Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Dũng Phạm Chủ nhật, 27/04/2025 - 15:07
Nghe audio
0:00

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái tự tin duy trì vị thế "Big 5" của MB. Ảnh: Phạm Dũng

Đại hội đồng cổ đông thường niên 2025 của Ngân hàng TMCP Quân đội (MB) đã trở thành nơi Chủ tịch HĐQT Lưu Trung Thái và Tổng giám đốc Phạm Như Ánh vẽ lên bức tranh chiến lược kinh doanh đầy tham vọng của một trong những nhà băng hàng đầu khối ngân hàng thương mại cổ phần.

Với sự tham dự và lắng nghe của gần 4.400 cổ đông, MB không chỉ ghi dấu ấn với quy mô hội nghị lớn nhất ngành ngân hàng năm nay mà còn khẳng định tầm vóc của một định chế tài chính lớn, hướng tới mục tiêu cán mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029 và tiếp tục duy trì vững chắc vị thế trong nhóm Big 5 ngân hàng lớn nhất tại Việt Nam.

Tiếp tục chiến lược tăng trưởng bền vững

“Mục tiêu của chúng tôi là duy trì vị thế trong nhóm Big 5 ngân hàng tại Việt Nam, đồng thời tối ưu chi phí vốn và giữ vững vị thế dẫn đầu về tỷ lệ CASA,” Chủ tịch Lưu Trung Thái tự tin phát biểu tại đại hội.

Theo đó, Hội đồng quản trị trình bày kế hoạch kinh doanh năm 2025 với mục tiêu lợi nhuận trước thuế hợp nhất đạt hơn 31.700 tỷ đồng, tăng 10% so với năm ngoái.

Sau khi vượt mốc 1,1 triệu tỷ đồng trong năm ngoái, MB tiếp tục hướng tới mục tiêu tăng trưởng tổng tài sản 21,2%, đạt gần 1,37 triệu tỷ đồng trong năm nay.

Trong khi đó, huy động vốn và tín dụng dự kiến tăng lần lượt 23,3% và 23,7%, tùy thuộc vào hạn mức được Ngân hàng Nhà nước cấp.

MB đặt mục tiêu kiểm soát tỷ lệ nợ xấu dưới 1,7%, duy trì tỷ lệ an toàn vốn (CAR) theo Basel II tối thiểu 9%, cùng các chỉ số hiệu quả hàng đầu ngành như ROE 20–22%, ROA khoảng 2% và CIR dưới 30%.

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

Tham vọng này được hậu thuẫn bởi sức mạnh công nghệ số, với khoản đầu tư hơn 100 triệu USD mỗi năm và đội ngũ 2.500 nhân sự trong lĩnh vực công nghệ, dữ liệu và chuyển đổi số.

Hai nền tảng số App MBBank và BIZ MBBank được xem là “vũ khí chiến lược” giúp MB tiếp cận rộng rãi khách hàng bán lẻ, từ cá nhân, doanh nghiệp siêu nhỏ đến các hộ kinh doanh ở vùng sâu vùng xa.

“MB duy trì tỷ lệ CASA ở mức 39–40%, nhờ lợi thế công nghệ và lượng khách hàng lớn. Chúng tôi đang phát triển các giải pháp sản phẩm cạnh tranh, hướng tới mục tiêu 40 triệu khách hàng trong vài năm tới,” Tổng giám đốc Phạm Như Ánh cho biết.

Ông cũng nhấn mạnh việc ứng dụng AI để tăng cường bảo mật, phát hiện phần mềm gián điệp và ngăn chặn giao dịch bất thường, đảm bảo trải nghiệm an toàn cho khách hàng.

Đại hội đồng cổ đông của MB thu hút sự tham gia kỷ lục từ các nhà đầu tư. Ảnh: Phạm Dũng

Gia tăng, củng cố nội lực về vốn

Để hỗ trợ mục tiêu tăng trưởng, MB dự kiến tăng vốn điều lệ từ hơn 61.000 tỷ đồng lên gần 81.370 tỷ đồng, tương ứng mức tăng 33,3%, thông qua phát hành gần hai tỷ cổ phiếu trả cổ tức theo tỷ lệ 32% và chào bán riêng lẻ 62 triệu cổ phiếu.

Nguồn vốn thu được sẽ dùng 7,7 nghìn tỷ đồng để đầu tư cơ sở hạ tầng như trụ sở tại phía Nam và miền Trung và 12,6 nghìn tỷ đồng bổ sung vốn hoạt động cho các mô hình kinh doanh mới.

Về chính sách cổ tức, MB đề xuất tỷ lệ 35%, gồm 3% bằng tiền mặt và 32% bằng cổ phiếu.

“Việc tăng vốn bằng cổ tức là lựa chọn chiến lược nhằm gia tăng năng lực tài chính và phục vụ các phân khúc khách hàng đa dạng”, ông Thái giải thích, đồng thời lưu ý rằng quá trình tăng vốn có thể kéo dài từ hai tháng trở lên, tùy thuộc vào phê duyệt của cơ quan chức năng.

Một nội dung đáng chú ý khác là kế hoạch mua lại 100 triệu cổ phiếu quỹ, tương đương 1,6% vốn điều lệ, nhằm “bảo vệ lợi ích cổ đông và giá trị doanh nghiệp trước biến động thị trường chứng khoán.” Phương thức thực hiện sẽ là khớp lệnh, dự kiến trong năm 2025 hoặc 2026, với nguồn vốn từ thặng dư vốn cổ phần.

“Việc mua lại cổ phiếu quỹ là công cụ hỗ trợ thị trường, giúp ổn định thanh khoản và tạo niềm tin cho nhà đầu tư, đặc biệt trong bối cảnh nhiều biến động như khi Mỹ công bố chính sách thuế quan. Chúng tôi đã thực hiện thành công trong quá khứ và tin rằng đây là biện pháp không ảnh hưởng lớn đến hệ số an toàn vốn”, ông Thái cho biết.

Bên cạnh đó, MB cũng công bố kế hoạch góp vốn tối đa 5.000 tỷ đồng vào MBV, với mục tiêu đưa MBV có lãi trong năm 2025.

Ông Vũ Thành Trung, Chủ tịch MBV, chia sẻ: “MB sẽ hỗ trợ MBV mạnh mẽ về công nghệ và giải pháp kinh doanh. Với quy mô nhỏ, MBV sẽ tập trung chăm sóc khách hàng hiện hữu để đạt doanh số như kỳ vọng.”

MBV có thể chuyển đổi thành ngân hàng liên doanh, ngân hàng 100% vốn nước ngoài hoặc sáp nhập vào MB, tùy theo phương án được phê duyệt.

Ngoài ra, MB lên kế hoạch thành lập ngân hàng con tại Lào thông qua chuyển đổi từ chi nhánh MB Lào và mở chi nhánh, văn phòng đại diện tại các thị trường tiềm năng như Hàn Quốc, Nhật Bản, Trung Quốc, Singapore và Đài Loan.

Kiểm soát rủi ro trong bối cảnh bất định

Trả lời câu hỏi về tác động của các yếu tố vĩ mô như thuế quan, ông Thái cho biết MB đã dự trù các kịch bản khó khăn trong kế hoạch 2025.

“Tăng trưởng tín dụng dự kiến 24–25%, doanh thu tăng 20–25% và lợi nhuận tăng 10%, kể cả trong bối cảnh áp lực nợ xấu gia tăng do doanh nghiệp xuất khẩu chịu tác động từ thuế quan,” ông Thái chia sẻ.

MB đánh giá dư nợ liên quan đến xuất khẩu sang Mỹ chỉ chiếm 0,6% tổng dư nợ, đồng thời cam kết đồng hành, hỗ trợ khách hàng gặp khó khăn.

Về kiểm soát nợ xấu, ông Thái nhấn mạnh: “Tỷ lệ nợ xấu của MB hiện ở mức 1,63%, thấp hơn mặt bằng chung của ngành là 2,8%. Chúng tôi chủ động ghi nhận rủi ro sớm và tăng chi phí dự phòng, với kế hoạch nâng tỷ lệ bao phủ nợ xấu lên trên 100% trong năm nay.”

Kế hoạch tăng vốn hóa từ 6 tỷ USD hiện nay lên 10 tỷ USD trong trung hạn, trước khi hướng tới mục tiêu 20 tỷ USD trong dài hạn như ông Thái chia sẻ, cho thấy sự tự tin nhưng cũng đầy thận trọng của đội ngũ lãnh đạo ngân hàng.

Dù vậy, “nếu duy trì tăng trưởng 20–23% mỗi năm và tạm dừng chia cổ tức trong ba năm, giá trị cổ phiếu MB hoàn toàn có thể tăng gấp đôi, thậm chí gấp ba,” ông Thái khẳng định, đồng thời gửi gắm thông điệp tới cổ đông rằng cần “bình tĩnh” trước những biến động bất định của kinh tế vĩ mô và nền kinh tế toàn cầu.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  1 ngày
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  1 ngày
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

'Người cũ' ở MB làm tân chủ tịch PGBank

Hồ sơ quản trị -  1 ngày

Tân chủ tịch PGBank có nhiều kinh nghiệm trong ngành tài chính ngân hàng, từng giữ nhiều vị trí cấp cao tại các tổ chức tài chính trong và ngoài nước.

Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS

Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS

Tài chính -  1 ngày

Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.

Techcombank dự chi hơn 7.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Techcombank dự chi hơn 7.000 tỷ đồng trả cổ tức tiền mặt

Tài chính -  2 ngày

Kết quả kinh doanh khả quan giúp Techcombank duy trì chính sách chi trả cổ tức bằng tiền mặt đều đặn.

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I

Tài chính -  22 giờ

Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025

Tài chính -  1 ngày

Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài

Tài chính -  1 ngày

Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.

Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS

Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS

Tài chính -  1 ngày

Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.

Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi

Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi

Tài chính -  1 ngày

Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Ngân hàng MB tung 'vũ khí chiến lược' chinh phục 40 triệu khách hàng

Tài chính -  9 phút

Điểm nhấn trong chiến lược dài hạn của MB là mục tiêu đạt 34–35 triệu khách hàng vào cuối năm 2025 và chạm mốc 40 triệu khách hàng vào năm 2029.

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu

Tủ sách quản trị -  2 giờ

Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động

Diễn đàn quản trị -  3 giờ

Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?

Tiêu điểm -  4 giờ

Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI

Tiêu điểm -  5 giờ

Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  5 giờ

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan

Tiêu điểm -  5 giờ

Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?

Đọc nhiều