Leader talk

Nút thắt trong chuyển đổi nhà ở tái định cư sang nhà ở xã hội

05/06/2024 15:12

Chuyển đổi công năng từ nhà tái định cư sang nhà ở xã hội không dễ thực hiện, dù nhiều dự án đã bỏ hoang nhiều năm, gây lãng phí nguồn lực đất đai và tài sản công.

Quy định pháp lý còn bất cập

Thực tế thời gian gần đây cho thấy, nguồn cung nhà ở xã hội có xu hướng giảm. Không ít người dân đã thức trắng đêm xếp hàng nộp hồ sơ mua nhà xã hội. 

Nhiều người phải đi thuê trọ, ở trong những chung cư mini không đảm bảo điều kiện an toàn phòng cháy chữa cháy. Tại Hà Nội, nhiều vụ cháy gây ra các thiệt hại lớn về người và tài sản trong các chung cư mini đã diễn ra trong thời gian qua. 

Trong khi đó, không ít các căn nhà tái định cư lại bị bỏ hoang nhiều năm không sử dụng, gây lãng phí rất lớn.

Ngày 17/5/2024, Thủ tướng Chính phủ đã chủ trì cuộc họp tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, thúc đẩy phát triển nhà ở xã hội, thực hiện Đề án Đầu tư xây dựng ít nhất 1 triệu căn hộ nhà ở xã hội cho đối tượng thu nhập thấp, công nhân khu công nghiệp giai đoạn 2021-2030. Thủ tướng yêu cầu Bộ xây dựng nghiên cứu chuyển mục đích sử dụng nhà ở khu tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội.

Vì sao TP. HCM thất bại trong kế hoạch tái định cư 12.000 hộ dân tại Thủ Thiêm?

Phương án chuyển một số quỹ nhà tái định cư chưa sử dụng thành nhà ở xã hội không phải là vấn đề mới và từng được cơ quan chức năng tính đến, nhưng vẫn gặp nhiều khó khăn khi triển khai. 

Một trong những khó khăn đầu tiên không thể không nhắc đến là quy định pháp lý chưa đầy đủ và tâm lý của người dân đối với loại hình nhà ở tái định cư.

Theo đó, Điểm (a) khoản 1 Điều 124 Luật Nhà ở 2023 đã có quy định chuyển đổi công năng từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội. Đây là cơ sở pháp lý để cơ quan có thẩm quyền xem xét và thực hiện. 

Tuy nhiên, Luật Nhà ở 2023 mới chỉ có quy định mang tính nguyên tắc, chưa có quy định chi tiết nên việc triển khai sẽ gặp một số khó khăn.

Thứ nhất, nhà ở tái định cư và nhà ở xã hội là hai đối tượng khác nhau nên quy trình thực hiện thủ tục pháp lý các dự án này có sự khác biệt như bố trí quỹ đất, chương trình, kế hoạch phát triển nhà ở, lựa chọn chủ đầu tư… 

Khi đặt ra vấn đề chuyển đổi công năng từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội, thì thủ tục chuyển đổi sẽ rất phức tạp, thậm chí nhiều thủ tục pháp lý phải thực hiện lại từ đầu.

Tại khoản 6 Điều 49 Luật nhà ở 2023 còn yêu cầu dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư phải lập và phê duyệt thành dự án riêng, không thực hiện dự án hỗn hợp với các loại hình nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. 

Như vậy, nếu chỉ dừng lại ở quy định như hiện nay, các địa phương sẽ rất khó trong việc thực hiện chuyển đổi, lúng túng về khi áp dụng trình tự, thủ tục và các quy định cụ thể.

Thứ hai là những vấn đề chưa rõ ràng trong ưu đãi dành cho chủ đầu tư dự án nhà ở xã hội chuyển đổi từ nhà tái định cư.

Với dự án nhà ở xã hội thông thường, chủ đầu tư dự án sẽ được hưởng lợi nhuận định mức tối đa 10% tổng chi phí đầu tư xây dựng đối với phần diện tích xây dựng nhà ở xã hội. Chủ đầu tư được dành 20% diện tích đất để xây dựng hệ thống hạ tầng đầu tư kinh doanh dịch vụ, thương mại, nhà ở thương mại. 

Câu hỏi đặt ra là với dự án nhà ở xã hội chuyển đổi công năng từ nhà tái định cư, liệu chủ đầu tư còn được hưởng các ưu đãi trên hay không và cơ chế xác định như nào? Hiện vấn đề này chưa có quy định rõ ràng.

Thứ ba là vướng mắc trong thiết kế. Theo quy định hiện hành, diện tích thiết kế với căn nhà ở xã hội tối đa không quá 70m2. Trong khi đó, do tính chất là nhà tái định cư có thể dùng bồi thường các hộ gia đình có nhiều thế hệ nên không bị giới hạn về diện tích. 

Do đó, các căn hộ tái định cư lớn hơn diện tích 70m2 không thể chuyển thành nhà ở xã hội. Việc cải tạo để phân chia (các căn trên 70m2) thành các căn hộ diện tích nhỏ hơn sẽ rất phức tạp vì luật không quy định trường hợp điều chỉnh thiết kế với các căn hộ đã xây xong. 

Phương án chuyển đổi sang nhà ở xã hội kiểu “xôi đỗ” trong các dự án nhà tái định cư cũng đã từng được tính đến, nhưng có thể sẽ “vướng” quy định tại khoản 6 Điều 49 Luật Nhà ở 2023, yêu cầu dự án xây dựng nhà ở phục vụ tái định cư thì phải lập và phê duyệt thành dự án riêng, không thực hiện dự án hỗn hợp với các loại hình nhà ở thương mại, nhà ở xã hội. 

Mặt khác, việc chuyển đổi kiểu “xôi đỗ” cũng sẽ gây khó khăn cho quản lý vận hành.

Chính vì vậy, quy định của Luật Nhà ở 2023 quy định cho phép chuyển đổi công năng từ nhà ở phục vụ tái định cư sang nhà ở xã hội mới chỉ dừng ở chủ trương, nguyên tắc, chưa có quy định hướng dẫn chi tiết về trình tự, thủ tục và điều kiện cụ thể. Việc triển khai thực tế ở các địa phương sẽ tiếp tục phải chờ hướng dẫn.

Tâm lý của địa phương và người mua chưa…sẵn sàng

Nếu như khó về pháp lý như ở trên dù phức tạp vẫn “gỡ” được, thì yếu tố tâm lý của người dân với nhà ở tái định cư lại là một rào cản khác.

Không ít dự án tái định cư gặp vấn đề về chất lượng xây dựng, thiết kế chưa thật sự hợp lý và thi công không đạt chuẩn. Một số khu tái định cư đã xây dựng nhưng thiếu hạ tầng cơ bản như trường học, bệnh viện, chợ, hệ thống giao thông nội bộ và để hoang lâu ngày đã làm giảm giá trị của các căn hộ tái định cư. 

Những vấn đề trên đã phần nào ảnh hưởng đến tâm lý và niềm tin của người dân đối với chất lượng nhà tái định cư. Khi chuyển đổi quỹ nhà tái định cư này sang nhà ở xã hội có thể sẽ là một thách thức không nhỏ với cơ quan chức năng khi người dân có tâm ý e ngại sống trong các căn hộ chuyển đổi này.

Ngoài ra, còn tình trạng địa phương muốn duy trì quỹ căn hộ tái định cư – dù chưa biết khi nào cần dùng đến. Địa phương muốn có sẵn quỹ nhà tái định cư để thực hiện công tác bồi thường, tái định do cho người dân có đất, tài sản bị thu hồi. 

Nếu địa phương không có sẵn nhà ở tái định cư thì phải mất từ 2 đến 3 năm mới tạo lập được quỹ nhà mới hoặc phải mua lại nhà ở thương mại với cao, bảo đảm phù hợp với nhu cầu cần bố trí tái định cư trên địa bàn. Chính vì thế, nhiều địa phương vẫn duy trì quỹ nhà tái định cư, "dùng dằng" trong việc chuyển đổi quỹ nhà ở này sang nhà xã hội.

Giải pháp khơi thông các “nút thắt”

Để thực hiện được mục tiêu chuyển quỹ nhà tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội, cơ quan có thẩm quyền cần ban hành các quy định hướng dẫn - yếu tố quan trọng thúc đẩy nhanh quá trình chuyển đổi – nhà ở tái định cư sang nhà ở xã hội. 

Bộ Xây dựng cần phối hợp với các bộ, cơ quan có liên quan để rà soát, tham mưu cho Chính phủ ban hành các chính sách, quy định chi tiết thủ tục pháp lý chuyển đổi một cách cụ thể, chi tiết cho địa phương dễ áp dụng.

Bộ Xây dựng cũng cần làm việc chặt chẽ với các địa phương về nhu cầu và hiện trạng đối với nhà ở tái định cư, tránh tình trạng giữ quỹ nhà tái định cứ, không biết lúc nào mới cần dùng đến. 

Chính phủ cần có quy định nếu nhà tái định cư không sử dụng trong một thời gian (ví dụ một năm kể từ ngày bàn giao) thì địa phương có trách nhiệm rà soát và chuyển đổi công năng sang nhà ở xã hội hoặc thậm chí chuyển đổi sang nhà ở thương mại tổ chức bán đấu giá công khai cho người dân có nhu cầu. 

Các bộ ngành, địa phương cũng cần rà soát và khắc phục chất lượng của quỹ nhà tái định cư, hoàn thiện đồng bộ về hạ tầng kỹ thuật và hạ tầng xã hội của quỹ nhà tái định cư trước khi chuyển đổi nhằm đẩy nhanh hiệu quả thực hiện.

Chuyển đổi công năng quỹ nhà tái định cư chưa sử dụng sang nhà ở xã hội là một mũi tên trúng hai đích, vừa khơi thông nguồn lực đất đai và tránh gây lãng phí tài sản công, vừa đảm bảo nguồn cung nhà ở giá rẻ đang thiếu nguồn cung, qua đó bảo đảm các yếu tố an sinh xã hội.

Doanh nghiệp than khó đầu tư nhà ở xã hội

Doanh nghiệp than khó đầu tư nhà ở xã hội

Bất động sản -  6 tháng
Chính phủ đang quyết tâm cao trong việc phát triển nhà ở xã hội nhưng kết quả thực hiện tại các địa phương vẫn còn rất khiêm tốn.
Ý kiến ( 0)
Đơn giản hóa thủ tục đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng

Đơn giản hóa thủ tục đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng

Tiêu điểm -  4 tháng

Các bộ ngành cần rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản.

'Bí quyết' giúp nhà ở xã hội hết ế

'Bí quyết' giúp nhà ở xã hội hết ế

Bất động sản -  6 tháng

Một số dự án nhà ở xã hội bị ế do chủ đầu tư lựa chọn sai địa điểm, không đủ tiện ích, kết nối giao thông nên không đáp ứng được nhu cầu ở của người dân.

Doanh nghiệp than khó đầu tư nhà ở xã hội

Doanh nghiệp than khó đầu tư nhà ở xã hội

Bất động sản -  6 tháng

Chính phủ đang quyết tâm cao trong việc phát triển nhà ở xã hội nhưng kết quả thực hiện tại các địa phương vẫn còn rất khiêm tốn.

TP.HCM nguy cơ vỡ kế hoạch nhà ở xã hội

TP.HCM nguy cơ vỡ kế hoạch nhà ở xã hội

Tiêu điểm -  6 tháng

Dự kiến đến năm 2025 thành phố chỉ có 13 dự án với 12.000 căn nhà ở xã hội hoàn thành đưa vào sử dụng so với mục tiêu là 35.000 căn.

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Phát biểu của Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Tô Lâm tại phiên thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng LHQ

Leader talk -  1 ngày

Ngày 24/9 theo giờ địa phương, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York, Hoa Kỳ, đã diễn ra Lễ khai mạc phiên Thảo luận chung cấp cao Đại hội đồng Liên Hợp Quốc Khoá 79 với chủ đề “Không để ai bị bỏ lại phía sau: Hành động đoàn kết để thúc đẩy hoà bình, phát triển bền vững, phẩm giá con người vì các thế hệ hôm nay và tương lai”.

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng để cho vay bằng mọi giá

Chủ tịch VIB: Không nới lỏng để cho vay bằng mọi giá

Leader talk -  5 ngày

Theo ông Đặng Khắc Vỹ, điều này nhằm tránh những hệ lụy về sau, ảnh hưởng đến an toàn hoạt động và sự ổn định của ngành ngân hàng khi nợ xấu gia tăng, lợi nhuận suy giảm.

Chủ tịch Techcombank: Cần khơi thông dòng vốn trái phiếu, chuẩn hóa tín dụng xanh

Chủ tịch Techcombank: Cần khơi thông dòng vốn trái phiếu, chuẩn hóa tín dụng xanh

Leader talk -  5 ngày

Để tiếp tục ổn định, khơi thông dòng vốn trên thị trường, chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh đã đưa ra ba đề xuất trong bốn tháng cuối năm 2024.

Chủ tịch Đỗ Quang Hiển: Nhiều dự án lớn nên cho cả tư nhân và nước ngoài tham gia

Chủ tịch Đỗ Quang Hiển: Nhiều dự án lớn nên cho cả tư nhân và nước ngoài tham gia

Leader talk -  5 ngày

Tập đoàn T&T Group kiến nghị Thủ tướng những dự án mà đòi hỏi công nghệ, tài chính cao thì Chính phủ cho cơ chế giao nhiệm vụ và chỉ định, cho phép các thành phần kinh tế tư nhân tham gia.

Nhà sáng lập tập đoàn TH: 'Cần có Luật dinh dưỡng học đường'

Nhà sáng lập tập đoàn TH: 'Cần có Luật dinh dưỡng học đường'

Leader talk -  5 ngày

Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy việc luật hóa các tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường mang lại lợi ích lớn cho quốc gia.

Hậu 'prefunding', Vietcap nhận hàng nghìn tỷ đồng từ quỹ ngoại

Hậu "prefunding", Vietcap nhận hàng nghìn tỷ đồng từ quỹ ngoại

Tài chính -  54 phút

Vietcap đẩy mạnh tăng vốn trong bối cảnh toàn bộ thành viên thị trường tích cực chuẩn bị nguồn lực và vị thế cho sự kiện nâng hạng chứng khoán Việt Nam từ cận biên lên mới nổi.

Áp lực nợ xấu do bão Yagi không đáng ngại

Áp lực nợ xấu do bão Yagi không đáng ngại

Tài chính -  1 giờ

Dù chịu thiệt hại từ sự kiện bất khả kháng như bão Yagi, tỷ lệ nợ xấu toàn ngành ngân hàng được dự báo vẫn sẽ hạ nhiệt theo xu hướng phục hồi của nền kinh tế nói chung.

Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới

Đạm Cà Mau được dự báo tăng trưởng lợi nhuận kép 45% trong năm tới

Doanh nghiệp -  4 giờ

Đạm Cà Mau được giới phân tích kỳ vọng đột phá với mức tăng trưởng lợi nhuận kép (CAGR) lên tới 45%/năm trong giai đoạn 2024-2025.

Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Hoạt động của hội đồng quản trị: Làm sao cho hiệu quả?

Sổ tay quản trị -  5 giờ

Việc đánh giá hiệu quả hoạt động của hội đồng quản trị sẽ giúp các thành viên không ngừng nâng cao năng lực và đóng góp vào sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Kinh tế tuần hoàn: Hà Nội cần cơ chế riêng

Phát triển bền vững -  5 giờ

Thúc đẩy kinh tế tuần hoàn tại Hà Nội đòi hỏi sự rõ ràng về chính sách hỗ trợ và cơ chế đánh giá, điều chỉnh.

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Doanh nghiệp 'lúng túng' chuyển đổi xanh

Phát triển bền vững -  6 giờ

Nhiều doanh nghiệp gặp khó khăn trong tiếp cận vốn, tìm kiếm nhân sự và các giải pháp kỹ thuật khi chuyển đổi xanh.

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Chủ tịch tỉnh Hòa Bình thúc xử lý 4 dự án nghìn tỷ

Tiêu điểm -  7 giờ

Ông Bùi Văn Khánh, Chủ tịch UBND tỉnh Hòa Bình yêu cầu 4 dự án thuộc lĩnh vực công nghiệp, du lịch nghỉ dưỡng, xi măng tại huyện Lạc Thủy hoàn thiện thủ tục, đẩy nhanh tiến độ.