Phát triển bền vững
Nhà đầu tư "xanh" thận trọng hơn khi chọn sản phẩm để rót tiền
Khi các vấn đề khí hậu ngày càng được quan tâm, các sản phẩm đầu tư phù hợp với mục tiêu khí hậu sẽ được tung ra, tránh tình trạng nhiều "quảng cáo xanh" không trung thực.
Theo dữ liệu khảo sát mới của báo cáo đầu tư vì mục tiêu phát thải ròng bằng 0 từ Nhóm Nhà đầu tư châu Á vì mục tiêu khí hậu (AIGCC), các nhà đầu tư đang tung ra nhiều sản phẩm đầu tư phù hợp với mục tiêu khí hậu hơn, trên nhiều lĩnh vực tài sản và khu vực địa lý.
Các nhà đầu tư cũng ngày càng nhận thức được sự nguy hiểm của quảng cáo xanh (greenwashing – những tuyên bố vô căn cứ nhằm thuyết phục người tiêu dùng tin rằng các sản phẩm của công ty là thân thiện với môi trường), và hoan nghênh nhiều công cụ, cũng như khuôn khổ hướng dẫn hơn để đối phó với điều này.
Cụ thể, trong số các nhà quản lý tài sản châu Á được khảo sát, hơn 40% cho biết họ đang tìm cách đưa ra số lượng giải pháp lên đến con số 5 trong hai năm tới.
Sự tham gia của công ty và các nghị quyết của cổ đông thông qua hình thức bỏ phiếu vẫn là chiến lược quản lý quan trọng của các nhà đầu tư châu Á trong năm nay, với số lần gia tăng về các vấn đề khí hậu.
Các doanh nghiệp mong muốn và kỳ vọng đối thoại nhiều hơn, sâu hơn với các nhà đầu tư về vấn đề khí hậu, trong bối cảnh dòng đầu tư đang được tăng cường hợp tác và sẵn sàng ủng hộ các nghị quyết về khí hậu.
Khi các cam kết phát thải ròng bằng 0 đang trở thành mục tiêu ngoài tầm với, khó khả thi, các mục tiêu tạm thời đang nổi lên với vai trò quan trọng, nhằm minh chứng rằng các cam kết này thực sự phù hợp với Thỏa thuận Paris.
40% số người được khảo sát đã đưa ra các cam kết trên nhiều lĩnh vực trong danh mục đầu tư, trong khi năm trước không có cam kết nào được đưa ra.
1/4 những người được hỏi đã đặt mục tiêu tạm thời cho nhiều lĩnh vực trong danh mục đầu tư, trong khi 55% đang tích cực xem xét thực hiện điều này.
Đáng chú ý, số lượng nhà đầu tư tiết lộ hoặc có ý định tiết lộ các rủi ro và cơ hội liên quan đến khí hậu đã tăng lên đáng kể.
Cuộc khảo sát của AIGCC cho thấy, 65% số người tham gia (so với 44% vào năm 2020) có ý định đo lượng khí thải tránh được, hoặc tác động khí hậu thực, và hiện đã hoặc bắt đầu đo lượng phát thải cụ thể đối với danh mục đầu tư.
Dù vậy, tại khu vực châu Á, thiếu hụt các công cụ đo lường và báo cáo về tác động xanh khiến không ít nhà đầu tư chần chừ. Khoảng 45% số người trả lời, giảm từ con số 56% của năm trước, cho rằng khoảng trống kỹ thuật này là tào cản hàng đầu đối với đầu tư.
Tuy nhiên, nhiều công cụ và khuôn khổ hướng dẫn đang bắt đầu, cho thấy kỳ vọng về cải thiện đáng kể thông tin thị trường và hệ thống phân loại xanh.
Các nhà đầu tư châu Á cũng đang tích cực áp dụng các khuôn khổ khí hậu quốc tế mới, cho phép điều chỉnh danh mục đầu tư phù hợp với Thỏa thuận Paris, đồng thời phát triển thêm các năng lực nội bộ.
Bà Rebecca Mikula-Wright, Giám đốc điều hành AIGCC, nhận định đây là một dấu hiệu đầy hứa hẹn cho thấy ngày càng có nhiều sản phẩm đầu tư phù hợp với mục tiêu khí hậu sẽ được tung ra thị trường, và các nhà đầu tư cần cảnh giác với những mối nguy hiểm của quảng cáo xanh.
HSBC Việt Nam, Trungnam Group ‘bắt tay’ phát triển tài chính xanh
Nguồn lực cho phục hồi xanh
Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy quan hệ đối tác công tư, tích cực hợp tác quốc tế... là những biện pháp quan trọng giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều vốn đầu tư phục vụ cho tiến trình phục hồi xanh, phát triển bền vững.
Thủ tướng đề nghị dùng công nghệ xanh, sạch cho dự án lọc hóa dầu Long Sơn
Dự án tổ hợp hoá dầu miền Nam dự kiến tiếp tục được đầu tư 5,16 tỷ USD cho giai đoạn 2 với công nghệ tiên tiến theo hướng xanh, tuần hoàn.
Tăng trưởng xanh và cách xoá dấu chân các-bon
Ngày càng nhiều doanh nghiệp tuyên bố những cam kết mạnh mẽ về bảo vệ môi trường, thực hiện trách nhiệm xã hội. Tuy nhiên vẫn còn khoảng trống không nhỏ giữa tuyên bố và thực tế.
Nếu tính GDP theo tiêu chí 'xanh", kinh tế Việt Nam chưa chắc đã tăng trưởng
Chỉ số GDP là một chỉ số rất “thô”, thể hiện được sự tăng trưởng của nền kinh tế nhưng những cá thể trong nền kinh tế đó lại không cảm nhận được sự tăng trưởng.
Cú bẻ lái của Hateco Group và dấu ấn của doanh nhân Trần Văn Kỳ
Khởi đầu rồi phát triển mạnh nhờ bất động sản, doanh nhân Trần Văn Kỳ tiếp tục dẫn dắt Hateco Group đầu tư mạnh vào hạ tầng cảng biển.
Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững
Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.
Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu
Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.
Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán
Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.
Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế
Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?