Phát triển bền vững
Kinh nghiệm giảm phát thải trong chuỗi giá trị của Nestlé
Để đạt được các bước tiến trong thực hiện cam kết phát thải ròng bằng 0, Nestlé tập trung vào thượng nguồn chuỗi giá trị, với hai cách tiếp cận chiến lược để giảm phát thải, bao gồm nông nghiệp tái sinh, và bảo tồn, tái tạo rừng.
Ông Khuất Quang Hưng, Giám đốc Đối ngoại và truyền thông của Nestlé Việt Nam, cho biết, Tập đoàn Nestlé đặt mục tiêu phát thải ròng bằng 0 (net zero) vào năm 2050, với lộ trình giảm 20% phát thải vào năm 2025, 50% vào năm 2030.
Là công ty hàng đầu về thực phẩm, trong chuỗi cung ứng của Nestlé, phát thải từ hoạt động nông nghiệp chiếm hơn 2/3 tổng lượng phát thải khí nhà kính của tập đoàn. Điều này cho thấy, phần lớn lượng phát thải đến từ thượng nguồn chuỗi giá trị, tức từ khâu sản xuất nguồn nguyên liệu đầu vào cho sản xuất thực phẩm.
Vì vậy, để đạt được các bước tiến trong việc thực hiện cam kết net zero, ông Hưng cho biết Nestlé tập trung vào thượng nguồn chuỗi giá trị, với hai cách tiếp cận chiến lược để giảm phát thải, bao gồm thúc đẩy nông nghiệp tái sinh, và bảo tồn, tái tạo rừng.
Bên cạnh đó, công ty tiếp tục thực hiện các sáng kiến và chương trình giảm phát thải trong sản xuất và trong vận tải hàng hóa.
Thông tin này được đại diện Nestlé Việt Nam cho biết tại tọa đàm “Doanh nghiệp và mục tiêu net zero: Các giải pháp kinh tế tuần hoàn và cắt giảm phát thải carbon” do Hội đồng Doanh nghiệp vì sự phát triển bền vững (VBCSD-VCCI) tổ chức mới đây.

Tại tọa đàm, ông Hưng cho biết thêm mô hình nông nghiệp tái sinh của Nestlé tập trung vào việc phục hồi đa dạng sinh học, cải thiện chất lượng đất trồng, bảo tồn nguồn nước.
Cùng với đó, kết hợp các phương pháp trồng xen canh đa dạng, và tích hợp với chăn nuôi, và tạo cảnh quan bền vững.
Trong lĩnh vực cà phê, mô hình này đang được Nestlé triển khai thông qua chương trình Nescafé Plan, hướng đến giảm phát thải nhà kính, tăng thu nhập của người nông dân, và đóng góp cho cộng đồng.
Tại Việt Nam, phương thức nông nghiệp tái sinh trong khuôn khổ Nescafé Plan đã được triển khai tại các tỉnh Tây Nguyên từ năm 2011.
Nestlé đặt mục tiêu đến năm 2025, 100% hạt cà phê cung ứng cho tập đoàn được canh tác có trách nhiệm, 20% hạt cà phê được thu hoạch từ các nông trại canh tác theo mô hình nông nghiệp tái sinh; và đến năm 2030, tỷ lệ này đạt 50%, và đồng thời giảm phát thải 50% khí nhà kính (so với năm 2018). Việt Nam hiện là một trong những nguồn cung cà phê xanh lớn nhất cho tập đoàn Nestlé.
Từ năm 2011 đến nay, dự án Nescafé Plan đã hỗ trợ 16.000 hộ canh tác cà phê bền vững theo tiêu chuẩn, giúp các nông hộ giảm 40 – 60% lượng nước tưới, giảm 20% lượng phân bón hóa học.
Nestlé Việt Nam cũng đang phối hợp với đối tác xây dựng và phát triển công cụ đo lường và kiểm soát phát thải khí nhà kính cho người nông dân trong canh tác cà phê.

Nhằm bảo tồn và tái tạo rừng, Nestlé tập trung vào ba nỗ lực chính, bao gồm nguồn cung không gây mất rừng, bảo tồn và tái tạo rừng, và cảnh quan bền vững. Theo đó, Nestlé nỗ lực thẩm định/ đánh giá tình trạng và tính hợp pháp của các nông trại, trao giấy chứng nhận, và giám sát để ngăn ngừa tình trạng phá rừng trong chuỗi cung ứng.
Tập đoàn Nestlé đặt mục tiêu trồng 200 triệu cây trên toàn cầu đến năm 2030, nhằm góp phần phục hồi rừng và hệ sinh thái tự nhiên, đồng thời đảm bảo lợi ích của cộng đồng địa phương.
Tại Việt Nam, trong tháng 6/2023, Nestlé khởi động dự án “Canh tác cà phê bền vững theo mô hình nông lâm kết hợp” tại các tỉnh Tây Nguyên, hướng đến mục tiêu trồng hơn 2,3 triệu cây đến năm 2027.
Dự án vừa giúp tạo thêm thu nhập cho người nông dân, vừa hỗ trợ cải thiện các điều kiện canh tác cây cà phê, dự kiến hấp thu và lưu trữ hơn 480.000 tấn CO2.
Bên cạnh nỗ lực giảm phát thải ở thượng nguồn chuỗi giá trị, Nestlé áp dụng nhiều sáng kiến để giảm phát thải trong hoạt động thiết kế và sản xuất. Nestlé đặt mục tiêu trên 95% bao bì nhựa của tập đoàn được thiết kế để tái chế đến năm 2025, với tham vọng hướng đến 100% bao bì có thể tái chế và tái sử dụng.
Đối với hoạt động sản xuất, từ năm 2015, tất cả nhà máy Nestlé Việt Nam đã đạt mục tiêu không rác thải chôn lấp ra môi trường, nhờ áp dụng nhiều giải pháp và mô hình kinh tế tuần hoàn.
Trong đó, hiện chất thải từ sản xuất (nước thải, khí thải, chất thải rắn) đều được xử lý, tái chế và tái sử dụng. Trung bình 60 – 65% tổng lượng nước thải/ năm tại nhà máy sản xuất cà phê đã được tái sử dụng.
Ngoài ra, 100% bã cà phê sau sản xuất được dùng làm năng lượng sinh khối. Cát thải trong lò hơi được cung cấp cho nhà sản xuất gạch tại địa phương để làm nguyên liêu sản xuất gạch không nung.
Nestlé tăng cường hợp tác thúc đẩy nông nghiệp tái sinh và phát thải thấp
CEO TH true MILK: Cần thúc đẩy các chính sách khuyến khích “Net Zero’ tại doanh nghiệp
“Để các doanh nghiệp tiếp nối trên hành trình “Net Zero”, đòn bẩy từ chính sách là yếu tố rất quan trọng, vừa là cơ sở pháp lý để doanh nghiệp có căn cứ và các tiêu chuẩn cho mọi hành động cụ thể”, ông Arghya Mandal - Tổng Giám đốc Công ty Cổ phần sữa TH phát biểu tại tại hội thảo “Net Zero - Chuyển dịch Xanh: Cơ hội người dẫn đầu”, sáng 27/6 tại Hà Nội.
‘Net zero’ không phải là ‘cuộc chơi xa xỉ’
Chi phí để thực hiện chuyển đổi xanh không rẻ nhưng không thể bằng với những lợi ích đem lại cũng như những “chi phí cho việc không thực hiện chuyển đổi xanh”.
Chi phí chuyển dịch ‘net zero’ chỉ bằng 1/5 lợi ích mang lại
Những nỗ lực toàn cầu nhằm đạt được phát thải ròng khí nhà kính bằng 0 có thể mang lại lợi ích kinh tế và xã hội đáng kể. Đối với khu vực châu Á đang phát triển, những lợi ích này có thể cao gấp năm lần chi phí của việc giảm thiểu tác động biến đổi khí hậu.
UNDP: 6 ưu tiên hành động trong lộ trình Việt Nam tới 'net zero'
Theo đại diện UNDP, để đạt được mục tiêu đầy tham vọng là đưa mức phát thải ròng về 0 - net zero, Việt Nam cần một chiến lược tài chính khí hậu sáng tạo, chuyên dụng, để tạo điều kiện cho các dòng tài chính xanh từ tất cả nguồn đầu tư và phát triển.
Liên minh thúc đẩy doanh nghiệp Việt xây dựng chiến lược ESG chuẩn quốc tế
Hợp tác giữa EY và Diễn đàn quản trị cấp cao Việt Nam – Singapore sẽ giúp doanh nghiệp Việt nâng cao năng lực ESG và kiến tạo mô hình kinh doanh bền vững.
Tiên phong mở lối đi mới trong du lịch hang động
Giữa Cẩm Phả, Quảng Ninh, hang Ngọc Rồng đang cho thấy sự đổi mới trong cách tiếp cận, khai thác cảnh quan tự nhiên. Một sản phẩm du lịch có cách thức tiếp cận hài hòa giữa bảo tồn, phát triển kinh tế và lợi ích cộng đồng, đang vun đắp cho con đường du lịch bền vững.
Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Dòng vốn tỷ đô đang xô bờ biển Vũng Tàu
Bà Rịa - Vũng Tàu đang trở thành điểm đến mới của dòng vốn địa ốc phía Bắc. Hưởng lợi từ hạ tầng kết nối, quỹ đất rộng và sức bật du lịch, địa phương này thu hút loạt “ông lớn” như BRG, Sun Group, Gold Coast Holdings... trong cuộc đổ bộ chiến lược vào thị trường phía Nam.
Cọng rau, mảnh vải ở chợ 'lên đời' hóa đơn điện tử
Yêu cầu về hóa đơn điện tử đặt ra thách thức mới với các tiểu thương truyền thống, khi không chỉ thay đổi về tư duy kinh doanh, lẫn hệ thống công nghệ bán hàng.
Bà Nguyễn Đức Thạch Diễm tiếp tục rút khỏi HĐQT Sacombank
Khoảng 1 tháng sau khi từ nhiệm vị trí tổng giám đốc Sacombank, bà Nguyễn Đức Thạch Diễm vừa tiếp tục rút khỏi HĐQT ngân hàng này.
Vietjet đặt hàng 100 máy bay A320/A321neo mới
Vietjet và hãng sản xuất máy bay Airbus ngày 17/6, tại Paris, đã công bố đơn đặt hàng lớn, gồm 100 máy bay và 50 quyền chọn mua A321neo mới.
Đón sóng đầu tư khoáng sản hiếm giữa căng thẳng địa chính trị toàn cầu
Căng thẳng địa chính trị liên tục tạo ra những khoảng trống nguồn cung khoáng sản chưa từng có, tạo cơ hội cho một số doanh nghiệp khai khoáng bứt phá.
Chuyển mình đón khách, doanh nghiệp du lịch sẵn sàng cho cuộc bứt phá mới
Các doanh nghiệp du lịch đã và đang chuẩn bị cho một cuộc bứt phá mới, kỳ vọng tăng sức hấp dẫn cho Việt Nam trên bản đồ thế giới.
Royal Symphony: Đêm nhạc tri ân của Danko Group dành cho cư dân
Đêm nhạc Danko Concert "Royal Symphony – Dạ khúc hoàng gia" diễn ra tối 14/6 tại khu đô thị Danko City, TP. Thái Nguyên đã đưa khán giả bước vào một thế giới âm nhạc lung linh, đầy sắc màu và ngập tràn cảm xúc.