Những trụ cột 'gồng gánh' các tập đoàn lớn nhất Việt Nam

Trần Anh Thứ bảy, 04/05/2024 - 15:30

Những thành viên này thậm chí mang về lợi nhuận lớn hơn toàn tập đoàn, hỗ trợ những mảng kinh doanh đang được phát triển nhưng chưa mang lại kết quả tài chính.

Đầu năm nay, tập đoàn Masan đã công bố kế hoạch niêm yết cổ phiếu của CTCP Hàng tiêu dùng Masan (Masan Consumer) trên sàn chứng khoán TP.HCM (HOSE). Theo đó, Masan Consumer sẽ niêm yết hơn 717,5 triệu cổ phiếu trên HOSE.

Thông tin này đã tác động tích cực tới giá cổ phiếu tập đoàn Masan và cả Masan Consumer. Ước tính từ đầu năm đến nay, giá cổ phiếu Masan đã tăng gần 10% còn cổ phiếu Masan Consumer đã tăng tới 80%.

Theo nhóm phân tích ngân hàng HSBC, thông tin việc chuyển sang niêm yết trên HOSE có thể giúp cổ phiếu Masan Consumer cải thiện tính thanh khoản, phù hợp năng lực vượt trội mà công ty đạt được trong nhiều năm qua.

HSBC đánh giá, Masan Consumer có lịch sử kinh doanh ổn định với mức tăng trưởng cao, vượt trội đáng kể so với các công ty cùng ngành FMCG và thực phẩm đóng gói trong khu vực.

Với các thương hiệu quen thuộc với 100 triệu người dân Việt Nam như Chinsu, Nam Ngư, Omachi, Kokomi, WakeUp 247…, Masan Consumer luôn là “con gà đẻ trứng vàng” của tập đoàn Masan. Kể cả trong những giai đoạn khó khăn của nền kinh tế, nhu cầu tiêu thụ các dòng sản phẩm thiết yếu này vẫn rất lớn.

Năm 2023, Masan Consumer đạt hơn 28.000 tỷ đồng doanh thu và gần 7.200 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế. Bất chấp khó khăn chung của nền kinh tế, doanh nghiệp tiêu dùng này vẫn ghi nhận mức tăng trưởng lợi nhuận kỷ lục, hơn 30% so với năm 2022.

Trong khi đó cả tập đoàn Masan năm 2023 ghi nhận lợi nhuận sau thuế hơn 1.800 tỷ đồng. Có thể thấy, Masan Consumer thực sự là “cỗ máy in tiền”, là thành viên đóng góp lợi nhuận chính cho tập đoàn Masan trong bối cảnh các mảng kinh doanh khác như bán lẻ chưa mang về thành quả.

Có vai trò tương tự Masan Consumer, CTCP Vinhomes (Vinhomes) cũng hiện là trụ cột lợi nhuận tại tập đoàn Vingroup. 2 năm vừa qua, bất động sản là thị trường phải đối mặt với nhiều khó khăn nhất. Mặc dù vậy, Vinhomes vẫn cho thấy tiềm lực vượt trội khi công bố kết quả kinh doanh rất ấn tượng.

Năm 2023, Vinhomes ghi nhận lợi nhuận sau thuế đạt 33.300 tỷ đồng, tăng 14% so với năm trước đó và vượt kế hoạch đề ra.

Theo các công ty phân tích, Vinhomes luôn là nhà đầu tư bất động sản hàng đầu Việt Nam trong dài hạn với vị thế dẫn đầu thị trường, quỹ đất lớn và thành tích đã được chứng minh trong việc phát triển các dự án quy mô lớn

Kết quả kinh doanh của Vinhomes luôn bền vững khi từ nhiều năm nay, thành viên này luôn duy trì việc tạo ra lợi nhuận từ 1 – 2 tỷ USD mỗi năm cho Vingroup. Con số này cao hơn rất nhiều so với con số lợi nhuận toàn tập đoàn, nhất là trong vài năm trở lại đây, khi Vingroup liên tục đẩy mạnh nguồn lực phát triển xe điện và đang phải chấp nhận bù lỗ cho mảng này.

Tại tập đoàn Trường Hải (Thaco Group), mảng kinh doanh ô tô (Thaco Auto) là thành viên quan trọng nhất trong bức tranh tài chính của tập đoàn. Theo báo cáo của Jardine Cycle & Carriage (JC&C), cổ đông lớn đang nắm giữ 26,6% vốn của Thaco Group, mảng kinh doanh ô tô luôn là động lực chính của Tập đoàn. Năm 2023, mảng này đóng góp gần 70% lợi nhuận của Thaco Group.

Lợi nhuận từ mảng kinh doanh ô tô được Thaco Group sử dụng để bù lỗ cho mảng kinh doanh nông nghiệp. Thagrico, công ty con trong mảng nông nghiệp của Thaco từ sau khi tiếp quản CTCP Nông nghiệp Quốc tế Hoàng Anh Gia Lai (HAGL Agrico) thì luôn trong tình trạng lỗ lớn.

Đầu năm nay, tại cuộc họp đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2024 của HAGL Agrico, ông Trần Bá Dương, Chủ tịch Công ty và cũng là Chủ tịch Thaco Group cho biết, vốn HAGL Agrico có 11.000 tỷ đồng thì đã lỗ lũy kế tới 8.000 tỷ đồng. Mặc dù vậy “Thaco vẫn ủng hộ đầu tư, tôi đánh cược vào nông nghiệp nói chung và HAGL Agrico rất lớn”, ông Dương chia sẻ.

Quý I/2024, HAGL Agrico tiếp tục ghi nhận lỗ sau thuế 47 tỷ đồng, đã giảm so với con số lỗ 112 tỷ đồng cùng kỳ 2023. Đây cũng là quý thứ 13 liên tiếp thua lỗ của Công ty. Tổng nợ vay tài chính cuối kỳ là hơn 8.800 tỷ đồng bao gồm 2.543 tỷ đồng vay dài hạn. Trong đó, HAGL Agrico nợ CTCP Nông nghiệp Trường Hải (đơn vị thành viên của Thaco) 6.040 tỷ đồng, Hoàng Anh Gia Lai 1.120 tỷ đồng, còn lại là dư nợ từ ngân hàng.

Lợi nhuận công ty niêm yết phục hồi chậm

Lợi nhuận công ty niêm yết phục hồi chậm

Doanh nghiệp -  4 tháng
Thống kê cho thấy lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của 787 doanh nghiệp niêm yết chỉ tăng trưởng 14,8% so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn đáng kể mức mục tiêu 19,2%.
Lợi nhuận công ty niêm yết phục hồi chậm

Lợi nhuận công ty niêm yết phục hồi chậm

Doanh nghiệp -  4 tháng
Thống kê cho thấy lợi nhuận sau thuế quý I/2024 của 787 doanh nghiệp niêm yết chỉ tăng trưởng 14,8% so với cùng kỳ. Con số này thấp hơn đáng kể mức mục tiêu 19,2%.
Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tác động của bão Yagi đến chuỗi cung ứng

Tiêu điểm -  41 phút

Bão Yagi là lời nhắc nhở rằng chuỗi cung ứng cần được thiết kế bền vững hơn, chuẩn bị tốt hơn và có khả năng phục hồi nhanh chóng.

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Alpha Books ưu đãi cho những cuốn sách đi qua bão Yagi

Tủ sách quản trị -  42 phút

Alpha Books hy vọng sự kiện sắp tới sẽ không chỉ giúp khắc phục thiệt hại mà còn gửi đi thông điệp về sức mạnh bền bỉ của tri thức.

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Đại gia bán lẻ Nhật nhắm giới nhà giàu Việt

Doanh nghiệp -  1 giờ

Takashimaya lên kế hoạch lấn sân sang mảng bán lẻ cao cấp với tham vọng tăng gấp đôi lợi nhuận tại Việt Nam vào năm tài chính 2027.

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Luật Đầu tư công mới có chương riêng về ODA

Tiêu điểm -  5 giờ

Khi thiết kế chương ODA, Ban soạn thảo đặt ưu tiên giải quyết các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai các dự án ODA.

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Hà Đô đón sóng thuỷ điện, chờ thời bất động sản

Doanh nghiệp -  6 giờ

Mảng năng lượng, vốn là mũi nhọn của công ty, được kỳ vọng sẽ hồi phục mạnh mẽ vào nửa cuối năm nay, dù những vấn đề pháp lý về giá bán điện vẫn là thách thức đáng kể.

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Bộ giải pháp tổng thể khôi phục sau bão Yagi

Tiêu điểm -  20 giờ

Thủ tướng yêu cầu nhiều nhóm giải pháp như hỗ trợ tín dụng, giảm thuế phí, đẩy mạnh đầu tư công nhằm khôi phục kinh tế và hướng tới tăng trưởng sau bão Yagi.

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Thủy điện bước vào 'chu kỳ vàng'

Tiêu điểm -  1 ngày

Thủy điện cùng với điện khí LNG ngày càng quan trọng khi điện than hết dư địa tăng trưởng, năng lượng tái tạo mới vẫn thiếu cơ chế, còn điện khí thiên nhiên gặp vấn đề về nguồn cung nhiên liệu.