Doanh nghiệp
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Bước chuyển giao ở Thế Giới Di Động
Năm 2025 được Thế Giới Di Động đặt mục tiêu doanh thu thuần kỷ lục 150.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 4.850 tỷ đồng, tăng lần lượt 12% và 30% so với năm 2024.
Với kết quả kinh doanh quý đầu năm đầy khởi sắc, doanh nghiệp đã hoàn thành 24% kế hoạch doanh thu và 32% mục tiêu lợi nhuận cả năm, cho thấy một sự tự tin lớn vào khả năng hoàn thành những mục tiêu đầy tham vọng.
Một trong những điểm đáng chú ý của đại hội cổ đông năm nay là sự chuyển giao trong cơ cấu HĐQT, với việc ông Nguyễn Đức Tài đã chuyển sang vai trò chủ tịch HĐQT không điều hành.
Thay vào đó, ông Vũ Đăng Linh đã được bổ nhiệm làm tổng giám đốc, trực tiếp điều hành hoạt động của tập đoàn. Sự chuyển giao này đã phần nào đánh dấu một bước ngoặt mới trong lịch sử phát triển của Thế Giới Di Động.
Tuy không còn trực tiếp "cầm súng ra trận", ông Tài khẳng định vẫn sẽ tiếp tục gắn bó và hỗ trợ đội ngũ lãnh đạo mới, truyền lại tinh thần chiến đấu và kinh nghiệm dày dặn của mình.
"Tôi ngồi đây cơ bản giữ lại tinh thần chiến đấu cho đội ngũ, trên tinh thần dẫn dắt để nhân sự làm tốt hơn, có tinh thần tốt hơn", ông Tài chia sẻ. "Những bạn ở đây làm tốt hơn tôi rất nhiều, tôi không còn có năng lực để làm bán hàng, nhưng có năng lực theo kiểu ngồi nâng đỡ tinh thần các bạn, cho các bạn có chỗ dựa, đó là chìa khóa để công ty phát triển".
Theo ông Tài, động lực tăng trưởng chính của Thế Giới Di Động trong năm 2025 vẫn đến từ chuỗi điện thoại, điện máy và đặc biệt là Bách Hóa Xanh.
Bách Hóa Xanh sau nhiều năm thử và sai đã đạt điểm hòa vốn, cũng như trên đà mở rộng mạnh mẽ ra miền Trung, với mục tiêu đạt doanh thu 10 tỷ USD vào năm 2030.
Trong khi đó, chuỗi Erablue tại Indonesia cũng gặt hái những thành công bước đầu và hướng tới mục tiêu trở thành nhà bán lẻ điện máy lớn nhất tại thị trường tỷ dân.
Ngoài ra, người đứng đầu Thế Giới Di Động còn úp mở về "quân bài tẩy" trong chiến lược trung và dài hạn: "Có thể là một ngành hàng mới, cũng có thể là một chuỗi mới".
Với tham vọng trở thành tập đoàn bán lẻ hàng đầu Đông Nam Á, không loại trừ khả năng doanh nghiệp sẽ tiếp tục lấn sân sang những lĩnh vực mới đầy tiềm năng.

Không có mô hình nào mở rộng vô hạn
Trong gần hai thập kỷ, Thế Giới Di Động là minh chứng sống cho sự thần kỳ của thị trường bán lẻ Việt Nam. Từ một cửa hàng trên con phố Nguyễn Đình Chiểu, TP.HCM, doanh nghiệp này đã trở thành một "đế chế" với hàng ngàn điểm bán trên cả nước.
Mặc dù vẫn đang ở thế độc tôn, nhưng ông Tài đã thẳng thắn chỉ ra yếu điểm của Thế Giới Di Động ở giai đoạn trước: "Mô hình phát triển dựa trên cửa hàng sẽ có giới hạn, không thể mở mãi".
Lời khẳng định này không chỉ là một sự thừa nhận về quy luật tất yếu của ngành bán lẻ truyền thống, mà còn là một tín hiệu về sự chuyển mình sắp tới của Thế Giới Di Động.
Khi mô hình phủ sóng bằng số lượng cửa hàng đã lùi vào quá khứ, lãnh đạo Thế Giới Di Động tin rằng, đây là thời của "chất", thay vì "lượng". Minh chứng rõ ràng nhất cho sự thay đổi này là việc doanh nghiệp đã chủ động tái cấu trúc mạng lưới cửa hàng, mạnh tay đóng cửa gần 400 điểm bán hoạt động không hiệu quả.
Thoạt nhìn, động thái này có vẻ đi ngược với mô hình tăng trưởng thông thường, nhưng kết quả lại đang cho thấy sự hiệu quả. Bất chấp việc giảm lượng, doanh thu Thế Giới Di Động vẫn tăng trưởng gần 18% trong quý đầu năm 2025.
"Dựa vào quy mô sẵn có đẩy doanh thu đi lên. Mô hình phát triển này không có giới hạn", ông Tài tự tin khẳng định. "Đó là một trong những yếu tố giúp tăng trưởng thị phần. Khi đã đủ quy mô, ngoài mở rộng thị phần, chúng ta có năng lực tạo ra thị trường mới. Chúng ta có thể biến một ngành hàng nhỏ nhoi thành vĩ đại".
Thay vì cố gắng lấp đầy mọi ngóc ngách thị trường bằng những cửa hàng mới, Thế Giới Di Động lại tập trung vào việc tối ưu hóa hiệu quả từng điểm bán hiện có, tăng cường danh mục sản phẩm, nâng cao chất lượng dịch vụ và trải nghiệm khách hàng.
Thực tế, đây không phải là lần đầu tiên ông lớn này có những bước đi táo bạo trong việc mở rộng và thu hẹp. Sau những thử nghiệm không thành công ở thị trường nước ngoài như Bluetronics tại Campuchia, doanh nghiệp đã nhanh chóng "sửa sai" và tập trung nguồn lực vào thị trường Indonesia với liên doanh Erablue.
Câu chuyện về Erablue, từ một "tân binh" nay đã có lãi và đang trên đà đạt mục tiêu 500 cửa hàng vào năm 2027, cho thấy khả năng thích ứng và học hỏi nhanh chóng của Thế Giới Di Động trong việc chinh phục những thị trường mới.
Nghề tay trái hái ra tiền
Bên cạnh nghiệp vụ cốt lõi là bán lẻ, Thế Giới Di Động còn sở hữu một "nghề tay trái" đầy lợi nhuận là đầu tư tài chính.
Báo cáo quý I/2025 của doanh nghiệp đã hé lộ con số 637 tỷ đồng lãi tiền gửi và lãi đầu tư trái phiếu. Khoản thu nhập này đóng góp một phần không nhỏ vào kết quả kinh doanh, đồng thời cho thấy sự hiệu quả của Thế Giới Di Động với nghiệp vụ đầu tư.
Ba tháng đầu năm nay, Thế Giới Di Động nắm giữ một lượng tiền mặt, tiền gửi ngân hàng và đầu tư khác lên đến 35.048 tỷ đồng, chiếm gần một nửa quy mô tài sản. Trong đó, hơn 12.000 tỷ đồng đầu tư vào trái phiếu và các khoản đầu tư ngắn hạn khác.
Điều đáng chú ý là doanh nghiệp vẫn duy trì dư nợ vay 26.222 tỷ đồng, nhưng chi phí lãi vay lại thấp hơn đáng kể so với khoản lãi thu về từ đầu tư tài chính.
Trả lời cổ đông về "nghề tay trái", tân Tổng giám đốc Vũ Đăng Linh khẳng định: "Hoạt động cốt lõi của Thế Giới Di Động vẫn là bán lẻ. Với việc bán lẻ, chúng tôi có ưu thế về dòng tiền, công ty khai thác điều này để đầu tư tài chính. Phương châm khi đầu tư tài chính là thận trọng, gửi ngân hàng, hoặc giao dịch với các đối tác uy tín".
Dù chỉ là nghề tay trái, nhưng doanh nghiệp vẫn mang về hơn 300 tỷ đồng lợi nhuận (chênh lệch giữa lãi thu về và chi phí lãi vay). Con số này tương đương một phần ba lợi nhuận của cả năm 2024 và gần bằng mức lợi nhuận của cả năm 2023.
Thời gian gần đây, nghề tay trái của Thế Giới Di Động càng trở nên rõ ràng hơn khi vào cuối năm 2024, doanh nghiệp này đã hợp tác cùng VPBank triển khai mô hình "cây ATM" tại hàng ngàn cửa hàng trên toàn quốc.
Bên cạnh đó, doanh nghiệp còn ghi nhận hàng trăm tỷ đồng "chiết khấu thanh toán" mỗi năm vào doanh thu tài chính. Dù luôn khẳng định đây chỉ là nghề tay trái và hoạt động bán lẻ vẫn là ưu tiên hàng đầu, nhưng không thể phủ nhận việc đầu tư tài chính đang dần trở thành một "trụ cột" lợi nhuận quan trọng của đế chế này.
Thoát bẫy mở rộng, Thế Giới Di Động định hình lại chiến lược kinh doanh
Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững
Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.
Lợi nhuận Thế Giới Di Động tăng vọt
Thế Giới Di Động ghi nhận lợi nhuận sau thuế quý lII/2024 tăng 21 lần so với cùng kỳ và tăng hơn 37 lần so với 9 tháng đầu năm 2023.
'Gà đẻ trứng vàng' mới của Thế Giới Di Động
Chuỗi điện máy Erablue hiện đang dần hoàn thiện mô hình kinh doanh và được CEO Đoàn Văn Hiểu Em khẳng định có lãi liên tục trong 6 tháng gần đây.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.
Trước bão thuế quan, Viconship vẫn tăng vốn 'khủng', đẩy mạnh thâu tóm doanh nghiệp cảng biển
Cùng với việc thoái vốn khỏi các khoản đầu tư ngoài ngành và tiến hành thâu tóm cổ phần các doanh nghiệp logistics, Viconship đang dần hoàn thiện hệ sinh thái vận tải biển.
Chủ tịch Cen Land: 'Từ chỗ rất rụt rè, chúng tôi sẽ làm rất mạnh'
Sau một năm không đạt kỳ vọng, Cen Land đang chuyển mình từ môi giới thuần túy thành nhà phát triển bất động sản với tham vọng doanh thu, lợi nhuận tăng gấp nhiều lần trong năm 2025.
Novaland thắng kiện ở dự án 10.000 tỷ đồng
VIAC tuyên chấp nhận yêu cầu khởi kiện của công ty con thuộc Novaland, buộc Taekwang Vina tiếp tục thực hiện hợp đồng chuyển nhượng dự án Khu dân cư 7/5.
VinFast giao 36.330 ô tô điện toàn cầu trong quý I, tăng gần 300%
Ông Phạm Nhật Vượng, Chủ tịch Tập đoàn Vingroup và nhà sáng lập VinFast, đã giải ngân 10.000 tỷ đồng tính đến 31/3/2025 dưới dạng tài trợ không hoàn lại.
Ông Nguyễn Đức Tài thôi điều hành, Thế Giới Di Động sẽ ra sao?
Chủ tịch Thế Giới Di Động tin tưởng ban lãnh đạo mới, cùng chiến lược kinh doanh tập trung vào chất sẽ giúp doanh nghiệp tăng trưởng không giới hạn.
Tái hiện 2 Đoàn tàu Thống Nhất kết nối Nam - Bắc
Hai đoàn tàu xuất phát từ ga Hà Nội và ga Sài Gòn sẽ gặp nhau tại ga Đà Nẵng vào đúng ngày kỷ niệm 50 năm Giải phóng miền Nam, thống nhất đất nước.
Vốn đầu tư công giải ngân chậm chạp
Mặc dù đã hết bốn tháng đầu năm nhưng 24 bộ, cơ quan trung ương và địa phương giải ngân vốn đầu tư công ở mức dưới 5%, thậm chí còn chưa bắt đầu giải ngân vốn.
Cần mở rộng đối tượng áp ‘luồng xanh’ thủ tục đầu tư, kinh doanh
“Luồng xanh” là thủ tục đầu tư, kinh doanh đặc biệt theo phương thức hậu kiểm, được đánh giá là chìa khóa quan trọng tạo cơ chế bứt phá cho nền kinh tế.
Cơn bão 'kiệt sức' ăn mòn sự gắn bó của nhân tài với doanh nghiệp
Giữ chân người tài không phải là trò chơi của ngân sách mà là nghệ thuật lắng nghe và thấu hiểu người lao động, đặc biệt là khi họ đang dần kiệt sức.
LDG buộc hoàn tiền khách mua dự án Tân Thịnh, cựu chủ tịch lĩnh án
Công ty cho biết những khách hàng muốn nhận lại tiền đã thanh toán khi mua nhà tại Khu dân cư Tân Thịnh, LDG sẽ tiếp nhận yêu cầu và trả lại tiền.
Vinhomes lãi lớn quý I nhờ đâu?
Vinhomes đặt mục tiêu doanh thu năm nay đạt 180.000 tỷ đồng và lợi nhuận sau thuế 42.000 tỷ đồng.