Tài chính
Những 'cơn gió ngược' đã dịu, chứng khoán Việt sẵn sàng tăng tốc
Với kỳ vọng về những “cơn gió ngược” về vĩ mô, chính sách được cải thiện, các chuyên gia đánh giá điều này sẽ tạo sức bật cho thị trường chứng khoán trong năm 2025.
Trong bối cảnh thế giới đang trải qua giai đoạn biến động mạnh, Việt Nam cần một cuộc “đổi mới” lần thứ hai để tiếp đà tăng trưởng sau 40 năm kể từ cuộc “đổi mới” lần đầu.
TS. Cấn Văn Lực, Chuyên gia Kinh tế trưởng tại BIDV mở đầu bài chia sẻ mới đây với việc nhấn mạnh về tầm quan trọng của các chính mới sách đã, đang và sẽ được đưa ra trong đánh giá triển vọng kinh tế vĩ mô năm 2025.
Theo đó, những biến chuyển lớn về các chính sách Nhà nước, tình hình địa chính trị thế giới… đã trở thành điểm nhấn đáng chú ý trong bài phát biểu các chuyên gia tại buổi hội thảo với chủ đề “Triển vọng thị trường chứng khoán 2025 - Sức bật từ kỳ vọng mới” do Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) tổ chức mới đây.
Những sự thay đổi trọng yếu về chính sách càng trở nên cấp thiết trong bối cảnh kinh tế toàn cầu đang hồi phục sau đại dịch Covid-19 nhưng có dấu hiệu chậm lại, Chính phủ Việt Nam lại đặt mục tiêu tăng trưởng 8% và hướng tới mức hai con số vào các năm sau đó.

Cơn gió ngược đã dịu
Trên cơ sở các nhận định vĩ mô tích cực của ông Lực, ông Nguyễn Minh Hoàng, Giám đốc phân tích Công ty CP Chứng khoán Nhất Việt (VFS) khẳng định “VNIndex có thể đạt mức 1.400-1.500 điểm”
Kịch bản này dựa trên kỳ vọng về những “cơn gió ngược” về địa chính trị, chính sách tiền tệ… trong năm 2024 sẽ được cải thiện, ông Hoàng đánh giá các yếu tố quan trọng này sẽ tạo sức bật cho thị trường chứng khoán trong năm 2025.
Theo ông Hoàng, bối cảnh vĩ mô đang bắt đầu trở nên tích cực hơn trong năm 2025 khi các yếu tố như chính trị trong nước đã ổn định dần trở lại, áp lực tỷ giá thì đã bớt căng thẳng, áp lực nước ngoài bán ròng nhẹ hơn, còn ảnh hưởng từ thiên tai và địa chính trị quốc tế cũng dần dịu bớt.
Trong đó, vị chuyên gia VFS đánh giá cao nhất tầm quan trọng của sự ổn định chính trị cùng với những cải cách mạnh mẽ trong thời gian gần đây, từ tinh giản bộ máy đến sửa đổi các bộ luật, đang trở thành động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển của thị trường Việt Nam.
Những quyết tâm và hành động cụ thể của Chính phủ không chỉ mang lại hiệu quả tích cực trong ngắn hạn mà còn tạo nền tảng vững chắc cho tăng trưởng dài hạn.
Bên cạnh đó, ông Hoàng cho biết đầu tư công và chính sách tiền tệ linh hoạt cũng đóng vai trò then chốt. Dòng tiền từ đầu tư công được đẩy mạnh thông qua các chính sách đầu tư và tiền tệ, tạo ra sự kết hợp hài hòa giúp thị trường có thêm động lực phát triển.

Đáng chú ý, chính sách tiền tệ của Ngân hàng Nhà nước đã có sự điều chỉnh đáng kể, đặc biệt so với năm 2023.
Thay vì thắt chặt thanh khoản, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động bơm tiền ra thị trường thông qua các công cụ như tín phiếu và giảm lãi suất từ 4% xuống 3% chỉ trong thời gian ngắn.
Điều này cho thấy sự linh hoạt và quyết liệt trong điều hành chính sách tiền tệ, góp phần hỗ trợ thanh khoản và ổn định hệ thống ngân hàng.
Trên thị trường chứng khoán, áp lực bán ròng của khối ngoại
đã giảm đáng kể so với mức kỷ lục hơn 90.000 tỷ đồng trong năm ngoái.
Trong đó, từ mức bán ròng cao 445 tỷ đồng mỗi phiên, thậm chí có những chuỗi bán ròng lên tới 1.000-2.000 tỷ đồng trong vài phiên, thì hiện áp lực bán chỉ còn khoảng 100-300 tỷ đồng, xen kẽ những phiên mua ròng trở lại.
Thêm nữa, tỷ lệ sở hữu của nhà đầu tư nước ngoài tại Việt Nam cũng ở mức thấp - khoảng 16%, có thể là cơ hội để dòng tiền ngoại quay trở lại khi điều kiện kinh tế thuận lợi.
Mặc dù dòng tiền từ Mỹ vẫn đang chảy ngược về nước này nhờ đồng USD mạnh, nhưng việc áp lực bán giảm đáng kể đã giúp thị trường Việt Nam có thêm “dư địa” chống đỡ.
Thậm chí, nếu Việt Nam thành công trong việc nâng hạng của FTSE, thị trường có thể thu hút thêm khoảng 4-5 tỷ USD dòng tiền đầu tư.

Ngoài ra, lợi suất kỳ
vọng của thị trường chứng khoán đã bắt đầu hấp dẫn hơn trở lại trong mối tương
quan với các cái thị trường tài sản khác.
Trong năm vừa qua, các kênh đầu tư khác như thị trường chứng khoán Mỹ, tiền kỹ thuật số hay vàng… đều đã có mức tăng mạnh lên mức nền cao.
Trong khi đó, thị trường chứng khoán Việt Nam sau thời gian dài tích lũy, đi ngang càng trở nên hấp dẫn với các nhà đầu tư với mức định giá rẻ và tiềm năng tăng trưởng lớn với nhiều thông tin hỗ trợ tích cực.
Về thanh khoản thị trường, trong giai đoạn kể từ sau Tết Nguyên đán, thị trường đang bước vào giai đoạn sôi động với thanh khoản trên sàn HoSE liên tục được duy trì trên 20.000 tỷ đồng trong nhiều phiên gần đây.
Ông Hoàng nhận định, nếu dòng tiền tiếp tục tăng lên mức 25.000 - 26.000 tỷ đồng, thị trường có thể bước vào một chu kỳ tăng trưởng mới sau một pha dài tích lũy kể từ năm 2023 và 2024 tới nay.
Với việc VN-Index đã vượt mốc 1.300 điểm, điều này hứa hẹn dòng tiền đầu cơ sẽ quay lại mạnh mẽ hơn và là trợ lực tốt cho thị trường tiếp tục tăng trưởng.
Nhìn chung, với sự kết hợp giữa ổn định chính trị, cải cách mạnh mẽ, chính sách tiền tệ linh hoạt và các áp lực bên ngoài có xu hướng dịu bớt, các vị chuyên gia đều đồng thuận về khả năng thị trường chứng khoán Việt Nam đang có nhiều cơ hội tăng trưởng tích cực trong thời gian tới.
Dù vậy, vị lãnh đạo VFS vẫn đưa ra khuyến nghị cần theo dõi sát sao các yếu tố bên ngoài như tình hình kinh tế toàn cầu và dòng tiền quốc tế để có cái nhìn toàn diện, cập nhật hơn về triển vọng thị trường.
Thị trường chứng khoán tiến sát tới việc nâng hạng
Đầu tư chứng khoán thời AI: Ngăn ngừa dữ liệu bị thao túng
Sự xuất hiện của AI và Big Data đặt ra nhiều thách thức đối với việc vận hành, quản lý trong báo chí dữ liệu và phát triển thị trường chứng khoán.
Ba rủi ro lớn đối với đầu tư chứng khoán năm 2025
SGI Capital chỉ ra các rủi ro cho thị trường đến từ các yếu tố như chính sách thuế quan, khối ngoại rút ròng và chính sách tiền tệ.
Nâng hạng thị trường chứng khoán mới chỉ là bước khởi đầu
HSBC đánh giá, hoạt động trên các thị trường vốn Việt Nam có tiềm năng phát triển đáng kể, trong đó, việc nâng hạng thị trường chứng khoán mởi chỉ là bước khởi đầu.
Bất động sản mất hút trên thị trường trái phiếu doanh nghiệp quí I
Nhóm ngân hàng và chứng khoán gần như độc chiếm thị trường phát hành trái phiếu doanh nghiệp trong ba tháng đầu năm.
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
SeABank bầu bổ sung thành viên độc lập HĐQT người nước ngoài
Một trong những nội dung quan trọng được thông qua tại ĐHĐCĐ ngày 25/4 là việc bầu bổ sung ông Matthew Sander Hosford (sinh năm 1958, quốc tịch Mỹ) làm thành viên độc lập HĐQT nhiệm kỳ 2023 - 2028.
Sacombank chưa chốt mua công ty chứng khoán nào, nhà đầu tư 'vồ hụt' SBS
Lãnh đạo Sacombank khẳng định, sẽ không mua lại cổ phần của công ty chứng khoán SBS, cũng không mua BOS mà khi Ngân hàng Nhà nước cho phép sẽ tìm công ty phù hợp.
Giải pháp huy động vốn khác biệt của chứng khoán Kafi
Kể từ khi đổi chủ, Kafi không ngừng huy động vốn từ bên thứ ba. Tới cuối năm 2024, khoản vay từ cá nhân, tổ chức đã hơn 4.150 tỷ đồng, tăng 40 lần chỉ sau hai năm.
22 quy luật bất biến trong xây dựng thương hiệu
Khám phá cách xây dựng thương hiệu bền vững trong kỷ nguyên số từ bài học 'co lại trước khi mở rộng' và 'toàn cầu hóa tên thương hiệu'.
Khi trung tâm dữ liệu thông minh dẫn lối AI tự động
Trung tâm dữ liệu (Data Center) thông minh với khả năng tối ưu hóa nguồn lực, đang trở thành nền tảng then chốt thúc đẩy sự phát triển và ứng dụng của trí tuệ nhân tạo (AI) tự động.
Chuỗi khí điện lô B - Ô Môn và Cá Voi Xanh nguy cơ phải 'đứng ngoài' thị trường điện cạnh tranh?
Chuỗi dự án lô B – Ô Môn và Cá Voi Xanh nếu tham gia trực tiếp thị trường điện, sẽ khiến cả ngân sách nhà nước và Petrovietnam hụt thu nhiều tỷ USD.
Ngành nông nghiệp và môi trường lên kế hoạch hút vốn FDI
Thu hút vốn đầu tư trực tiếp nước ngoài (FDI) là chiến lược quan trọng để ngành nông nghiệp và môi trường thực hiện hóa dư địa tăng trưởng, kiến tạo giá trị bền vững.
Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững
Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.
Ngành gỗ Việt giải bài toán tìm cửa ngoài Mỹ để tránh rủi ro thuế quan
Trong bối cảnh rủi ro thuế quan tăng cao, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu được xem là một trong những cửa sáng với doanh nghiệp gỗ. Nhưng liệu có đáng để đánh đổi?
Vinamilk bình thản trước nguy cơ thuế nhập khẩu sữa giảm
Tổng giám đốc Mai Kiều Liên cho biết, trong trường hợp thuế sữa nhập khẩu từ Mỹ giảm về 0% cũng không ảnh hưởng lớn đến thị phần của Vinamilk.