Leader talk

Tổng bí thư kêu gọi xây dựng văn hóa tiết kiệm toàn dân

Nhật Hạ Thứ hai, 02/06/2025 - 07:57
Nghe audio
0:00

Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi thúc đẩy thực hành tiết kiệm như một giá trị văn hóa cốt lõi để vượt qua mọi bão giông, đi tới sự thịnh vượng và giàu có của mỗi gia đình và đất nước.

Tổng bí thư Tô Lâm. Ảnh: VGP

Tổng bí thư Tô Lâm kêu gọi cả hệ thống chính trị và người dân đồng lòng thực hành tiết kiệm, xem đây là trụ cột của phát triển bền vững trong bối cảnh đất nước đang bước vào một giai đoạn chuyển đổi quan trọng.

Trong bài viết ‘Thực hành tiết kiệm’, Tổng bí thư nhấn mạnh rằng tiết kiệm và chống lãng phí là hai thành tố gắn bó hữu cơ với nhau, là hai trụ cột để đi tới sự thịnh vượng, giàu có của gia đình và đất nước. Ông đề cao việc biến thực hành tiết kiệm thành nếp sống, thành văn hoá hàng ngày của mỗi chúng ta.

Việt Nam có truyền thống lâu đời trong việc đề cao lối sống tiết kiệm, thể hiện rõ trong kho tàng ca dao tục ngữ và lối sống giản dị của người dân.

Chủ tịch Hồ Chí Minh từng khẳng định tiết kiệm không phải là bủn xỉn, mà là sự khôn ngoan trong chi tiêu, là cách dùng nguồn lực đúng chỗ, đúng lúc. Với Người, xa xỉ là có tội với dân, với nước.

Lịch sử cách mạng Việt Nam chứng kiến vai trò then chốt của tiết kiệm trong việc huy động sức dân cho công cuộc kháng chiến, từ những bữa ăn nhường cơm sẻ áo đến việc tập trung nguồn lực phục vụ tiền tuyến. Tư tưởng đó tiếp tục được kế thừa trong thời kỳ đổi mới và hiện đại hóa.

Nhiều chỉ thị của Đảng như Chỉ thị 21 (năm 2012), Chỉ thị 27 (năm 2023), và Chỉ thị 42 (năm 2025) đã cụ thể hóa yêu cầu thực hành tiết kiệm trong mọi mặt đời sống.

Cùng với đó, Quốc hội đã ban hành Pháp lệnh về việc thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 1998, sau đó nâng lên thành Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí năm 2005 và sửa đổi, bổ sung vào năm 2013.

Bên cạnh đó, hàng năm và theo giai đoạn, Chính phủ đều ban hành chương trình tổng thể về thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, điều này đã tạo hành lang pháp lý cho các hoạt động liên quan.

Từ cuối năm 2024, Việt Nam đẩy mạnh cải cách hành chính, sắp xếp tổ chức bộ máy và giảm chi thường xuyên. Chính sách sáp nhập các đơn vị hành chính đã bước đầu giúp tiết kiệm hàng chục nghìn tỷ đồng mỗi năm.

Cụ thể, chi thường xuyên của ngân sách nhà nước sẽ tiết kiệm được hơn 20.000 tỷ đồng/năm giai đoạn 2025 – 2030, và tiết kiệm trên 30.000 tỷ đồng ở các năm tiếp theo. Chưa kể giá trị cụ thể của hơn 18.500 trụ sở các cơ quan, đơn vị không còn chức năng ‘công sở’ khi triển khai mô hình chính quyền địa phương hai cấp.

Nhiều cơ quan nhà nước đã chuyển sang họp trực tuyến, hạn chế dùng tài liệu giấy, cắt giảm các khoản chi không cần thiết.

Tuy nhiên, Tổng bí thư cảnh báo rằng thực hành tiết kiệm hiện vẫn chưa trở thành thói quen phổ biến. Biểu hiện lãng phí vẫn tồn tại dưới nhiều hình thức – từ sử dụng ngân sách thiếu hiệu quả, tổ chức sự kiện phô trương, đến tâm lý sính hàng hiệu trong xã hội. Đặc biệt, không ít cán bộ, đảng viên còn sa vào tiêu xài cá nhân từ nguồn lực công, nhóm lợi ích.

Nguyên nhân chính, theo ông, đến từ ý thức trách nhiệm và quyết tâm của một số cơ quan, cá nhân chưa cao, thiếu quyết liệt, quy định còn kẽ hở và việc xử lý vi phạm chưa nghiêm, có nơi còn hình thức, chiếu lệ trong thực hành tiết kiệm.

Hội nghị Trung ương 11 khoá XIII xác định rõ thực hành tiết kiệm, chống lãng phí là một trong những giải pháp căn cơ nhất để đất nước vượt qua mọi bão giông trong bối cảnh quốc tế có nhiều biến động, tác động trực tiếp, nhiều mặt đến phát triển kinh tế - xã hội và bảo đảm an sinh.  

Lịch sử đã chứng minh, tiết kiệm sẽ tạo nguồn sức mạnh nội sinh, nội lực to lớn giúp Việt Nam giành thắng lợi trong chiến tranh, vượt qua đói nghèo, vươn lên trong hòa bình, thúc đẩy sự phát triển bền vững của nền kinh tế, giúp đất nước vững vàng tiến lên.

Tổng bí thư yêu cầu mọi công dân, cơ quan, tổ chức, doanh nghiệp cần lập kế hoạch thu - chi hợp lý, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh hiệu quả, tránh lãng phí về thời gian, tiền bạc, tài nguyên và sức lao động.

Cán bộ, đảng viên, nhất là người đứng đầu, phải nêu gương trong thực hành tiết kiệm, vận động gia đình và cộng đồng cùng tham gia.

Thứ hai, cần triển khai quyết liệt các giải pháp tạo chuyển biến thực chất trong thực hành tiết kiệm, chống lãng phí.

Trọng tâm là hoàn thiện thể chế, khắc phục lãng phí do quy định chồng chéo, gỡ rào cản, vướng mắc trong đấu thầu, ngân sách, đầu tư công, kinh tế tư nhân, khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo, chuyển đổi số và cải cách bộ máy.

Luật Thực hành tiết kiệm, chống lãng phí cần được sớm sửa đổi, bổ sung để phù hợp hơn với thực tiễn.

Cùng với đó là cắt giảm tối đa thủ tục hành chính, chi phí tuân thủ, chuyển từ tiền kiểm sang hậu kiểm, xoá bỏ cơ chế ‘xin - cho’, tăng phân cấp, phân quyền. Trong năm 2025, mục tiêu là 100% thủ tục hành chính doanh nghiệp được thực hiện trực tuyến, không giới hạn bởi địa giới cấp tỉnh.

Sau sắp xếp bộ máy, cần xây dựng đội ngũ cán bộ đủ năng lực, kỷ luật, có tinh thần trách nhiệm và văn hóa tiết kiệm.

Đồng thời, siết chặt kỷ luật trong quản lý và sử dụng ngân sách, tiết kiệm chi thường xuyên, xử lý các khoản chi không cần thiết để dành nguồn lực cho khoa học công nghệ, phòng chống thiên tai và phát triển kinh tế. Tài sản công, nhất là nhà, đất, cần được sử dụng đúng mục đích, tránh lãng phí. Cần tạo hành lang pháp lý và nguồn lực để kinh tế tư nhân phát triển, thúc đẩy tinh thần khởi nghiệp, đổi mới sáng tạo, tăng năng suất lao động, làm giàu cho bản thân, gia đình và xã hội.

Thứ ba, phải xây dựng văn hóa tiết kiệm trong đời sống hàng ngày. Tiết kiệm cần trở thành thói quen tự nguyện như "cơm ăn nước uống, áo mặc hằng ngày".

Tổng bí thư đề xuất phát động “Ngày toàn dân thực hành tiết kiệm” thường niên để lan tỏa tinh thần này. Đồng thời, tiếp tục đẩy mạnh việc học tập và làm theo tư tưởng, đạo đức, phong cách Hồ Chí Minh; khen thưởng người làm tốt, xử lý nghiêm các vi phạm, nhất là từ người đứng đầu.

Đồng thời đẩy mạnh đấu tranh phòng, chống tham nhũng, lãng phí, tiêu cực, lấy đây là một trong những giải pháp căn cơ góp phần xây dựng văn hoá tiết kiệm.

Bài viết kết lại bằng lời nhấn mạnh của Chủ tịch Hồ Chí Minh rằng “tiết kiệm là chính sách lớn, là đạo đức lớn, là nếp sống không bao giờ được lơi là”.

Theo Tổng bí thư, trong kỷ nguyên mới, nếu muốn Việt Nam đạt các mục tiêu chiến lược và chăm lo tốt hơn đời sống nhân dân, thì toàn Đảng, toàn dân, toàn quân phải chung sức thực hành tiết kiệm, chống lãng phí – không chỉ bằng khẩu hiệu, mà bằng hành động cụ thể mỗi ngày.

CHỐNG LÃNG PHÍ: Giải pháp thực hành phát triển bền vững

CHỐNG LÃNG PHÍ: Giải pháp thực hành phát triển bền vững

Leader talk -  5 tháng
Ngay khi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta đã có lợi về kinh tế thông qua việc giảm chi phí, chưa kể lợi ích về môi trường và xã hội đi kèm.
CHỐNG LÃNG PHÍ: Giải pháp thực hành phát triển bền vững

CHỐNG LÃNG PHÍ: Giải pháp thực hành phát triển bền vững

Leader talk -  5 tháng
Ngay khi thực hành tiết kiệm, chống lãng phí, chúng ta đã có lợi về kinh tế thông qua việc giảm chi phí, chưa kể lợi ích về môi trường và xã hội đi kèm.
Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Chống lãng phí: Nhìn lại 'mùa đông kéo dài' ở Thủy điện Hồi Xuân

Tiêu điểm -  3 tháng

Thủy điện Hồi Xuân chính thức bị ghi tên vào danh sách dự án có dấu hiệu lãng phí sau 15 năm triển khai với tổng mức đầu tư hàng nghìn tỷ đồng.

Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí

Dự án chống ngập nghìn tỷ: Hy vọng hồi sinh từ quyết tâm chống lãng phí

Tiêu điểm -  7 tháng

Quyết tâm chống lãng phí đang thổi luồng sinh khí mới, mang lại hy vọng cho dự án chống ngập nghìn tỷ ở TP. HCM thoát khỏi tình trạng 'dậm chân tại chỗ'.

Cần tìm cách chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng

Cần tìm cách chống lãng phí hiệu quả như chống tham nhũng

Tiêu điểm -  8 tháng

Đại biểu Quốc hội cho rằng, chế tài để chống lãng phí đã ban hành nhưng tính răn đe chưa cao, do đó cần tìm cách hiệu quả như chống tham nhũng.

Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành

Trăn trở của ngành du lịch sau sáp nhập tỉnh thành

Leader talk -  19 giờ

Khi địa giới hành chính thay đổi, ngành du lịch cũng cần vẽ lại bản đồ thị trường và thương hiệu phù hợp.

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Saint-Gobain: Tăng tốc nhờ bệ phóng phát triển bền vững

Leader talk -  1 ngày

Saint-Gobain Việt Nam tăng trưởng gấp 4 lần chỉ trong một thập kỷ nhờ đặt tính bền vững là nền tảng xuyên suốt cho quá trình phát triển.

Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?

Thuế thu nhập cá nhân có 'gây áp lực' cho người làm công ăn lương?

Leader talk -  1 ngày

Thuế thu nhập cá nhân sau hơn 15 năm không điều chỉnh đang bộc lộ nhiều bất cập, đặt ra yêu cầu cải cách để phù hợp hơn trong bối cảnh hiện nay.

Ông Hoàng Nam Tiến cảnh báo thế hệ chưa già đã mất việc vì AI

Ông Hoàng Nam Tiến cảnh báo thế hệ chưa già đã mất việc vì AI

Leader talk -  4 ngày

Theo ông Hoàng Nam Tiến, câu chuyện về AI sẽ mở ra một kỷ nguyên mới, vẽ lại bản đồ lao động và mô hình kinh doanh toàn cầu.

Quy hoạch không gian các vùng phát triển: Hướng đi nào cho phát triển bền vững?

Quy hoạch không gian các vùng phát triển: Hướng đi nào cho phát triển bền vững?

Leader talk -  4 ngày

Quy hoạch không gian phát triển các đơn vị hành chính mới làm thế nào phát huy được sức mạnh tổng thể, đảm bảo lợi ích bền vững về dài hạn?

OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính

OCB bổ nhiệm giám đốc tài chính

Tài chính -  12 giờ

Ngân hàng Phương Đông (HOSE: OCB) vừa công bố thông tin bổ nhiệm ông Nguyễn Đức Hiếu đảm nhận vai trò giám đốc tài chính kể từ ngày 15/7/2025. Ông hiện cũng đang giữ vai trò giám đốc khối thị trường tài chính.

SeABank tổ chức 'Ngày hội đổi rác lấy quà'

SeABank tổ chức 'Ngày hội đổi rác lấy quà'

Nhịp cầu kinh doanh -  13 giờ

Hướng đến mục tiêu xây dựng lối sống xanh và nâng cao ý thức phân loại rác trong cộng đồng, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank, HOSE: SSB) phối hợp cùng Công ty TNHH MTV Môi trường đô thị Hà Nội (URENCO) triển khai chương trình thường kỳ “Ngày hội đổi rác lấy quà” tại trụ sở SeABank số 25 Trần Hưng Đạo, phường Hoàn Kiếm, Hà Nội.

'Chạm vị nhân sinh': Triển lãm nghệ thuật đa giác quan gây sốt giới trẻ Hà Nội

'Chạm vị nhân sinh': Triển lãm nghệ thuật đa giác quan gây sốt giới trẻ Hà Nội

Ống kính -  14 giờ

Hành trình “chạm” để lắng nghe, thấu hiểu, đánh thức cảm xúc sống diễn ra từ ngày 11/07 đến hết ngày 13/7/2025 tại Nhà hát lớn Hà Nội.

SHB ra mắt máy CRM - 'điểm chạm' giao dịch mới cho khách hàng

SHB ra mắt máy CRM - 'điểm chạm' giao dịch mới cho khách hàng

Nhịp cầu kinh doanh -  17 giờ

Nhằm tiếp tục nâng cao trải nghiệm người dùng, SHB triển khai lắp đặt và vận hành máy giao dịch tự động thế hệ mới CRM (Cash Recycling Machine) với tính năng ưu việt, giúp khách hàng chủ động thực hiện nộp/rút tiền ở bất kỳ thời điểm nào trong ngày.

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tổng giám đốc Warburg Pincus: Đồng hành công - tư đang tạo nên môi trường đầu tư hấp dẫn

Tài chính -  19 giờ

Việt Nam dần trở thành tâm điểm thu hút sự chú ý của các quỹ đầu tư quốc tế với tiềm năng tăng trưởng cao và sự đồng hành của các cơ quan quản lý.

Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo

Masan huy động khoản vay 300 triệu USD không tài sản đảm bảo

Tài chính -  19 giờ

Masan huy động thành công 300 triệu USD vay không tài sản đảm bảo, giảm mạnh chi phí lãi vay và đảm bảo thanh toán nợ đến năm 2026.

Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan

Giá vàng hôm nay 11/7: Tăng tiếp do lo ngại thuế quan

Vàng -  19 giờ

Giá vàng hôm nay 11/7 không thay đổi đối với cả vàng miếng và vàng nhẫn SJC. Tuy nhiên, giá vàng quốc tế vẫn đang tiếp tục tăng do lo ngại thuế quan.

Đọc nhiều