Leader talk

Nhà ở xã hội hụt hơi

Phương Linh Thứ năm, 15/04/2021 - 12:05

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường, cho rằng Chính phủ nên có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay vì phát triển nhà ở xã hội.

GS. Đặng Hùng Võ, nguyên Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường

Mới đây, Nghị định 49/2021/NĐ-CP của Chính phủ vừa được ban hành nhằm sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP về phát triển nhà ở xã hội đã quy định tất cả các dự án nhà ở thương mại từ 2ha trở lên ở đô thị lớn phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội. Ông đánh giá như thế nào về những tác động của chính sách này đến thị trường bất động sản?

GS. Đặng Hùng Võ: Nghị định mới của Chính phủ về phát triển và quản lý nhà ở xã hội không những không khắc phục được những nhược điểm của Nghị định số 100/2015/NĐ-CP mà còn tiếp tục gây thêm khó khăn cho cả doanh nghiệp và người mua nhà khi tiếp cận nhà ở.

Theo đó, Nghị định 49 quy định tất cả các dự án nhà ở thương mại từ 2ha trở lên đối với đô thị đặc biệt và đô thị loại I; từ 5ha trở lên đối với đô thị loại II, loại III phải dành 20% quỹ đất ở trong dự án để xây dựng nhà ở xã hội. Chính sách này sau khi có hiệu lực chắc chắn sẽ càng làm tăng giá nhà ở thương mại trên thị trường.

Nguyên nhân là do khi các chủ đầu tư buộc phải bỏ ra 20% quỹ đất trong dự án của mình để phát triển nhà ở xã hội trong khi diện tích đó vốn là nhà ở thương mại sẽ khiến họ bị thiệt hại một khoản lợi nhuận không nhỏ. Và tất nhiên, số tiền này sẽ được các chủ đầu tư cộng dồn vào các toà thương mại trong dự án để bán với giá cao hơn cho người mua nhà.

Cuối cùng, chính những khách hàng mua nhà ở thương mại trên thị trường sẽ phải gánh chịu hậu quả nhiều nhất từ chính sách mới về nhà ở xã hội.

Bên cạnh đó, hiện nay nguồn cung nhà ở mại trên thị trường đang rất hạn chế. Ngay cả các dự án nhà ở thương mại giá trẻ thì mức giá cũng không còn rẻ nữa mà đã tăng lên mức giá trung bình. 

Điều này cho thấy, việc phát triển các dự án nhà ở xã hội giá thấp là không đơn giản. Nhất là khi chính sách ưu đãi tín dụng cho phân khúc nhà ở này đã không còn.

Thực chất, quy định dự án nhà ở thương mại phải dành 20% quỹ đất cho phát triển nhà ở xã hội không phải mới mà đã có từ Nghị định 100 năm 2015. Vậy, theo những phân tích của ông thì chính sách phát triển nhà ở xã hội của Việt Nam từ trước đến nay đều không phù hợp?

GS. Đặng Hùng Võ: Từ những thực tế trong phát triển cho thấy chính sách nhà ở xã hội của Việt Nam chưa hợp lý. Kể từ năm 2016 khi hết gói 30 nghìn tỷ đến nay, phân khúc này gần như giậm chân tại chỗ, không có bước phát triển đột phá.

Mới đây, việc Chính phủ ban hành Nghị định 49 có thể có một số sửa đổi, cải tiến hơn so với nghị định cũ nhưng về bản chất, chính sách phát triển nhà ở xã hội nhưng vẫn không phát huy được tác dụng.

Việc phát triển nhà ở xã hội hiện nay chủ yếu dựa trên nguyên tắc xin – cho, bao cấp. Chiến lược nhà giá rẻ của Việt Nam chưa huy động được nguồn lực xã hội mà chủ yếu trông chờ vào Nhà nước. Nhà nước tham gia từ đầu đến cuối, từ duyệt dự án, giá bán cho đến nguồn vốn, các dự án cũng đều trông chờ vào Ngân hàng Chính sách xã hội. Trong khi đó, Nhà nước không thể đủ lực để bao cấp mãi phân khúc nhà ở này.

Càng hút đầu tư, TP.HCM càng 'khát' nhà ở xã hội

Minh chứng là sau khi gói tín dụng ưu đãi 30.000 tỷ đồng kết thúc, thị trường nhà ở xã hội chững lại cả lực cung và cầu. Nhiều dự án đang bị hụt hơi, trong khi đó, các chủ đầu tư không thể đi vay tín dụng với lãi suất lớn để thực hiện khi biết chắc không có lợi nhuận.

Đó là chưa kể đến việc phát triển nhà ở xã hội đang có nhiều biểu hiện không đúng đối tượng là người dân có thu nhập thấp. Tại nhiều dự án, người dân đến ở toàn người giàu, đi ô tô đắt tiền.

Nên khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay vì nhà ở xã hội

Vậy theo ông, chính sách phát triển nhà ở xã hội hiện nay nên thực hiện theo hướng nào để đạt hiệu quả?

GS. Đặng Hùng Võ: Trước đây, khi Việt Nam bắt đầu có chủ trương phát triển nhà ở xã hội, Ngân hàng Thế giới cũng có một nhóm công tác trợ giúp cho chính sách nhà ở. Tuy nhiên, họ gọi tên dự án đó là “nhà ở có giá phù hợp” chứ không gọi là “nhà ở xã hội.

Không chỉ Ngân hàng Thế giới mà tất cả các nước khác đều không dùng từ nhà ở xã hội mà đều gọi là nhà ở có giá phù hợp. Đúng như tên gọi, với các dự án này, nhà nước sẽ có chính sách để giá nhà ở phù hợp với đối tượng người dân có thu nhập thấp. Mặt khác, nguyên tác phát triển nhà ở của họ cũng dựa vào cơ chế thị trường chứ không chủ yếu là yếu tố xin – cho như việc phát triển nhà ở xã hội tại Việt Nam.

Tại thời điểm đó, Ngân hàng Thế giới đã có ý kiến về nguyên tắc phát triển nhà ở xã hội phải dựa vào cơ chế thị trường. Nhà nước không nên “bao cấp” các dự án, không nên cho không người dân bất kỳ một m2 nhà ở nào mà điều quan trọng là phải giúp họ để họ có giải pháp để mua được nhà. Nói cách khác là “không cho con cá mà giúp cho cần câu”.

Hiện nay trên thế giới có nhiều mô hình phát triển nhà ở thu nhập thấp. Ví dụ như Thái Lan có những tổ chức xã hội trợ giúp cho các đối tượng đang cần nhà ở. Các tổ chức này cùng nhau để đứng ra vay tiền giúp người dân, để họ tự thực hiện các dự án nhà ở cho mình.

Vậy ông có cho rằng Việt Nam cũng nên học theo các nước khác trong việc phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay cho nhà ở xã hội?

GS. Đặng Hùng Võ: Điều này hoàn toàn hợp lý. 

Từ thực tế hiện nay, tôi cho rằng, Chính phủ nên có giải pháp khuyến khích phát triển nhà ở thương mại giá rẻ thay vì phát triển nhà ở xã hội.

Đối với các dự án nhà ở thương mại giá rẻ, Nhà nước có thể đưa ra một số chính sách trợ giúp, không cần thiết phải dùng tiền mặt, ví dụ như giảm thuế. Nhà nước có thể đánh thuế cao hơn đối nhà ở thương mại giá cao còn đối với phân khúc giá rẻ có thể giảm thuế hay thậm chí là miễn thuế giá trị gia tăng.

Bên cạnh đó, về nguồn vốn, nhà thương mại giá rẻ có thể tìm được vốn tín dụng ưu đãi từ nhiều nguồn khác nhau như nguồn vốn ODA của Ngân hàng Thế giới, Ngân hàng Phát triển Châu Á… và nguồn vốn từ các quỹ phát triển nhà ở giá rẻ do cộng đồng xã hội, doanh nghiệp, người dân có thu nhập thấp đóng góp để cùng phát triển.

Sau một thời gian đi vào thực tế, chính sách phát triển nhà ở xã hội của Việt Nam đã cho thấy sự sự thất bại, không hiệu quả. Trong thời gian tới, các cơ quan quản lý nhà nước cần có chính sách mới, chuyển hướng sang phát triển nhà ở thương mại giá rẻ theo cơ chế thị trường thay vì nhà ở xã hội nhằm hỗ trợ người dân có thu nhập thấp có cơ hội sở hữu nhà ở.

Xin cảm ơn ông!


Sức ép mới lên chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại

Sức ép mới lên chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại

Bất động sản -  4 năm
Nghị định mới quy định các dự án nhà ở thương mại từ 2ha trở lên ở đô thị lớn phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.
Sức ép mới lên chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại

Sức ép mới lên chủ đầu tư dự án nhà ở thương mại

Bất động sản -  4 năm
Nghị định mới quy định các dự án nhà ở thương mại từ 2ha trở lên ở đô thị lớn phải dành 20% quỹ đất để xây dựng nhà ở xã hội.
Dự án nhà ở xã hội trẻ đầy tâm huyết và sáng tạo của C.T Group

Dự án nhà ở xã hội trẻ đầy tâm huyết và sáng tạo của C.T Group

Bất động sản -  4 năm

Không nói nhưng ai cũng hiểu rằng TP. HCM đang khát nhà ở xã hội, đặc biệt là nhà ở dành cho giới trẻ, khi mà tích lũy chưa nhiều nhưng lại là bộ phận có kiến thức, có sức khỏe, có khát vọng và là động lực phát triển của thành phố.

Phát triển vành đai công nghiệp phía Nam, TP. HCM 'khát' nhà ở xã hội

Phát triển vành đai công nghiệp phía Nam, TP. HCM 'khát' nhà ở xã hội

Bất động sản -  4 năm

Với vị thế là đầu tàu kinh tế của cả nước, TP. HCM góp phần tạo nên “bát giác kim cương” của tương lai của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trong bối cảnh này, thu hút nguồn nhân lực trẻ, có chuyên môn là một trong những ưu tiên để phát triển kinh tế - xã hội bền vững.

Càng hút đầu tư, TP.HCM càng 'khát' nhà ở xã hội

Càng hút đầu tư, TP.HCM càng 'khát' nhà ở xã hội

Bất động sản -  4 năm

Vành đai công nghiệp phía Nam TP.HCM được xem là “đầu tàu” trong phát triển kinh tế với tốc độ tăng trưởng mạnh mẽ, hấp dẫn dân cư đến sinh sống, làm việc. Mặt khác, áp lực dân số trở thành vấn đề cấp bách trong giải quyết nhà ở, trong khi đó, nhà ở xã hội đáp ứng nhu cầu của phần lớn người có thu nhập thấp, người trẻ lập nghiệp, người nhập cư tại thành phố, lại càng khan hiếm hơn bao giờ hết.

Dự án nhà ở xã hội 'tắc' do giải phóng mặt bằng

Dự án nhà ở xã hội 'tắc' do giải phóng mặt bằng

Bất động sản -  4 năm

Khâu giải phóng mặt bằng đang khiến nhiều dự án bất động sản không thể triển khai xây dựng, gây khó khăn cho doanh nghiệp.

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Trách nhiệm và cơ hội lịch sử cho doanh nhân Việt từ Nghị quyết 68

Leader talk -  1 ngày

Nghị quyết 68 đánh dấu bước ngoặt chính sách của Đảng trong phát triển kinh tế tư nhân, mở ra cơ hội và đặt ra trách nhiệm lịch sử mới cho doanh nhân Việt trong công cuộc chấn hưng kinh tế quốc gia.

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Nghị quyết 68: Không hình sự hoá kinh tế, tiếp thêm niềm tin cho doanh nhân

Leader talk -  1 ngày

Để tinh thần Nghị quyết 68 thực sự trở thành động lực thúc đẩy doanh nghiệp Việt vươn lên mạnh mẽ trong kỷ nguyên mới thì cơ chế thực thi phải đồng bộ, minh bạch.

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Kỹ sư 57: Lực lượng nòng cốt trên mặt trận công nghệ

Leader talk -  2 ngày

Hưởng ứng tinh thần của Nghị Quyết 57, Liên minh nhân lực chiến lược ra đời nhằm xây dựng đội ngũ "kỹ sư 57" trên mặt trận tri thức và công nghệ.

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

'Du lịch yêu nước' lên ngôi: Khi mỗi hành trình là một lời tri ân đất nước

Leader talk -  2 ngày

Có một sự thật mà chúng ta có thể tự hào: người dân Việt Nam, đặc biệt là người trẻ, đang chọn những chuyến đi có ý nghĩa. Họ tìm đến các điểm đến lịch sử không chỉ để chụp ảnh “check-in”, mà còn để thắp một nén hương, để đứng lặng vài phút và ngẫm về những điều lớn lao.

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Đột phá thể chế, pháp luật để đất nước vươn mình

Leader talk -  5 ngày

Tổng Bí thư Tô Lâm có bài viết với tiêu đề "ĐỘT PHÁ THỂ CHẾ, PHÁP LUẬT ĐỂ ĐẤT NƯỚC VƯƠN MÌNH". Trong đó nhấn mạnh, thể chế, pháp luật có chất lượng, phù hợp với yêu cầu phát triển của thực tiễn và nguyện vọng của Nhân dân là yếu tố hàng đầu quyết định thành công của mỗi quốc gia. Do đó, để đất nước vươn mình phát triển mạnh mẽ, chúng ta dứt khoát nói "không" với bất cứ hạn chế, bất cập nào trong thể chế, pháp luật; không thỏa hiệp với bất kỳ yếu kém nào trong thiết kế chính sách, soạn thảo pháp luật, hay tổ chức thực thi.

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Rủi ro đã ngấm giá, chứng khoán có hấp dẫn?

Tài chính -  2 giờ

Với định giá thấp và các chính sách hỗ trợ mạnh mẽ, SGI Capital tin rằng đây là thời điểm để nhà đầu tư cân nhắc cơ hội.

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

'Bóng ma' nợ xấu ám ảnh ngành ngân hàng

Tài chính -  2 giờ

Phần lớn ngân hàng đã ghi nhận số dư nợ xấu tăng trong quý I/2025, trong đó hơn một nửa số ngân hàng niêm yết chứng kiến mức tăng hai chữ số.

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Làm sao thương hiệu ngân hàng nổi bật khi khách chỉ chọn gần nhất?

Tài chính -  2 giờ

Các chuyên gia cho rằng, một thương hiệu ngân hàng tốt không chỉ nằm ở logo hay khẩu hiệu, mà là sự cam kết bền vững, được xây dựng từ niềm tin.

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Công bố đường bay thẳng Hà Nội - Moscow

Nhịp cầu kinh doanh -  5 giờ

Ngày 9/5, dưới sự chứng kiến của Tổng bí thư Tô Lâm và lãnh đạo cấp cao 2 nước, Vietnam Airlines đã công bố đường bay thẳng từ thủ đô Hà Nội đến Moscow, Nga.

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Giá vàng hôm nay 10/5: Bật tăng liên tiếp 4 nhịp

Vàng -  5 giờ

Giá vàng hôm nay 10/5 tăng 500 nghìn đồng ở cả hai chiều đối với vàng miếng và vàng nhẫn SJC ở thị trường trong nước.

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Di sản của Warren Buffett và những bài học vượt thời gian

Hồ sơ quản trị -  6 giờ

Warren Buffett không chỉ là một nhà đầu tư xuất sắc mà còn là một nhà tư tưởng tài chính với tầm ảnh hưởng vượt ra ngoài lĩnh vực đầu tư.

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII

Tiêu điểm -  6 giờ

Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.

Đọc nhiều