Quốc tế

G20 thúc giục đối thoại 'xóa tan' căng thẳng thương mại

Tuệ Ngân Thứ hai, 23/07/2018 - 11:13

Các thành viên của G20 trong cuộc họp mới đây đã kêu gọi tăng cường đối thoại, xoa dịu căng thẳng thương mại ngày càng leo thang và gây ảnh hưởng đến tăng trưởng kinh tế toàn cầu.

Căng thẳng thương mại và địa chính trị khiến G20 phải đưa ra các cảnh báo. Ảnh: TL TheLEADER

Cuộc họp của các bộ trưởng tài chính và ngân hàng trung ương từ 20 nền kinh tế hàng đầu thế giới (G20) mới đây đã kết thúc tại Buenos Aires, Argentina, đưa ra lời cảnh báo rằng "những căng thẳng thương mại và địa chính trị" sẽ đe dọa sự mở rộng của nền kinh tế, AFP đưa tin. 

Cuộc họp của G20 diễn ra trong bối cảnh chính sách bảo hộ của Tổng thống Mỹ Donald Trump gây ra sự tức giận từ các đồng minh truyền thống như Liên minh châu Âu (EU), Canada và Mexico cũng như tạo ra một loạt các biện pháp trả đũa.

Giữa thời điểm lo ngại ngày càng tăng về leo thang chiến tranh thương mại toàn cầu, G20 nhấn mạnh "sự cần thiết của đẩy mạnh đối thoại và hành động để giảm thiểu rủi ro và tăng cường sự tự tin", AFP dẫn lời.

Tuyên bố của G20 không đề cập đến nhân tố Mỹ, trung tâm tranh chấp thương mại với các quốc gia thành viên khác như Trung Quốc hay EU mà thể hiện nhiều sự quan tâm hơn đối với những căng thẳng thời gian gần đây, cao hơn mức độ được thể hiện vào tháng Ba.

Bộ trưởng Kinh tế Argentina Nicolas Dujovne cho rằng G20 không có khả năng phá vỡ những tranh chấp thương mại hiện có mà những điều này nên được giải quyết trực tiếp ở cấp chính phủ hoặc thông qua Tổ chức Thương mại Thế giới (WTO).

Trả lời báo giới, ông Dujovne nhấn mạnh: "Đây không phải là việc phủ nhận những khác biệt. Chúng tôi đang cố gắng nhấn mạnh sự đồng thuận bởi chúng tôi nhận ra tầm quan trọng của việc giữ gìn sự sống và hài hòa trong nhóm", AFP dẫn lời.

Trong cuộc khủng hoảng tài chính toàn cầu năm 2008, G20 đã đóng vai trò quan trọng trong việc ngăn cản những kết quả tồi tệ hơn xảy ra, cứu hàng triệu việc làm và "khi vào những thời điểm khó khăn, bạn sẽ thấy tầm quan trọng như thế nào", vị Bộ trưởng Kinh tế Argentina khẳng định.

Về phía Mỹ, Bộ trưởng Tài chính Steven Mnuchin nhắc lại tuyên bố nước Mỹ muốn việc trao đổi thương mại trở nên cân bằng hơn với các quốc gia khác.

Ông Mnuchin bác bỏ những tác động kinh tế của việc tăng thuế quan cũng như những hành động trả đũa, cho rằng những ảnh hưởng chỉ ở mức vi mô. "Ở quan điểm vĩ mô, chúng tôi chưa thấy bất kì điều gì quan trọng với nền kinh tế".

Mới đây nhất, trả lời phỏng vấn hãng tin CNBC, ông Donald Trump cho biết “đã sẵn sàng đi đến con số 500 tỷ USD”, gần bằng mức nhập khẩu 505 tỷ USD năm 2017 của Mỹ từ Trung Quốc.

Tính đến nay, cả Mỹ và Trung Quốc mới chỉ áp thuế mới đối với 34 tỷ USD giá trị hàng nhập từ đối phương dù trước đó có nhiều lời đe dọa được đưa ra.

Theo nhận định của CNBC, nếu con số 500 tỷ USD thật sự xảy ra, Trung Quốc sẽ không thể đi theo thương mại bởi mức nhập khẩu từ Mỹ vào quốc gia châu Á này thấp hơn rất nhiều. 

EU 'nắm tay' Nhật Bản đi ngược lại chiến tranh thương mại

EU 'nắm tay' Nhật Bản đi ngược lại chiến tranh thương mại

Quốc tế -  6 năm

Liên minh châu Âu mới đây đã bắt tay với Nhật Bản kí kết thỏa thuận thương mại lớn nhất khối này trong bối cảnh trật tự thương mại quốc tế đang bị lung lay.

Tesla 'chơi lớn' tại Trung Quốc giữa chiến tranh thương mại

Tesla 'chơi lớn' tại Trung Quốc giữa chiến tranh thương mại

Quốc tế -  6 năm

Tesla đã tạo ra sự thay đổi trong ngành công nghiệp ô tô và giờ, doanh nghiệp này sẽ tiếp tục thay đổi việc kinh doanh tại Trung Quốc với nhà máy đầu tiên tại Thượng Hải.

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Selex Motors đem giao thông xanh đến Đà Nẵng

Doanh nghiệp -  13 giờ

Selex Motors tin rằng, giải pháp "đổi pin như đổ xăng" sẽ thúc đẩy giao thông xanh tại Việt Nam, cũng như sự phổ cập của xe máy điện.

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Thách thức đưa ba luật liên quan đến bất động sản vào thực tiễn

Tiêu điểm -  13 giờ

Đẩy mạnh phổ biến và tập huấn các quy định mới về pháp luật đất đai, nhà ở và kinh doanh bất động sản là một yêu cầu cấp bách

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Coteccons tham vọng ‘Go Global’

Doanh nghiệp -  15 giờ

Chủ tịch Bolat Duisenov chia sẻ, đây là chiến lược của mang tên “follow the client" – theo chân khách hàng của Coteccons.

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Idico liên tục mở rộng quỹ đất khu công nghiệp

Doanh nghiệp -  17 giờ

Việc được phê duyệt thêm những dự án khu công nghiệp mới hoặc mở rộng được kỳ vọng giúp Idico có nền tảng thúc đẩy tăng trưởng trong trung và dài hạn.

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Chuyển nhầm tiền không lo khi đã có chuyên gia 'check var' ChatPay

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

ChatPay của TPBank cập nhật hàng loạt cải tiến mới, giao dịch nhanh – tiện lợi, rảnh tay hơn bao giờ hết và vẫn bảo mật tuyệt đối với tính năng “paste to pay”.

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

CEO Truedoc: Khởi nghiệp lĩnh vực y tế không thể có đường tắt

Doanh nghiệp -  18 giờ

Startup Truedoc sau khi sáp nhập cùng AiHealth đã nhận đầu tư từ quỹ TNB Aura và trở thành một "hiện tượng" của thị trường khởi nghiệp trong mùa đông gọi vốn.

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

CEO Đào Thế Vinh chia sẻ về thị trường thịt thế giới và 'khẩu vị' của Golden Gate

Phát triển bền vững -  19 giờ

"Nhu cầu nhập khẩu thịt của Việt Nam chắc chắn sẽ tăng trong năm 2025 khi thương mại thịt và các sản phẩm từ thịt trên thế giới được dự báo sẽ phục hồi sau 2 năm sụt giảm liên tiếp".