Trung Quốc tìm đến Việt Nam để tránh 'bão thương mại'
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang cân nhắc khả năng chuyển sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có chi phí thấp trước nỗi lo bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Sự đối đầu thương mại giữa hai nền kinh tế lớn nhất thế giới tiếp tục được dâng cao khi Mỹ chính thức xem xét áp thuế tới 25% đối với 200 tỷ USD hàng Trung Quốc.
Trên trang web chính thức của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR), đại diện thương mại Mỹ Robert Lighthizer mới đây cho biết nước này có khả năng tăng thuế từ 10% lên mức 25% đối với hàng nhập khẩu Trung Quốc có tổng giá trị 200 tỷ USD.
“Ngày 18/6 vừa qua, Tổng thống Mỹ Donald Trump đã chỉ đạo xác định đánh thuế 10% đối với 200 tỷ USD giá trị hàng hóa nhập khẩu từ Trung Quốc nhằm phản ứng lại với quyết định của Trung Quốc gây ảnh hưởng thêm đối với công nhân, nông dân và doanh nghiệp Mỹ. Tôi đã bắt đầu quá trình này vào ngày 10/7”, ông Robert Lighthizer cho biết.
“Tuần này, Tổng thống đã chỉ đạo tôi xem xét tăng mức thuế từ 10% lên mức 25%, áp dụng đối với các sản phẩm đã được đề xuất và công bố trước đó vào hôm 10/7”, thông cáo báo chí chỉ rõ.
Trước đó, chính quyền Donald Trump đã đưa ra lời đề nghị Trung Quốc ngừng thực hiện những hành động không công bằng, mở cửa thị trường và tham gia cạnh tranh thực sự. “Thật đáng tiếc, thay vì thay đổi những hành vi gây hại, Trung Quốc lại tiến hành đáp trả”, đại diện thương mại Mỹ nhấn mạnh.
Theo phía cơ quan thương mại Mỹ, việc tăng thuế đối với những hàng hóa bổ sung sẽ hỗ trợ chính quyền Mỹ trong việc khuyến khích Trung Quốc thay đổi những chính sách và hành vi có hại, áp dụng những chính sách giúp dẫn tới thị trường công bằng và thịnh vượng hơn.
“Mỹ đã hợp tác cùng các đối tác có cùng chí hướng để giải quyết các hành động thương mại không công bằng như bắt buộc chuyển giao công nghệ, trộm cắp tài sản trí tuệ và chúng tôi sẵn sàng tham gia với Trung Quốc trong các cuộc đàm phán để có thể giải quyết những vấn đề này”, ông Robert Lighthizer tiết lộ.
Trước đó theo thông tin từ Bloomberg, thời gian tham khảo ý kiến quần chúng về kế hoạch này dự kiến sẽ kết thúc vào 30/8. Việc đưa ra khả năng nâng mức thuế cho thấy sức ép từ Washington để đổi lấy những nhượng bộ từ Trung Quốc.
Trước đó hôm 11/7, phía Mỹ đã công bố danh sách sản phẩm có khả năng bị áp thuế 10% theo thông tin từ văn bản mã 3290-F8 (Billing Code 3290-F8) của Văn phòng Đại diện Thương mại Hoa Kỳ (USTR).
Hành động mới này của Mỹ tạo ra chuỗi áp thuế đối với nền kinh tế lớn thứ hai thế giới. Ngày 6/7 theo giờ Mỹ, quốc gia này đã chính thức áp thuế 25% đối với 34 tỷ USD giá trị hàng nhập khẩu từ Trung Quốc và dự kiến sẽ áp mức thuế tương tự với khoảng 16 tỷ USD vào 20/7.
Trong cuộc phỏng vấn với CNBC gần đây, ông Trump đe dọa sẽ áp thuế đối với 505 tỷ USD hàng nhập khẩu Trung Quốc nếu Bắc Kinh không đưa ra nhượng bộ thương mại. Nếu viễn cảnh này xảy ra, tất cả hàng hóa từ Trung Quốc vào Mỹ sẽ đều bị nâng thuế quan.
Các nhà sản xuất Trung Quốc đang cân nhắc khả năng chuyển sản xuất sang Việt Nam và các nước Đông Nam Á khác có chi phí thấp trước nỗi lo bị cuốn vào cuộc chiến tranh thương mại Mỹ - Trung.
Các thành viên của G20 trong cuộc họp mới đây đã kêu gọi tăng cường đối thoại, xoa dịu căng thẳng thương mại ngày càng leo thang và gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.