capital One tại Kim Văn Kim Lũ, vừa khởi công tháng 4/2025, cũng mang lại sự linh hoạt với cơ cấu tách sổ theo sàn.

Nhìn xa hơn, các dự án khu đô thị như Hải Yên tại Móng Cái và khu công nghiệp Đông Anh hứa hẹn củng cố vị thế của Vinaconex, dù lợi nhuận từ các dự án này cần thêm thời gian để chín muồi.

Fecon - đơn vị có tiếng về khả năng thực thi các công trình ngầm tại Việt Nam, cũng không nằm ngoài xu hướng tìm kiếm lợi nhuận từ bất động sản.

Với mục tiêu lợi nhuận sau thuế 200 tỷ đồng trong năm 2025, công ty kỳ vọng 145 tỷ đồng đến từ bất động sản.

Dự án Square City tại Thái Nguyên là “ngôi sao” dẫn đầu, dự kiến mang về 504 tỷ đồng doanh thu và 132 tỷ đồng lợi nhuận.

Tổng giám đốc Fecon Invest, ông Muôn Văn Chiến khẳng định: “Giá bán sẽ được điều chỉnh theo thị trường để đảm bảo lợi nhuận cho công ty”. Sau khi hoàn thành, Square City có thể đem lại 450 tỷ đồng lợi nhuận.

Song song, dự án cụm công nghiệp Danh Thắng - Đoan Bái tại Bắc Giang, với quy mô 75ha, đã hoàn thiện các thủ tục pháp lý và sẵn sàng ghi nhận doanh thu từ cuối năm 2025.

Fecon còn đang tìm đối tác chuyển nhượng dự án Khu du lịch sinh thái Cao Bằng và phát triển khu đô thị 218 ha tại Hưng Yên, cho thấy tham vọng mở rộng trong phân khúc bất động sản dài hạn.

Sự tháo gỡ pháp lý, nhu cầu nhà ở và văn phòng tăng cao, cùng các dự án chiến lược đang mở ra cơ hội để Đạt Phương, Vinaconex và Fecon “hái quả ngọt” bù đắp cho phần lợi nhuận thiếu hụt từ các lĩnh vực cốt lõi.

Phối cảnh dự án Casamia Balanca của Đạt Phương ở Quảng Nam

Xây lắp: Tiềm năng nhưng lợi nhuận ngày càng mỏng

Trong khi bất động sản trở thành nguồn lợi nhuận chủ đạo, mảng xây lắp vẫn giữ giữ vai trò then chốt trong duy trì doanh thu và quy mô hoạt động của các doanh nghiệp ngành xây dựng.

Tuy nhiên, khi biên lợi nhuận ngày càng “teo tóp”, các lãnh đạo chia sẻ những đánh giá thận trọng, dù cơ hội từ đầu tư công vẫn rộng mở.

Đạt Phương vẫn duy trì vị thế mảng kinh doanh xây lắp cốt lõi trong bối cảnh đầu tư công tăng tốc. Với gần 80% doanh thu hợp nhất 4.755 tỷ đồng năm 2025 đến từ mảng này, công ty đã tích lũy backlog hơn 5.000 tỷ đồng, gấp 1,7 lần doanh thu xây lắp năm 2024.

Công ty đã ghi nhận 14 gói thầu trị giá 8.000 tỷ đồng năm 2023 và 7 gói thầu 2.100 tỷ đồng năm 2024. Chỉ trong quý I/2025, Đạt Phương tiếp tục ký hợp đồng mới trị giá 3.000-4.000 tỷ đồng, đảm bảo khối lượng công việc dồi dào.

Chủ tịch Lương Minh Tuấn nhận định: “Giai đoạn 2025-2030 là thời điểm vàng cho xây dựng hạ tầng”. Công ty đang chuẩn bị năng lực để tham gia các dự án lớn như đường sắt tốc độ cao Bắc – Nam.

Mặc dù vậy, ông Tuấn cũng không thừa nhận biên lợi nhuận của mảng xây dựng không còn cao như trước do cạnh tranh gay gắt.

Vinaconex cũng dựa vào xây lắp để đạt mục tiêu doanh thu 15.500 tỷ đồng trong năm 2025.

Năm 2024, công ty ký mới hợp đồng trị giá 11.600 tỷ đồng, bao gồm các dự án trọng điểm như cao tốc Bắc – Nam, cảng hàng không Long Thành và các công trình cầu, bệnh viện.

Tổng giám đốc Nguyễn Xuân Đông cho biết, các công trình hiện nay mà Vinaconex đang thực hiện cơ bản đều thu tiền tốt.

Tuy nhiên, ông cũng thẳng thắn về thực tế: “Nếu làm đúng nghề, mà sau quyết toán còn giữ được biên lợi nhuận ròng từ 3-5% là cực kỳ tốt rồi. Đó là mức lợi nhuận ‘tuyệt vời’ trong bối cảnh đầy thách thức hiện tại”.

Để đối phó với cạnh tranh và biến động giá vật liệu, Vinaconex ưu tiên các dự án có pháp lý rõ ràng, đảm bảo dòng tiền và kiểm soát tiến độ. Chính sự cẩn trọng này đã giúp công ty tránh lỗ trong năm 2023, dù ngành xây dựng đối mặt với nhiều khó khăn.

Với Fecon, xây lắp vẫn là trụ cột doanh thu dù quy mô nhỏ hơn. Công ty có sẵn backlog 2.500 tỷ đồng chuyển tiếp từ năm 2024, tập trung vào các dự án như Cảng Mỹ Thủy, khu công nghiệp Hà Khánh và nhà ga sân bay Long Thành.

Trong quý I/2025, Fecon ký thêm hợp đồng trị giá 1.300 tỷ đồng, đạt 20% kế hoạch năm.

“Trong bối cảnh thị trường xây dựng cạnh tranh khốc liệt, doanh nghiệp chỉ xác định mục tiêu có dự án để tồn tại qua giai đoạn khó khăn, thay vì mục tiêu lợi nhuận”, Chủ tịch Phạm Việt Khoa nhìn lại năm 2024.

Nhưng ông cũng lạc quan rằng thị trường sẽ phục hồi trong năm 2025, giúp Fecon đạt doanh thu 5.000 tỷ đồng, với mảng thi công đóng góp 55 tỷ đồng lợi nhuận.

Hầu hết các doanh nghiệp hạ tầng đều đối mặt với áp lực từ giá vật liệu tăng cao, đặc biệt là cát, đất và đá cùng sự cạnh tranh gay gắt từ các đối thủ trong ngành. Biên lợi nhuận mỏng buộc họ phải tinh chỉnh chiến lược, từ quản trị rủi ro đến thu hồi công nợ.

Cơ hội giữa tâm bão

Khi các lãnh đạo doanh nghiệp còn tỏ ra khá “dè dặt” với mảng xây dựng, báo cáo của công ty chứng khoán Vietcombank (VCBS) lại mang đến một góc nhìn tươi sáng hơn, đặc biệt với mảng phát triển hạ tầng.

Theo VCBS, lượng chuyển tiếp khối lượng giải ngân sang năm 2025 tương đối lớn. Với gần 550.000 tỷ đồng vốn đầu tư công được giải ngân trong năm 2024, giá trị giải ngân đã tăng trưởng rõ rệt, dù tỷ lệ hoàn thành kế hoạch còn thấp. Đây là tín hiệu cho thấy dòng vốn đang chảy mạnh, tạo cơ hội cho các nhà thầu.

VCBS cũng chỉ ra rằng các nút thắt về nguyên vật liệu đã được tháo gỡ đáng kể. Nghị quyết số 106, cho phép nhà thầu không cần giấy phép khai thác khoáng sản, đã giúp chuẩn hóa chi phí.

Việc điều chỉnh đơn giá vật liệu hàng tháng, thay vì hàng năm, cũng giúp các nhà thầu bám sát biến động thị trường.

Dù giá cát xây dựng tăng mạnh, giá thép và xi măng duy trì ở mức thấp đã hỗ trợ cải thiện biên lợi nhuận, đặc biệt trong các gói thầu bất động sản dân dụng. “Mặt bằng biên lợi nhuận gộp có xu hướng cải thiện”, VCBS nhận định.

Quan trọng hơn, tổ chức này ghi nhận xu hướng các doanh nghiệp xây dựng dân dụng ngày càng hiện diện nhiều trong các gói thầu hạ tầng. Dù yêu cầu chuyên môn cao và cạnh tranh khốc liệt, mảng hạ tầng vẫn là “miền đất hứa” với các dự án như cao tốc, cảng biển và đường sắt.

Xây dựng lãi mỏng, Vinaconex trông chờ 2 'gà đẻ trứng vàng'

Xây dựng lãi mỏng, Vinaconex trông chờ 2 'gà đẻ trứng vàng'

Doanh nghiệp -  2 tuần
Biên lợi nhuận gộp trong mảng xây dựng rất thấp do giá vật liệu leo thang, áp lực tiến độ và cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, Vinaconex đang trông chờ phần lớn lợi nhuận đến từ bất động sản và đầu tư tài chính.
Xây dựng lãi mỏng, Vinaconex trông chờ 2 'gà đẻ trứng vàng'

Xây dựng lãi mỏng, Vinaconex trông chờ 2 'gà đẻ trứng vàng'

Doanh nghiệp -  2 tuần
Biên lợi nhuận gộp trong mảng xây dựng rất thấp do giá vật liệu leo thang, áp lực tiến độ và cạnh tranh khốc liệt. Trong bối cảnh đó, Vinaconex đang trông chờ phần lớn lợi nhuận đến từ bất động sản và đầu tư tài chính.
Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?

Lối đi nào cho Việt Nam xây dựng trung tâm tài chính quốc tế?

Tài chính -  2 tuần

Theo ý kiến chuyên gia, Việt Nam nên có mô hình trung tâm tài chính kết hợp, không tách biệt hoàn toàn nhưng có khung pháp lý đặc thù, tập trung vào sử dụng ngoại tệ, luân chuyển lợi nhuận và bảo vệ nhà đầu tư.

Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng

Panasonic bàn giao phòng thí nghiệm giải pháp cho Đại học Xây dựng

Nhịp cầu kinh doanh -  3 tuần

Panasonic vừa chính thức bàn giao trung tâm thực hành giải pháp HVAC cùng hệ thống điều hòa, quạt thông gió... cho Trường Đại học Xây dựng Hà Nội (HUCE).

Doanh nghiệp vật liệu, xây dựng sẵn sàng 'vào sóng'

Doanh nghiệp vật liệu, xây dựng sẵn sàng 'vào sóng'

Doanh nghiệp -  2 tháng

Sau kết quả có phần chững lại năm vừa qua, doanh nghiệp xây dựng, đầu tư công được kỳ vọng sớm bứt phá trở lại, trở thành động lực dẫn dắt tăng trưởng năm 2025.

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

Doanh nghiệp -  5 giờ

Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.

Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE

Vinpearl sắp niêm yết gần 1,8 tỷ cổ phiếu trên HOSE

Doanh nghiệp -  19 giờ

Sở Giao dịch chứng khoán TP.HCM (HOSE) chính thức quyết định chấp thuận niêm yết đối với Công ty cổ phần Vinpearl (Mã CK: VPL). Theo đó, gần 1,8 tỷ cổ phiếu VPL sẽ chính thức giao dịch từ ngày 13/05/2025.

Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần

Quân bài tẩy giúp Hodeco tự tin tăng lãi gấp 6 lần

Doanh nghiệp -  1 ngày

Hodeco đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế 424 tỷ đồng năm 2025, tăng 633% so với thực hiện năm ngoái. Cơ sở nào để doanh nghiệp địa ốc này đặt mục tiêu “khủng”?

Vua Nệm muốn lên UPCOM, mục tiêu lãi gấp đôi 2024

Vua Nệm muốn lên UPCOM, mục tiêu lãi gấp đôi 2024

Doanh nghiệp -  1 ngày

Vua Nệm sau khi có lãi trở lại đã đặt mục tiêu lợi nhuận sau thuế năm 2025 tăng gấp đôi, đồng thời trở thành công ty đại chúng.

Lợi nhuận PVOIL lao dốc mạnh bất chấp doanh thu tăng

Lợi nhuận PVOIL lao dốc mạnh bất chấp doanh thu tăng

Doanh nghiệp -  1 ngày

Khi giá dầu thế giới giảm 9% so với cùng kỳ, lợi nhuận của PVOIL đã "bốc hơi" tới 90%.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  56 phút

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Nhà thầu xây dựng tìm 'phao cứu sinh' lợi nhuận từ bất động sản

Doanh nghiệp -  1 giờ

Tham gia những dự án hạ tầng quy mô hàng chục nghìn tỷ đồng nhưng Đạt Phương, Vinaconex hay Fecon đều không kỳ vọng lợi nhuận cao. Thay vào đó, đa phần lợi nhuận lại đến từ lĩnh vực bất động sản.

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

'Vỡ mộng' sang Mỹ, Nhựa An Phát đặt kế hoạch kinh doanh thấp nhất nhiều năm

Doanh nghiệp -  5 giờ

Xây dựng nhà máy mới để tăng cường xuất khẩu sang Mỹ, song An Phát Bioplastics nay phải thay đổi chiến lược đầu tư và tái cấu trúc nhiều mảng hoạt động.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  5 giờ

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

SeABank nhận giải ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững

SeABank nhận giải ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững

Nhịp cầu kinh doanh -  6 giờ

Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) vừa vinh dự nhận danh vị “Ngân hàng tiên phong trong đổi mới quản trị vì sự phát triển bền vững” tại lễ trao giải Vietnam ESG Awards lần thứ nhất. Giải thưởng ghi nhận những nỗ lực, sáng kiến và hiệu quả mang lại của SeABank trong thực thi các tiêu chí môi trường - xã hội - quản trị (ESG) và lan tỏa tinh thần trách nhiệm tới cộng đồng.

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Quy hoạch hạ tầng điểm sạc mở lối cho doanh nghiệp xe điện

Phát triển bền vững -  6 giờ

Quy hoạch hạ tầng sạc công cộng quyết định sự phát triển của doanh nghiệp xe điện, đồng thời mở ra thị trường rộng lớn và bền vững nếu hệ thống điểm sạc thuận tiện.

Giá vàng hôm nay 8/5: Tăng bất chấp

Giá vàng hôm nay 8/5: Tăng bất chấp

Vàng -  7 giờ

Giá vàng hôm nay 8/5 nhanh chóng tăng trở lại sau vài giờ "nao núng" trước tín hiệu phát ra từ Ngân hàng Trung ương Mỹ (Fed) đêm qua.