Bất động sản
Hà Nội phát triển mới hơn 1,2 triệu m2 nhà ở xã hội
Theo kế hoạch phát triển nhà ở của Hà Nội giai đoạn 2021-2025, thành phố sẽ phát triển mới khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở; xã hội, chuẩn bị đầu tư từ 1 - 2 khu nhà ở xã hội độc lập hoặc tập trung và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu nhà ở xã hội mới.
Ngày 23/2, UBND thành phố Hà Nội ban hành Quyết định số 1186/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở thành phố Hà Nội, giai đoạn 2021-2025.
Theo đó, thành phố xác định mục tiêu phát triển nhà ở, giai đoạn 2021 - 2025, diện tích nhà ở bình quân đầu người toàn thành phố đạt 29,5m2/người, trong đó khu vực đô thị đạt 31m2/người và khu vực nông thôn đạt 28m2/người. Diện tích nhà ở tối thiểu phấn đấu đạt 10m2/người. Tổng diện tích sản nhà ở khoảng 44 triệu m2.
Trong đó, về nhà ở xã hội, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng 1,2 triệu m2 sàn nhà ở; chuẩn bị đầu tư từ 1- 2 khu nhà ở xã hội độc lập (tập trung) và nghiên cứu lập quy hoạch chi tiết 2- 3 khu nhà ở xã hội mới. Tỷ lệ nhà ở xã hội cho thuê đạt tối thiểu theo quy định của trung ương, nhà ở cho thuê mua phải đạt tối thiểu 10% diện tích nhà ở xã hội tại dự án.
Về nhà ở thương mại, Hà Nội sẽ phát triển mới khoảng gần 20 triệu m2 sàn nhà ở. Các dự án đầu tư xây dựng nhà ở, khu đô thị bảo đảm tỷ lệ nhà ở cho thuê đạt tối thiểu 5% và nhà ở cho thuê mua đạt tối thiểu 5% trên tổng diện tích sàn nhà ở chung cư tại dự án.
Đồng thời, thành phố sẽ triển khai cải tạo, xây dựng lại 4 khu chung cư cũ có nhà nguy hiểm cấp D, các khu chung cư, nhà chung cư thuộc diện phải phá dỡ để cải tạo, xây dựng lại theo quy định (có phát sinh trong quá trình kiểm định) và các khu chung cư, nhà chung cư khác có tính khả thi, đủ điều kiện để triển khai theo quy định.
Về nhà ở riêng lẻ, thành phố Hà Nội phát triển mới khoảng 22,5 triệu m2 sàn (khoảng 4,5 triệu m2 sàn/năm). Về nhà ở tái định cư, phát triển mới khoảng hơn 0,5 triệu m2 sàn nhà ở.
Về nhu cầu vốn và dự kiến nguồn vốn phát triển nhà ở, UBND Thành phố dự kiến tổng nhu cầu vốn để đầu tư xây dựng nhà ở trên địa bàn thành phố giai đoạn 2021- 2025 là khoảng 437.000 tỷ đồng. Trong đó, vốn xây dựng nhà ở xã hội khoảng 12.500 tỷ đồng; vốn xây dựng nhà ở tái định cư khoảng 9.500 tỷ đồng.
Dự kiến nguồn vốn ngân sách là khoảng 5.800 tỷ đồng, trong đó khoảng 283 tỷ đồng để phát triển nhà ở xã hội; khoảng 4.860 tỷ đồng để đầu tư xây dựng mới 5 dự án đầu tư xây dựng nhà ở tái định cư; khoảng 641 tỷ đồng để tổ chức lập quy hoạch chi tiết các khu, nhà chung cư cũ; kiểm định và lập đề xuất chủ trương đầu tư phục vụ cải tạo, xây dựng lại nhà chung cư cũ trên địa bàn thành phố.
Trước đó, UBND thành phố Hà Nội đã có Quyết định 5063/QĐ-UBND phê duyệt Kế hoạch phát triển nhà ở xã hội thành phố Hà Nội giai đoạn 2021-2025.
Theo kế hoạch, UBND thành phố đánh giá tổng nhu cầu diện tích sàn nhà ở xã hội giai đoạn sau năm 2020 cần đầu tư xây dựng mới khoảng 6,8 triệu mét vuông sàn. Theo chương trình phát triển nhà ở thành phố giai đoạn 2021-2030 đã được phê duyệt, mục tiêu phát triển nhà ở xã hội đến năm 2025 khoảng 1,25 triệu mét vuông sàn.
Về khả năng đáp ứng, từ đầu năm 2021 đến nay, trên địa bàn thành phố đã có 4 dự án hoàn thành với khoảng 0,33 triệu mét vuông sàn nhà ở xã hội. Ngoài ra, hiện có 46 dự án đang triển khai với khoảng 2,9 triệu mét vuông sàn và 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung đang được nghiên cứu triển khai.
Như vậy, giai đoạn 2021-2025, thành phố xác định nhiệm vụ phát triển nhà ở xã hội trọng tâm gồm: Tập trung đẩy nhanh tiến độ triển khai và hoàn thành 22 dự án hiện đã có quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, cơ bản xong giải phóng mặt bằng, đang chuẩn bị đầu tư hoặc đang thi công xây dựng với khoảng 1,215 triệu mét vuông sàn dự kiến hoàn thành giai đoạn 2021-2025 (trong đó đã có 4 dự án hoàn thành trong năm 2022).
Ngoài ra, tiếp tục triển khai 28 dự án còn lại (khoảng hơn 2 triệu m2 sàn) dự kiến hoàn thành giai đoạn sau năm 2025 để bù đắp phần diện tích nhà ở còn thiếu so với mục tiêu kế hoạch. Đây là các dự án chưa có quyết định/chấp thuận chủ trương đầu tư, đang hoặc chưa thực hiện giải phóng mặt bằng, phải rà soát do điều chỉnh quy hoạch chi tiết hoặc vì chậm tiến độ, chưa hoàn thành thủ tục đầu tư. Đồng thời, chuẩn bị đầu tư 5 dự án khu nhà ở xã hội tập trung và triển khai các dự án xây mới có tiến độ hoàn thành trong giai đoạn sau năm 2025.
Về kế hoạch cụ thể theo từng năm giai đoạn 2021-2025, Hà Nội xác định: Năm 2021 đạt 88.200m2 sàn nhà ở; năm 2022 dự kiến đạt 257.000m2 sàn nhà ở; năm 2023 dự kiến đạt 32.900m2 sàn nhà ở; năm 2024 dự kiến đạt 361.700m2 sàn nhà ở; năm 2025 dự kiến đạt 475.200m2 sàn nhà ở.
Nhằm thúc đẩy sự phát triển của phân khúc nhà ở xã hội, mới đây, Bộ Xây dựng cũng đã đề xuất Quốc hội, Chính phủ dành gói tín dụng khoảng 110.000 tỷ đồng cấp cho các ngân hàng thương mại để cho các dự án nhà ở xã hội, nhà ở công nhân vay theo phương thức tái cấp vốn.
Hình thức của gói tín dụng này giống gói 30.000 tỷ đồng đã thực hiện trong giai đoạn 2013-2016 trước đó. Nếu được đi vào thực tế, đây sẽ là giải pháp hỗ trợ rất lớn cho thị trường bất động sản phục hồi, phát triển bền vững và giúp người dân có thể sở hữu nhà ở với giá hợp lý, đảm bảo an sinh xã hội.
Nhà ở xã hội hụt hơi
Bốn nút thắt kìm hãm sự phát triển nhà ở xã hội
Mặc dù là phân khúc được đánh giá là đòn bẩy kích thích dòng chảy của thị trường bất động sản trong bối cảnh trầm lắng song theo nhiều chuyên gia, không dễ để phát triển các dự án nhà ở xã hội.
Nghịch lý đầu tư nhà ở xã hội: Doanh nghiệp muốn làm cũng không được!
Thủ tục triển khai thực hiện các dự án nhà ở xã hội đang bộc lộ nhiều tồn tại gây khó khăn rất lớn cho các doanh nghiệp muốn đầu tư.
Hai nút thắt trong phát triển nhà ở xã hội
Người dân hiện đang rất khó tiếp cận được với việc mua nhà ở xã hội do thiếu nguồn cung và mức giá bán còn khá cao, không phù hợp với khả năng chi trả của công nhân, người lao động có thu nhập thấp.
Doanh nghiệp than phát triển nhà ở xã hội 'khó đủ đường'
Các dự án phát triển nhà ở xã hội đang mắc kẹt giữa loạt thủ tục đầu tư gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Lotte Finance thâm nhập thị trường cho thuê xe dài hạn
Lotte Finance đánh giá cho thuê xe dài hạn giàu tiềm năng sẽ sớm được thúc đẩy bởi sản phẩm tài chính linh hoạt và nhu cầu tiêu dùng ngày một tăng.
Zalopay tiến vào mảng trả góp
Zalopay xác định phát triển theo hướng trở thành một nền tảng thanh toán toàn diện đã liên tục đưa ra các sản phẩm mới hướng tới trải nghiệm người dùng.
EximRS phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard
EximRS trở thành đơn vị phân phối độc quyền dự án căn hộ Conic Boulevard do Công ty CP Xây dựng đầu tư và phát triển Lĩnh Phong Conic phát triển.
MSB hoàn thành 72% kế hoạch năm
MSB công bố báo cáo tài chính quý III với tín dụng tăng 15,11% nhờ đa dạng hóa giải pháp, đặc biệt trên nền tảng số, và vốn điều lệ nâng lên 26.000 tỷ đồng.
Lợi nhuận ngân hàng phân hóa
Trong khi hầu hết ngân hàng lớn vẫn duy trì được lợi nhuận tăng trưởng mạnh, các ngân hàng vừa và nhỏ đang gặp nhiều khó khăn hơn.
Bước chuyển mình của MoMo với trí tuệ nhân tạo
MoMo từ một ví điện tử giờ đây định hướng sẽ trở thành "trợ thủ tài chính với AI" của người Việt thông qua công nghệ trí tuệ nhân tạo.
LG Innotek có thể vay 300 triệu USD từ IFC
Khoản vay nằm trong chương trình hướng tới các mục tiêu về phát triển bền vững, đã và đang trở thành lĩnh vực trọng tâm trong các cam kết của IFC tại Việt Nam.