Tài chính
IMF: Chính sách tài khóa nên đóng vai trò chủ đạo
IMF dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6% trong năm 2022, và 7,2% trong năm 2023.
Nhiều rủi ro tăng trưởng
Bà Era Dabla-Norris, Trưởng bộ phận tại Vụ châu Á và Thái Bình Dương của Quỹ Tiền tệ quốc tế (IMF) mới đây đánh giá, nhờ chiến dịch tiêm vaccine ấn tượng và các chính sách hỗ trợ tăng trưởng, nền kinh tế Việt Nam đang hồi phục sau làn sóng bùng phát dịch nghiêm trọng trong năm 2021.
Tuy nhiên, cho đến nay, sự phục hồi diễn ra không đồng đều. Khu vực dịch vụ vẫn đang hồi phục một cách chậm chạp, trong khi các rủi ro tài chính và bất bình đẳng dường như đã gia tăng.

Bà nhận định tiến trình phục hồi sẽ mạnh lên nhờ chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội được thông qua gần đây. Dự báo tăng trưởng GDP ở mức 6% trong năm 2022 và 7,2% trong năm 2023.
Cuộc xung đột ở Ukraine được đánh giá sẽ có tác động vừa phải đến tốc độ phục hồi và lạm phát. Cùng với đó, mặc dù giá cả hàng hoá nguyên liệu thô đang tăng lên, lạm phát cho đến nay vẫn được kiểm soát và được dự báo vẫn nằm dưới mục tiêu 4%.
Dù vậy, bà nhấn mạnh triển vọng trong thời gian tới có nhiều rủi ro đáng kể, trước mắt bao gồm sự gia tăng căng thẳng địa chính trị và suy giảm tăng trưởng ở Trung Quốc. Các rủi ro khác là sự thắt chặt các điều kiện tài chính toàn cầu và những diễn biến trên thị trường bất động sản và thị trường trái phiếu doanh nghiệp.
Các biện pháp giảm thiểu rủi ro
Vị chuyên gia của IMF nhấn mạnh Việt Nam cần xây dựng chính sách nhanh chóng, và điều chỉnh linh hoạt quy mô, cơ cấu gói hỗ trợ chính sách theo tốc độ phục hồi.
Cùng với đó, chính sách tài khoá nên đóng vai trò chủ đạo trong hỗ trợ chính sách, đặc biệt trong trường hợp các rủi ro làm suy giảm tăng trưởng trở thành hiện thực, vì dư địa cho việc tiếp tục nới lỏng tiền tệ là rất hạn chế trong bối cảnh các rủi ro lạm phát đang gia tăng.
“Triển khai nhanh chóng, hiệu quả chương trình phục hồi và phát triển kinh tế xã hội sẽ có ý nghĩa then chốt trong hỗ trợ tăng trưởng kinh tế. Chương trình này đã ưu tiên hợp lý cho lĩnh vực y tế, phục hồi kinh tế và triển vọng tăng trưởng trung hạn”.
“Trong thời gian tới, chính sách tài khoá sẽ cần cân bằng giữa một bên là hỗ trợ mục tiêu mang tính tạm thời, với một bên là thúc đẩy quá trình chuyển đổi kinh tế. Dự báo thâm hụt tài khoá chung sẽ tăng vừa phải trong năm 2022”, bà phân tích.
Ngoài ra, bà lưu ý chính sách tiền tệ nên tiếp tục thận trọng trước các áp lực lạm phát đang gia tăng. Nếu xuất hiện các áp lực lạm phát dai dẳng, Ngân hàng Nhà nước nên thắt chặt hướng chính sách tiền tệ và truyền thông rõ ràng.
Trong thời gian tới, chính sách tăng trưởng tín dụng nên cân bằng hợp lý giữa thúc đẩy phục hồi kinh tế và đảm bảo ổn định tài chính.
“Tăng cường sức chống chịu của khu vực ngân hàng là điều thiết yếu để hỗ trợ bền vững cho tăng trưởng trung hạn. Nên chấm dứt nới lỏng các quy định về phân loại nợ và trích lập dự phòng khi phục hồi mạnh mẽ hơn. Các quy định cho phép cơ cấu lại nợ mà vẫn giữ nguyên nhóm nợ không nên được gia hạn áp dụng sau thời hạn tháng 6/2022, vì điều này sẽ làm chậm trễ việc ghi nhận các tài sản xấu, và có thể làm trầm trọng thêm tình trạng phân bổ tín dụng sai lệch và chấp nhận rủi ro quá mức”, vị chuyên gia IMF nhận định.
Bên cạnh đó, Việt Nam cần tăng cường công tác quản lý, giám sát khu vực tài chính để giải quyết những rủi ro đang nổi lên, và xây dựng một hệ thống ngân hàng có khả năng chống chịu tốt hơn.
Khuôn khổ an toàn vĩ mô có thể đóng vai trò quan trọng trong đảm bảo ổn định tài chính. Các khuôn khổ về thể chế và phá sản nên được củng cố để tạo điều kiện thuận lợi cho việc xử lý nợ xấu.
Không chỉ vậy, Việt Nam cần có những cải cách cơ cấu quyết liệt hơn để hiện thực hoá khát vọng tăng trưởng bao trùm, bền vững.
Đơn cử, cần tiếp tục cải thiện môi trường kinh doanh thông qua kiến tạo một sân chơi bình đẳng về tiếp cận đất đai, tài chính, và giảm thiểu gánh nặng các quy định quản lý, đặc biệt đối với các doanh nghiệp vừa và nhỏ, và các doanh nghiệp còn non trẻ.
Việt Nam cũng cần nỗ lực hơn nữa để nâng cao chất lượng của lực lượng lao động, và giảm mất cân đối cung cầu kỹ năng lao động.
Cuối cùng, các chính sách cần lưu tâm đến những hàm ý đối với bất bình đẳng thu nhập và tài sản, vì kinh nghiệm quốc tế cho thấy sự gia tăng bất bình đẳng sẽ làm suy giảm tăng trưởng.
Các xu hướng định hình tương lai Việt Nam
Lo ngại bong bóng tài sản khi nới lỏng tiền tệ
Lo ngại về rủi ro bong bóng tài sản là có, song theo nhiều chuyên gia, thị trường hiện vẫn đang trong tầm kiểm soát. Sự sụp đổ của thị trường chứng khoán, bất động sản là khó xảy ra.
Diễn biến lãi suất sẽ ra sao nếu Fed thắt chặt tiền tệ?
Dự báo trong vòng hai năm tới, Việt Nam sẽ chỉ có một đợt điều chỉnh tăng lãi suất, nâng lên mức 4,5% so với con số 4% hiện tại.
Áp lực lạm phát và nợ xấu gia tăng khiến chính sách tiền tệ cần thận trọng
Nhiệm vụ kiểm soát lạm phát và đảm bảo an toàn hệ thống ngân hàng đang gặp nguy cơ trong thời gian tới khiến chính sách tiền tệ cần thận trọng, Thống đốc Ngân hàng nhà nước cho biết.
5 khuyến nghị về tăng hiệu quả các gói hỗ trợ tiền tệ, tín dụng
Dự kiến tổng số tiền ngành ngân hàng hỗ trợ cho nền kinh tế năm 2021 là khoảng 62,2 nghìn tỷ đồng, tương đương gần 30% lợi nhuận dự kiến của ngành trong năm 2021.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.
'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng
Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.
Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?
Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.
Cách ngân hàng số lắng nghe khách hàng từ những giao dịch nhỏ
Chỉ qua một tính năng nhỏ, ngân hàng số Cake by VPBank đã chứng minh được năng lực công nghệ, cũng như khả năng am hiểu người tiêu dùng.
Quyết liệt gỡ điểm nghẽn để nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9
Chính phủ đang thể hiện rõ quyết tâm loại bỏ mọi điểm nghẽn nhằm tiến tới mục tiêu nâng hạng thị trường chứng khoán vào tháng 9/2025.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.
Bãi Lữ đẹp mê hồn nhưng giấc mơ thiên đường nghỉ dưỡng vẫn dang dở
Bãi Lữ ở Nghệ An sở hữu cảnh quan thiên nhiên đẹp mê hồn nhưng vẫn chưa thể trở thành điểm đến nghỉ dưỡng đẳng cấp.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
VIMC nhận Huân chương Lao động hạng Nhì
Trong lễ kỷ niệm 30 năm thành lập, Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã đón nhận Huân chương Lao động hạng nhì do Chủ tịch nước trao tặng.
Bamboo Capital lý giải việc chậm nộp báo cáo tài chính quý I/2025
Bamboo Capital cho biết công tác thực hiện báo cáo tài chính đã bị gián đoạn do phục vụ điều tra liên quan đến các cổ đông và nhân sự.
Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?
Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.