Nhập siêu 16,3 tỷ USD từ Trung Quốc

Minh An Thứ bảy, 29/07/2017 - 13:59

Trong 7 tháng đầu năm Việt Nam xuất khẩu sang Trung Quốc 15,5 tỷ USD nhưng nhập khẩu từ thị trường này 31,7 tỷ USD.

Cảng container của Gemadept.

Theo Tổng cục thống kê, sau 7 tháng đầu năm, kim ngạch xuất khẩu ước tính đạt 115,2 tỷ USD, tăng 18,7% so với cùng kỳ năm 2016.

Khu vực kinh tế trong nước đạt 32,2 tỷ USD, tăng 14,6%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) đạt 83,0 tỷ USD, tăng 20,3%.

Kim ngạch xuất khẩu một số mặt hàng chủ lực tiếp tục tăng so với cùng kỳ năm trước:

Hai lĩnh vực có sự tham gia của Samsung là điện thoại và linh kiện đạt 22,6 tỷ USD, tăng 15% còn điện tử, máy tính và linh kiện đạt 13,6 tỷ USD, tăng 43,3%.

Một số mặt hàng xuất khẩu truyền thống của Việt Nam là dệt may, giày dép, thủy sản, gỗ và cà phê tăng trưởng từ 8 đến 18%. Đặc biệt rau quả đạt 2 tỷ USD, tăng 44,4%;

Riêng xuất khẩu dầu thô đạt 1,8 tỷ USD, tăng 36,1% (lượng tăng 12,3%).

Hoa Kỳ vẫn là thị trường xuất khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch 7 tháng đạt 23,4 tỷ USD, tăng 9,9% so với cùng kỳ năm trước; tiếp đến là EU, Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc.

Ở chiều ngược lại, sau 7 tháng, kim ngạch hàng hoá nhập khẩu ước tính đạt 118,3 tỷ USD, tăng 24% so với cùng kỳ năm trước.

Trong đó khu vực kinh tế trong nước đạt 46,9 tỷ USD, tăng 18,4%; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài đạt 71,4 tỷ USD, tăng 28,1%.

Kim ngạch nhập khẩu máy móc thiết bị, dụng cụ phụ tùng khác đạt mức cao nhất là 21,4 tỷ USD, tăng 37,4%.

Nhóm mặt hàng liên quan đến Samsung là điện tử, máy tính và linh kiện đạt 19,2 tỷ USD, tăng 27,4%; điện thoại và linh kiện đạt 7,3 tỷ USD, tăng 30,6%.

Một số mặt hàng phục vụ sản xuất được nhập khẩu nhiều như vải đạt 6,5 tỷ USD, chất dẻo đạt 4,1 tỷ USD, sản phẩm chất dẻo đạt 2,9 tỷ USD, sản phẩm hóa chất đạt 2,5 tỷ USD, hóa chất đạt 2,3 tỷ USD, thức ăn gia súc và nguyên phụ liệu đạt 2,1 tỷ USD.

Trung Quốc vẫn là thị trường nhập khẩu lớn nhất của Việt Nam với kim ngạch đạt 31,7 tỷ USD, tăng 15,8% so với cùng kỳ năm 2016; tiếp đến là Hàn Quốc, ASEAN và Nhật Bản.

Cán cân thương mại 7 tháng năm 2017 nhập siêu 3,08 tỷ USD. Trong đó khu vực kinh tế trong nước nhập siêu 14,77 tỷ USD; khu vực có vốn đầu tư nước ngoài (kể cả dầu thô) xuất siêu 11,69 tỷ USD.


Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Thế Giới Di Động nhận tín dụng thương mại liên kết bền vững

Tiêu điểm -  4 giờ

Con số tín dụng trong thương vụ này không được tiết lộ, nhưng sẽ giúp Thế Giới Di Động hỗ trợ vốn lưu động.

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Quan hệ Việt Nam – Singapore đang phát triển nhanh và sâu rộng

Tiêu điểm -  15 giờ

Việt Nam và Singapore tăng cường hợp tác toàn diện, mở rộng đầu tư, kinh tế số, khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo.

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tổ hợp Alumin hơn 910 triệu USD tại Bình Phước thông đường

Tiêu điểm -  1 ngày

Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Chuyện ngành nhựa chinh phục thị trường Hoa Kỳ

Tiêu điểm -  3 ngày

Ngành nhựa thành công chinh phục thị trường Hoa Kỳ nhưng sẽ phải đối diện với nhiều khó khăn để giữ và phát triển thị phần tại nền kinh tế hàng đầu thế giới.

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Đột phá tiện ích, hạ tầng: Bước đà đưa Vinhomes Royal Island cất cánh

Nhịp cầu kinh doanh -  1 giờ

2025 được xem là năm thay da đổi thịt mạnh mẽ của Vinhomes Royal Island (Vũ Yên, Hải Phòng) khi hàng loạt tiện ích, hạ tầng đẳng cấp được đưa vào sử dụng. Thời điểm đột phá của “đảo tỷ phú” cũng mở ra cơ hội đầu tư, kinh doanh hấp dẫn chưa từng có nhờ mọi điều kiện thuận lợi đều hội tụ đẩy đủ.

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Bảy đột phá ‘tháo chốt’ cho doanh nghiệp tư nhân

Leader talk -  2 giờ

Phó chủ tịch Hiệp hội Nhựa Việt Nam Hoàng Đức Vượng gợi ý bảy chính sách đột phá tháo gỡ rào cản, giúp doanh nghiệp tư nhân vững bước trong kỷ nguyên mới.

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Mảnh ghép còn thiếu của ngành dệt may

Phát triển bền vững -  2 giờ

Dệt may cần được bổ sung phân khúc vải sợi tái chế để giữ vững vị thế trên thị trường quốc tế.

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Từ 'hải đội thuyền thúng' đến lực đẩy tăng trưởng: Bước ngoặt của kinh tế tư nhân

Leader talk -  3 giờ

Kinh tế tư nhân Việt Nam đứng trước cơ hội bứt phá với loạt chính sách mới, nhưng vẫn phải vượt qua nhiều rào cản để khẳng định vai trò động lực tăng trưởng quan trọng nhất.

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Dự án của VICEM vào danh sách theo dõi về lãng phí

Tiêu điểm -  3 giờ

Dự án tháp thương mại của Tổng công ty Xi măng Việt Nam – VICEM bị đưa vào diện theo dõi của Ban Chỉ đạo trung ương về phòng, chống tham nhũng, lãng phí.

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

VSIP Group sẽ đầu tư thêm 4 khu công nghiệp mới

Nhịp cầu kinh doanh -  3 giờ

Bốn biên bản ghi nhớ cho các dự án tiềm năng của VSIP Group tại Hưng Yên, Hải Phòng, Hải Dương, Bình Dương và lễ động thổ VSIP Thái Bình đã được trao.

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Kinh nghiệm tối ưu khấu trừ thuế GTGT cho doanh nghiệp

Sổ tay quản trị -  3 giờ

Tối ưu khấu trừ và hoàn thuế GTGT giúp doanh nghiệp giảm chi phí, cải thiện dòng tiền.