Tiêu điểm
Nhiều nước ASEAN thí điểm mở cửa du lịch quốc tế
Các quốc gia ASEAN đang thí điểm nhiều mô hình mới để tái mở cửa an toàn du lịch quốc tế, thay vì trông chờ vào tương lai bất định khi đại dịch Covid-19 vẫn chưa được kiểm soát.

Năm 2019, thời điểm trước khi đại dịch Covid-19 bùng phát, ngành du lịch đóng góp gần 400 tỷ USD vào GDP của các quốc gia Đông Nam Á, tăng gấp đôi so với con số gần 200 tỷ USD vào năm 2010, theo số liệu từ Hội đồng Du lịch và lữ hành thế giới.
Có thể nói, du lịch là ngành đặc biệt quan trọng, không chỉ đem lại doanh thu trực tiếp mà còn thúc đẩy hoạt động bán lẻ, xuất khẩu tại chỗ, tạo việc làm và nâng cao thu nhập cho người dân địa phương. Tuy nhiên, đây cũng là ngành chịu ảnh hưởng nặng nề nhất, nhiều thời điểm gần như đóng băng hoàn toàn do đại dịch Covid-19.
Kết thúc năm 2020, ngành du lịch bắt đầu rục rịch mở cửa trở lại nhưng tiếp tục lại rơi vào trạng thái bế tắc do sự xuất hiện của biến chủng mới. Các quốc gia ASEAN dường như bị nhấn chìm trong đại dịch và nằm trong top cuối cùng những bảng xếp hạng khả năng phục hồi của Bloomberg hay Nikkei Asia Review.
Đợt bùng phát dịch này đẩy ngành du lịch vào thế bắt buộc phải tìm kiếm giải pháp mới để mở cửa một cách an toàn, thay vì trông chờ vào một tương lai bất định, khi dịch bệnh vẫn có thể bùng phát bất cứ khi nào, kể cả khi tỷ lệ tiêm vaccine đạt đủ để tạo miễn dịch cộng đồng.
Nhiều quốc gia ASEAN đang bắt đầu triển khai những mô hình du lịch “bình thường mới”, không chỉ đón khách nội địa mà còn từng bước mở rộng cho cả du khách quốc tế để cứu ngành du lịch trên bờ vực thẳm.
“Sự suy yếu khủng khiếp này đã thúc đẩy chúng ta tìm ra những mô hình kinh doanh ngành du lịch phù hợp để có thể phục hồi du lịch trong bối cảnh đại dịch”, Bộ trưởng Bộ Du lịch và kinh tế sáng tạo Indonesia Sandiaga Salahuddin nhấn mạnh tại một cuộc họp các bộ trưởng ngành du lịch ASEAN vào tháng 9.
Thái Lan là quốc gia có những bước đi tiên phong trong việc tái mở cửa ngành du lịch khi thí điểm mô hình “hộp cát” (sandbox) từ tháng 7, cho phép khách quốc tế đã tiêm đủ vaccine đến từ các quốc gia có nguy cơ thấp và trung bình đến thăm và ở lại đảo Phuket 2 tuần trước khi tự do ghé thăm những điểm du lịch khác.
Tính đến đầu tháng 10, mô hình này giúp Thái Lan thu hút gần 40.000 lượt du khách đến Phuket, tạo ra doanh thu khoảng 67 triệu USD cho ngành du lịch. Tình hình dịch bệnh dần được kiểm soát, chính phủ Thái Lan cho biết có thể sẽ mở rộng mô hình hộp cát ra 5 điểm đến khác trong thời gian tới, trong đó bao gồm thủ đô Bangkok.
Giữa tháng 9, Malaysia cũng bắt đầu thí điểm mở cửa trở lại hòn đảo Langkawi, trong 1 tuần thu hút được gần 13 nghìn du khách ghé thăm, trong đó đa phần là khách nội địa và khoảng 800 du khách quốc tế.
Langkawi đã tiến hành tiêm chủng cho hơn 85% người dân trước khi thí điểm mô hình “bong bóng du lịch”, cho phép du khách ghé thăm khi đã được tiêm phòng đầy đủ, có giấy chứng nhận tiêm chủng và giấy phép của cảnh sát địa phương. Malaysia đang nghiên cứu tiếp tục mở rộng mô hình, khôi phục lại du lịch nội địa vào thời điểm tháng 11 và 12, khi nhu cầu du lịch tăng lên.
Indonesia cũng đang lên kế hoạch thí điểm “bong bóng du lịch”, cho biết ngày 14/10 sẽ mở cửa trở lại du lịch quốc tế, đón du khách đến từ một số quốc gia như Trung Quốc, New Zealand, Nhật Bản và một số quốc gia có nguy cơ thấp khác.
Địa điểm được mở cửa là đảo Bali, thiên đường du lịch số 1 của Indonesia. Tuy nhiên, theo Bộ trưởng Bộ Điều phối các vấn đề hàng hải và đầu tư Indonesia, du khách đến đảo Bali trong thời gian tới vẫn phải thực hiện cách ly y tế 8 ngày.
Singapore chính thức nối lại du lịch quốc tế vào ngày 8/9 khi đón 100 du khách từ Đức trong chuyến bay hạ cánh xuống sân bay Changi. Đây là bước khởi đầu của chiến lược “hành lang du lịch tiêm chủng”, thí điểm ban đầu với Đức và Brunei.
Kể từ ngày 19/10 tới, Singapore sẽ mở rộng thí điểm chiến lược này đối với du khách đến từ 8 quốc gia, bổ sung thêm Hàn Quốc, Mỹ, Anh, Pháp, Tây Ban Nha và Hà Lan. Du khách quốc tế đến Singapre phải được tiêm phòng đầy đủ, xét nghiệm PCR trong vòng 48, khai báo y tế cũng như tuân thủ nghiêm ngặt một số quy định phòng chống dịch khác.
Việt Nam đang lên kế hoạch đón du khách quốc tế đến đảo Phú Quốc vào tháng 11, tuy nhiên vẫn chưa xác định được thời điểm cụ thể. Phú Quốc đang nỗ lực tiêm đủ cả 2 mũi vaccine cho người dân để tạo điều kiện an toàn đón khách quốc tế.
Sau Phú Quốc, Khánh Hòa và Quảng Nam có thể sẽ là những địa phương tiếp theo được mở cửa du lịch quốc tế. 2 tỉnh này đều đang phòng dịch tốt, nỗ lực tiêm vaccine và có nguyện vọng sớm mở cửa để phục hồi ngành du lịch.
Bài học từ Singapore cho tái thiết nền du lịch Việt
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
Có nên bỏ thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư?
Thủ tục chấp thuận chủ trương đầu tư sau gần hai thập kỷ áp dụng đang bộc lộ nhiều bất cập, gây khó khăn cho doanh nghiệp.
Làm sao để Nghị quyết 68 không chỉ là kỳ vọng?
TS. Nguyễn Sỹ Dũng cho rằng, Nghị quyết 68 cần được thể chế hóa nhanh nhất có thể, để sớm đi vào cuộc sống, thực sự đưa đất nước bước vào kỷ nguyên mới, vươn mình mạnh mẽ.
Tiki mất dấu trên bản đồ thị phần, cuộc chơi thương mại điện tử rơi vào khối ngoại?
Thị hiếu tiêu dùng thay đổi cùng năng lực công nghệ, khả năng xây dựng hệ sinh thái chưa đủ lớn đã đẩy các sàn thương mại điện tử nội địa bật ra khỏi cuộc chơi.
Thủ tướng lệnh xử lý ngay tình trạng doanh nghiệp phải trả chi phí không chính thức
Thủ tướng yêu cầu tiếp nhận, xử lý ngay các phản ánh, kiến nghị của doanh nghiệp về việc phải trả chi phí không chính thức.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.