Nhịp cầu kinh doanh

Nestlé tiếp tục được vinh danh thương hiệu thực phẩm giá trị nhất thế giới

Phương Anh Thứ tư, 13/09/2023 - 10:42

Không chỉ là thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất thế giới, Nestlé còn xếp vị trí đứng đầu trong tốp 10 công ty thực phẩm có giá trị nhận thức về bền vững trên thế giới năm 2023.

Theo Báo cáo thường niên về ngành thực phẩm và đồ uống năm 2023 của Brand Finance (công ty toàn cầu về định giá thương hiệu), Nestlé tiếp tục là thương hiệu thực phẩm có giá trị nhất thế giới, với giá trị thương hiệu được định giá lên đến 22,4 tỷ USD.

Đồng thời, doanh nghiệp này cũng đứng vị trí số 1 về bền vững trong bảng xếp hạng 100 thương hiệu thực phẩm. Trong đó, giá trị nhận thức về tính bền vững của Nestlé được định giá lên đến 1,35 tỷ USD.

Theo báo cáo của Brand Finance, Nestlé được đánh giá là tập đoàn phát triển bền vững trên toàn cầu, nhờ thực hiện các cam kết về môi trường và trách nhiệm xã hội, thu mua có trách nhiệm, hỗ trợ phát triển thể chất và dinh dưỡng cho người tiêu dùng. Nestlé đã có nhiều bước tiến quan trọng về thực hiện các mục tiêu phát triển bền vững.

Cụ thể, Nestlé là doanh nghiệp đầu tiên trên thế giới minh bạch về giá trị dinh dưỡng của tất cả danh mục sản phẩm Nestlé trên toàn cầu, dựa trên Hệ thống tiêu chuẩn đánh giá sản phẩm tốt cho sức khỏe (Health Star Rating - HSR), nhằm đi đầu trong việc đem đến bữa ăn ngon và cân bằng dinh dưỡng cho người tiêu dùng.

Nestlé còn thực hiện theo đúng lộ trình như cam kết hướng đến mục tiêu phát thải ròng bằng 0 vào năm 2050 (net zero), đồng thời, công bố báo cáo tự nguyện về tác động và rủi ro liên quan đến biến đổi khí hậu. Điều này cho thấy sự minh bạch thông tin và cam kết nhất quán về các hành động chống biến đổi khí hậu.

Tập đoàn cũng thực hiện các sáng kiến bền vững ESG (môi trường, xã hội và quản trị), góp phần đem đến cơ hội phát triển nghề nghiệp cho giới trẻ trên toàn cầu, và nâng cao quyền năng của phụ nữ tại nơi làm việc và trong cộng đồng.

Trong lĩnh vực thực phẩm, biến đổi khí hậu đang ảnh hưởng ngày càng lớn, có thể nhận thấy từ nông trại đến các kệ hàng siêu thị. Hạn hán đang khiến tình trạng thiếu lương thực ở nhiều quốc gia ngày càng trầm trọng hơn.

Tuy nhiên, thực phẩm cũng có thể tác động đến biến đổi khí hậu. Hiện các hoạt động sản xuất nuôi trồng phục vụ cho nhu cầu lương thực thực phẩm của con người góp phần tạo ra gần 1/3 lượng khí thải nhà kính trên toàn cầu.

Vì vậy, với vai trò là tập đoàn thực phẩm hàng đầu thế giới, Nestlé đang nỗ lực thúc đẩy chuyển đổi sang hệ thống thực phẩm tái sinh thông qua hợp tác cùng người nông dân, nhà cung ứng, nhà bán lẻ và người dùng.

Tại Việt Nam, Nestlé đang hỗ trợ người nông dân, góp phần chuyển đổi sang nông nghiệp tái sinh trong canh tác cây cà phê tại Tây Nguyên.

Thông qua chương trình Nescafé Plan triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011 đến nay, Nestlé cùng người nông dân thực hiện nhiều sáng kiến góp phần cải thiện chất lượng hạt cà phê Việt, bảo tồn đất và đa dạng sinh học, giảm ảnh hưởng của biến đổi khí hậu, thúc đẩy đa dạng sinh học, và tăng thu nhập cho người nông dân.

Hướng tới việc thực hiện mục tiêu net zero, Nestlé tăng cường hợp tác với các bộ, đơn vị chuyên môn, đối tác doanh nghiệp, người nông dân, cùng thực hiện các sáng kiến để giảm phát thải trong toàn bộ chuỗi giá trị, từ khâu nguyên liệu đầu vào, sản xuất cho đến bao bì sản phẩm sau tiêu dùng.

Đối với nguyên liệu đầu vào, hiện hạt cà phê xanh tại Việt Nam được Nestlé thu mua có trách nhiệm thông qua Nescafé Plan. Chương trình này đã giúp người nông dân tiết kiệm 40 – 60% nước dùng cho tưới tiêu trong canh tác cà phê, giảm 20% lượng phân bón/ thuốc trừ sâu.

Từ năm 2015, 100% nhà máy của Nestlé Việt Nam đạt mục tiêu “Không chất thải rắn chôn lấp ra môi trường”. Riêng trong năm 2022, nhờ các sáng kiến tái sử dụng, tái chế và tuần hoàn nước, các nhà máy của Nestlé Việt Nam đã tiết kiệm hơn 240.000m3 nước trong sản xuất.

Toàn bộ bã cà phê được tái sử dụng làm nhiên liệu sinh khối cho lò hơi trong sản xuất cà phê, giúp giảm thiểu trung bình hơn 14.000 tấn CO2 phát thải, và tiết kiệm 54 tỷ đồng chi phí nhiên liệu mỗi năm.

Tính đến cuối năm 2022, gần 90% bao bì sản phẩm của Nestlé Việt Nam được thiết kế để có thể tái chế, tái sử dụng.

Nhờ các nỗ lực không ngừng nhằm đem đến các sản phẩm dinh dưỡng tốt cho sức khỏe của người dùng và xây dựng các hệ thống thực phẩm tái sinh bền vững, tại Việt Nam, Nestlé được bình chọn là doanh nghiệp bền vững nhất trong lĩnh vực sản xuất trong 2 năm liên tiếp (2021, 2022).

Kinh nghiệm giảm phát thải trong chuỗi giá trị của Nestlé

Kinh nghiệm giảm phát thải trong chuỗi giá trị của Nestlé

Phát triển bền vững -  1 năm
Để đạt được các bước tiến trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0, Nestlé tập trung vào thượng nguồn chuỗi giá trị, với hai cách tiếp cận chiến lược để giảm phát thải, bao gồm nông nghiệp tái sinh, và bảo tồn, tái tạo rừng.
Kinh nghiệm giảm phát thải trong chuỗi giá trị của Nestlé

Kinh nghiệm giảm phát thải trong chuỗi giá trị của Nestlé

Phát triển bền vững -  1 năm
Để đạt được các bước tiến trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0, Nestlé tập trung vào thượng nguồn chuỗi giá trị, với hai cách tiếp cận chiến lược để giảm phát thải, bao gồm nông nghiệp tái sinh, và bảo tồn, tái tạo rừng.
Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Biến đổi khí hậu đe dọa du lịch ven biển

Tiêu điểm -  1 năm

Vốn là xương sống đối với một số nền kinh tế, du lịch ven biển đang phải đối mặt với mối đe dọa tiềm tàng từ biến đổi khí hậu ngày càng gia tăng, như lũ lụt, nước biển dâng.

Sản xuất cà phê lâm nguy vì biến đổi khí hậu

Sản xuất cà phê lâm nguy vì biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Biến đổi khí hậu đe dọa sản xuất cà phê do diện tích đất để canh tác bị thu hẹp, và chất lượng cũng như sản lượng hạt cà phê sụt giảm.

Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu

Việt Nam có thể tốn thêm hơn 700 tỷ USD vì rủi ro biến đổi khí hậu

Phát triển bền vững -  1 năm

Tổng nhu cầu tài chính phát sinh thêm của Việt Nam để xử lý những thách thức liên quan đến biến đổi khí hậu và chuyển đổi xanh có thể lên đến khoảng 701 tỷ USD trong giai đoạn 2022 – 2040, theo ước tính của Ngân hàng Thế giới.

Chuỗi cà phê ngoại rời bỏ thị trường Việt Nam

Chuỗi cà phê ngoại rời bỏ thị trường Việt Nam

Tiêu điểm -  1 năm

Trải qua 2 năm đại dịch, ngành F&B đã có nhiều biến động khiến cho nhiều chuỗi cà phê ngoại gặp khó trong việc bám trụ thị trường Việt Nam.

ACB đẩy mạnh huy động vốn

ACB đẩy mạnh huy động vốn

Tài chính -  3 giờ

ACB vừa huy động thêm 15.000 tỷ đồng qua kênh trái phiếu trong bối cảnh ngân hàng được NHNN cấp thêm room tín dụng.

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

VietCredit cải thiện kinh doanh nhờ đẩy mạnh cho vay kỹ thuật số 

Tài chính -  3 giờ

Theo báo cáo tài chính quý III/2024, mặc dù VietCredit ghi nhận kết quả lỗ nhưng con số đã thu hẹp đáng kể so với quý trước đó và sáu tháng đầu năm nay.

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

PNE theo đuổi dự án điện gió tỷ đô tại Bình Định

Tiêu điểm -  3 giờ

Tập đoàn PNE đã chuẩn bị các điều kiện cần thiết để triển khai nhanh nhất khi được cấp chủ trương dự án điện gió ngoài khơi trị giá hàng tỷ USD.

'Nguyên lý Marketing' - Cẩm nang cho nhà quản trị

"Nguyên lý Marketing" - Cẩm nang cho nhà quản trị

Tủ sách quản trị -  4 giờ

"Nguyên lý Marketing" của Philip Kotler & Gary Armstrong là tài liệu không thể thiếu cho các nhà quản trị doanh nghiệp, cung cấp chiến lược toàn diện và thực tiễn để tối ưu hóa marketing.

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bảng giá đất mới ở TP. HCM tác động mạnh tới ai?

Bất động sản -  6 giờ

Bảng giá đất mới sẽ tác động mạnh đến những người có nhu cầu tách thửa, chuyển mục đích sử dụng, xin cấp sổ đỏ và có đất nằm trong khu quy hoạch treo.

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Quản trị nhân sự thời Gen Z

Tủ sách quản trị -  6 giờ

Cuốn "Quản trị nhân sự thời Gen Z" mang đến chiến lược hiệu quả giúp các doanh nghiệp hiểu rõ và quản lý thế hệ Gen Z, xây dựng đội ngũ nhân sự trẻ sáng tạo, gắn bó.

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Chuyển đổi số, chuyển đổi xanh: Cuộc chơi tốn kém ra sao?

Leader talk -  7 giờ

Chuyển đổi số và chuyển đổi xanh là lựa chọn chiến lược và ưu tiên hàng đầu của Việt Nam, mở ra các cơ hội mới nhưng cũng đòi hỏi mức chi phí khổng lồ.