Tài chính
Cơ hội từ những đợt IPO mới trên thị trường chứng khoán
Công ty Chứng khoán Bản Việt dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt mốc 1.700 điểm vào cuối năm 2022, và có thể lên đến 1.900 điểm vào năm 2023
Trong báo cáo cập nhật triển vọng mới đây, Công ty Chứng Khoán Bản Việt (VCSC) đánh giá thị trường chứng khoán Việt Nam năm 2022 vẫn tiếp tục tăng trưởng nhờ
Những yếu tố vĩ mô thuận lợi có thể nâng đỡ thị trường như đà phục hồi tính di động trên toàn cầu giúp tăng tốc phục hồi trong du lịch trong nước. Vốn FDI đăng ký mới là chất xúc tác chính cho quá trình công nghiệp hoá và đô thị hoá, góp phần thúc đẩy sự phục hồi của nền kinh tế.
Gói kích thích kinh tế năm 2022 - 2023 phù hợp với mục tiêu và tốc độ giải ngân nhanh và đầu tư cơ sở hạ tầng được đẩy mạnh, đặc biệt nếu được thúc đẩy với vốn đầu tư nước ngoài. Theo ước tính của Ngân hàng Thế giới và các tổ chức quốc tế khác đã xác định, cơ sở hạ tầng là điểm nghẽn chính trong sự phát triển của Việt Nam. Do đó, việc đẩy mạnh đầu tư công sẽ góp phần tháo gỡ những nút thắt để phát triển kinh tế.
Việc tăng cường những giải pháp giúp tăng tốc khả năng nâng hạng lên phân loại thị trường mới nổi cũng là động lực tăng trưởng lớn của thị trường chứng khoán. Tuy các đánh giá của MSCI và FTSE Russell trong năm 2021 hầu như không thay đổi so với năm 2020, song khuôn khổ được cung cấp bởi luật đầu tư mới và hệ thống giao dịch mới (KRX) sắp triển khai cũng mang lại hy vọng về các tiến triển tích cực.
Bên cạnh đó, cơ hội đầu tư năm 2022 được kỳ vọng đến từ những đợt IPO quy mô đáng kể với mức giá hợp lý, cải thiện độ rộng và chiều sâu của thị trường. Hiện tại, cơ hội đầu tư cho các vị thế lớn trong các cổ phiếu đơn lẻ vẫn còn hạn chế đối với các nhà đầu tư toàn cầu lớn.
Báo cáo của VCSC dự báo chỉ số VN-Index có thể đạt mốc 1.700 điểm vào cuối năm 2022, và có thể lên đến 1.900 điểm vào năm 2023. VCSC ước tính, P/E trượt theo chỉ số VN-Index mục tiêu năm 2022 là 15,9 lần, phù hợp với mức trung bình kể từ cuối năm 2014 là 15,7 lần và P/E dự phóng 12 tháng tương ứng thấp nhẹ so với mức trung bình là 14,2 lần.
Ở chiều ngược lại, những rủi ro của thị trường có thể đến từ cuộc khủng hoảng y tế kéo dài dẫn đến gián đoạn sản xuất, thương mại và FDI; lạm phát và lãi suất trong nước cao hơn dự kiến, gây áp lực lên định giá và sự tham gia của NĐT cá nhân và các điều kiện thắt chặt hơn trên thị trường toàn cầu làm hạn chế các lựa chọn tìm kiếm nguồn vốn từ nước ngoài của các công ty Việt Nam.
Những căng thẳng địa chính trị leo thang giữa Mỹ và Trung Quốc ảnh hưởng đến hoạt động thương mại của Việt Nam và các chính sách không thuận lợi như dự kiến cũng sẽ là yếu tố tác động tiêu cực đến thị trường chứng khoán.
Với các nhóm ngành triển vọng, VCSC nhận định các nhóm cổ phiếu ngân hàng và ngành tiêu dùng thiết yếu với những tiềm năng tăng trưởng trong dài hạn.
Cụ thể, các ngân hàng sẽ là một nhân tố quan trọng trong diễn biến của chỉ số chung. Mặc dù nhóm cổ phiếu ngân hàng (chiếm hơn 30% chỉ số) có diễn biến kém tích cực trong 6 tháng cuối năm 2021 do làn sóng dịch Covid-19 thứ tư làm gia tăng các bất ổn về chất lượng tài sản và lợi nhuận, song VCSC vẫn tin rằng các ngân hàng có thể tiếp tục ghi nhận tăng trưởng tín dụng mạnh mẽ và xử lý các vấn đề liên quan đến dịch COVID-19. Nhóm phân tích dự báo lợi nhuận của nhóm ngân hàng sẽ tăng trưởng 31% trong năm 2022, từ đó hỗ trợ tích cực cho giá cổ phiếu.
Tương tự như ngân hàng, ngành tiêu dùng cũng có những diễn biến kém tích cực so với thị trường chung trong năm 2021 do tác động tiêu cực của thị trường lao động đến thu nhập hộ gia đình, qua đó đã làm giảm sức tiêu dùng. Tuy nhiên, VCSC cho rằng việc tái mở cửa và phục hồi nền kinh tế sẽ tác động tích cực đến thị trường lao động và thu nhập hộ gia đình, cải thiện triển vọng tiêu dùng giai đoạn 2022-2023.
Làn sóng IPO 'tài sản vàng' của các tập đoàn lớn
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
VPBank lộ diện 'lá bài tẩy' trong tham vọng trở thành tập đoàn tài chính
Tổng giám đốc của VPBank Nguyễn Đức Vinh nhìn nhận, hiệu quả của mô hình tập đoàn tài chính nằm ở khả năng tận dụng được sức mạnh cộng hưởng của cả hệ thống.
MSB ôm mộng lớn, đổi hướng mua công ty chứng khoán
MSB công bố kế hoạch quay lại lĩnh vực chứng khoán được xem là bước đi chiến lược nhằm hoàn thiện hệ sinh thái tài chính, mở rộng thị trường vốn trong dài hạn.
Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng
Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Chính phủ 'mở cửa' cho vay ngang hàng, CEO Tima nói gì?
Nghị định 94 ra đời bước đầu tạo hành lang pháp lý cho vay ngang hàng, đồng thời mở ra một kỷ nguyên mới đầy hứa hẹn cho lĩnh vực tài chính số.
Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương
Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.
Khoảnh khắc hai Đoàn tàu Thống Nhất gặp nhau tại Đà Nẵng
Người dân và du khách vỡ òa hạnh phúc khi hai chuyến tàu từ miền Bắc thân thương và miền Nam ruột thịt gặp nhau tại khúc ruột miền Trung trong ngày vui lớn của toàn dân tộc.
Không khí lễ hội sôi động từ đỉnh Fansipan đến đảo Phú Quốc
Các thiên đường du lịch trên khắp dải đất hình chữ S đều rợp cờ đỏ sao vàng, rộng ràng không khí lễ hội sôi động, đưa du khách hòa mình vào ngày hội lớn của dân tộc.
Đoàn tàu Thống Nhất đặc biệt kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào trưa 30/4 trong thời khắc kỷ niệm 50 năm thống nhất đất nước.
Từ thống nhất đến thịnh vượng: Hành trình 50 năm và khát vọng tương lai
Để hiện thực hoá khát vọng xây dựng nước Việt Nam “hơn mười ngày nay”, Tổng Bí thư Tô Lâm nhấn mạnh phải giải phóng toàn bộ sức sản xuất, khơi thông mọi nguồn lực và phát huy mọi tiềm năng.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.