Phát triển bền vững

Nguồn lực cho phục hồi xanh

Phạm Sơn Thứ bảy, 26/02/2022 - 11:31

Cải thiện môi trường kinh doanh, thúc đẩy quan hệ đối tác công tư, tích cực hợp tác quốc tế... là những biện pháp quan trọng giúp Việt Nam thu hút thêm nhiều vốn đầu tư phục vụ cho tiến trình phục hồi xanh, phát triển bền vững.

Phó thủ tướng Phạm Bình Minh phát biểu chỉ đạo tại hội nghị Thúc đẩy phục hồi kinh tế xanh và bao trùm do UNDP Việt Nam và Chính phủ Việt Nam tổ chức. Ảnh: PLO

Trải qua 2 năm nền kinh tế bị tàn phá bởi đại dịch Covid-19, nhu cầu phục hồi, tái thiết nền kinh tế đang được đặt ra như ưu tiên hàng đầu của các quốc gia.

Tuy nhiên, một vấn đề đáng để lưu tâm là quá trình phục hồi sẽ diễn ra như thế nào, tập trung vào ngành nghề, lĩnh vực nào, hay liệu quá trình lấy lại đà tăng trưởng kinh tế có đánh đổi những giá trị khó có thể đo đếm như môi trường, khí hậu, lợi ích cộng đồng?

Theo Phó thủ tướng Chính phủ Phạm Bình Minh, thực tế Việt Nam đã đưa ra “câu trả lời rõ ràng” cho tất cả những vấn đề trên, với cam kết mạnh mẽ về cắt giảm khí thải tại COP26, cũng như những động thái chính sách cụ thể hướng tới chống biến đổi khí hậu, phát triển kinh tế tuần hoàn, phát triển thị trường carbon…

Phó thủ tướng khẳng định, tăng trưởng xanh là một trong những xu thể lớn của toàn cầu và Việt Nam không nằm ngoài xu thế đó. Hướng tới tăng trưởng xanh là một tiến trình chuyển đổi sâu sắc, với nhiều thách thức nhưng cũng không ít cơ hội.

Đảm bảo nguồn lực cho tăng trưởng xanh

Thực tế, phục hồi xanh, hướng tới phát triển bền vững ngày càng trở nên cấp thiết khi nhân loại đối diện với nguy cơ chưa từng có và chưa có hồi kết là đại dịch Covid-19.

Theo TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia kinh tế trưởng BIDV, không phải đợi đến khi có đại dịch Covid-19 mà ngay từ năm 2008, tức là cách đây 14 năm, Việt Nam đã có những chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, kể từ năm 2012 đã có chiến lược tăng trưởng xanh.

Hành động nhỏ dẫn lối hiện thực hóa tham vọng khí hậu tại COP26

Tuy nhiên, có một điều phải thừa nhận là những chính sách, chiến lược đó chưa được thực hiện một cách đầy đủ. Một phần nguyên nhân đến từ việc thiếu nguồn lực, trong khi những hoạt động chuyển đổi mô hình sản xuất, kinh doanh, tiêu dùng theo hướng bền vững đòi hỏi đầu tư rất lớn về tài chính cũng như công nghệ và nhiều yếu tố khác.

Để huy động hiệu quả nguồn vốn cho phục hồi xanh, theo ông Lực, có 4 giải pháp quan trọng cần được lưu tâm.

Thứ nhất, củng cố mối quan hệ công tư, phối hợp chặt chẽ giữa Chính phủ với doanh nghiệp để huy động sự tham gia của nguồn lực tư nhân.

Thứ hai, nhanh chóng xây dựng thị trường tín chỉ carbon và tham gia thị trường tín chỉ carbon toàn cầu. Về điều này, Chính phủ đã ban hành Nghị định 06/2022/NĐ-CP, với nội dung đến năm 2025 sẽ triển khai thí điểm sàn giao dịch tín chỉ carbon.

Thứ ba, tạo điều kiện cho đầu tư xanh, sản xuất và tiêu dùng xanh. Theo ông Lực, Chính phủ cần có hướng dẫn thực hiện các chính sách liên quan đến phát triển xanh, cập nhật những chỉ tiêu cho tài chính, tín dụng xanh.

Bên cạnh đó, cần triển khai nâng cao nhận thức cho doanh nghiệp và người tiêu dùng, đồng thời có cơ chế thưởng – phạt rõ ràng, khuyến khích những hoạt động kinh tế xanh và có hình thức xử phạt cho cá nhân, doanh nghiệp đi ngược lại xu thế chung.

Cuối cùng, tiếp tục nâng cao hợp tác quốc tế để nhận được sự hỗ trợ từ quốc tế, không chỉ về tài chính mà còn là kinh nghiệm thực tiễn, khoa học công nghệ.

Nói về nguồn vốn cho phục hồi xanh, theo bà Lưu Thị Thanh Mẫu, Tổng giám đốc công ty Phúc Khang, hiện nay, doanh nghiệp trong nước cũng như nước ngoài đang rất sẵn sàng để đầu tư vào những lĩnh vực bền vững tại Việt Nam.

Để hấp thụ tốt dòng đầu tư này, yếu tố quan trọng nhất là phải có hệ thống chính sách đồng bộ, có hành lang pháp lý chủ động và môi trường kinh doanh thông thoáng.

Đồng quan điểm với bà Mẫu, ông Wolfgang Ringel, Phó chủ tịch tập đoàn Tomra nhận xét, nguồn lực đầu tư về tài chính cũng như công nghệ sẽ sẵn sàng đổ vào Việt Nam nếu có hành lang pháp lý phù hợp.

Với kinh nghiệm nhiều năm trong việc thúc đẩy mô hình kinh tế tuần hoàn trên toàn cầu, ông Ringel cho biết, với môi trường kinh doanh thông thoáng và những nỗ lực phát triển bền vững đáng được ghi nhận của Việt Nam, Tomra sẵn sàng đầu tư, hỗ trợ Việt Nam những công nghệ tối ưu, những giải pháp phù hợp nhất.

Kinh tế xanh là tìm kiếm lợi nhuận thân thiện với môi trường

Kinh tế xanh là tìm kiếm lợi nhuận thân thiện với môi trường

Phát triển bền vững -  7 năm
Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn như: chất lượng tăng trưởng thấp, tài nguyên bị sử dụng lãng phí, thất thoát nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc... Phát triển xanh và xây dựng một nền kinh tế xanh đang là nhu cầu cấp thiết.
Kinh tế xanh là tìm kiếm lợi nhuận thân thiện với môi trường

Kinh tế xanh là tìm kiếm lợi nhuận thân thiện với môi trường

Phát triển bền vững -  7 năm
Việt Nam đang đối mặt nhiều thách thức lớn như: chất lượng tăng trưởng thấp, tài nguyên bị sử dụng lãng phí, thất thoát nghiêm trọng, ô nhiễm môi trường ngày càng trở nên bức xúc... Phát triển xanh và xây dựng một nền kinh tế xanh đang là nhu cầu cấp thiết.
Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Muốn công trình xanh thì đến cáp điện cũng phải xanh

Phát triển bền vững -  1 ngày

Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phân bổ hạn ngạch khí thải cho 150 cơ sở sản xuất, kinh doanh

Phát triển bền vững -  1 ngày

Hạn ngạch khí thải sẽ được phân bổ cho 150 cơ sở thuộc lĩnh vực nhiệt điện, sản xuất sắt thép và sản xuất xi măng trong giai đoạn đầu.

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Nâng cao nhận thức giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai

Phát triển bền vững -  1 ngày

Triển lãm sáng tạo “Đồng nát ve chai và tương lai rác nhựa” được tổ chức nhằm nâng cao nhận thức của giới trẻ về nghề đồng nát, ve chai.

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá

Phát triển bền vững -  1 tuần

Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Khởi công dự án Vinhomes Green City tại Long An

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Vinhomes Green City là khu đô thị phức hợp đầu tiên trong hệ sinh thái Vingroup tại Long An, mở ra cơ hội đầu tư tiềm năng, góp phần phát triển cho cả khu vực.

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Tiêu điểm -  3 giờ

Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới

Đầu tư và thương mại Việt Nam – Singapore: Đột phá trong quan hệ mới

Hồ sơ quản trị -  3 giờ

Quan hệ Việt Nam – Singapore bước sang trang mới, giúp đầu tư và thương mại giữa hai nước đang có những tín hiệu rất tích cực.

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Giá 'bỏng tay', giới nhà giàu vẫn đổ xô mua biệt thự Hà Nội

Bất động sản -  6 giờ

Bất chấp giá bất động sản Hà Nội đang tăng quá cao, có dấu hiệu tăng nóng, giới nhà giàu vẫn "xuống tiền" đầu tư.

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Hạ tầng Gelex vay 40 triệu USD của HSBC

Doanh nghiệp -  6 giờ

Khoản vay sẽ giúp CTCP Hạ tầng Gelex tiếp cận nguồn vốn dài hạn bằng ngoại tệ, thúc đẩy đầu tư vào các lĩnh vực kinh doanh cốt lõi.

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tỷ giá vượt 26.000 đồng, NHNN có 'ra tay' nâng lãi suất điều hành?

Tài chính -  6 giờ

Chuyên gia của Standard Chartered cho rằng NHNN có thể tăng lãi suất thêm 50 điểm cơ bản trong quý II/2025 để ứng phó lạm phát gia tăng.

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Startup Stride gỡ nút thắt điện mặt trời trên mái nhà

Doanh nghiệp -  6 giờ

Ngoài cung cấp gói lắp đặt điện mặt trời trên mái nhà, Stride còn đưa ra giải pháp trả chậm giảm áp lực tài chính cho người dân và doanh nghiệp.