Tiêu điểm
Đơn giản hóa thủ tục đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng
Các bộ ngành cần rà soát, đề xuất cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản.
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa ban hành chỉ thị tiếp tục cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính phục vụ người dân, doanh nghiệp.
Chỉ thị nêu rõ nhiều quy định, thủ tục hành chính chồng chéo, mâu thuẫn, phức tạp; giải quyết còn qua nhiều tầng nấc, khâu trung gian. Trong khi đó, việc cắt giảm, tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp, người dân hạn chế, tại một số cơ quan vẫn còn tình trạng nhũng nhiễu, tiêu cực.
Việc tiếp nhận, giải quyết thủ tục hành chính chủ yếu theo phương thức hồ sơ giấy truyền thống, theo địa giới hành chính.
Thủ tướng yêu cầu các bộ ngành khẩn trương rà soát, đề xuất phương án cắt giảm, đơn giản hóa thủ tục hành chính, nhất là trong lĩnh vực đất đai, nhà ở xã hội, tín dụng, tài nguyên khoáng sản… và các giấy phép liên quan đến hoạt động kinh doanh.
Các bộ ngành phải gửi đề xuất đến Văn phòng Chính phủ chậm nhất trong tháng 5, để tổng hợp, báo cáo Thủ tướng.
Đất đai là lĩnh vực duy nhất trong các lĩnh vực được Liên đoàn Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) khảo sát ghi nhận ngày càng nhiều doanh nghiệp phản ánh về thủ tục hành chính phiền hà, theo báo cáo PCI mới nhất.
Thảo luận tại tổ trong kỳ họp Quốc hội năm ngoái, Thủ tướng Phạm Minh Chính cũng đã bày tỏ trăn trở rằng thủ tục hành chính về đất đai quá nhiều, làm mất thời gian và mất luôn cơ hội của người dân và doanh nghiệp.
Thị trường bất động sản hiện đang phục hồi chậm. Việc triển khai gói cho vay nhà ở xã hội 120 nghìn tỷ đồng chưa đạt yêu cầu. Một số cơ chế, chính sách, quy định, thủ tục hành chính còn chồng chéo, rườm rà, chậm được sửa đổi.
Đây là những vấn đề kìm hãm đà tăng trưởng kinh tế năm nay, Phó thủ tướng Lê Minh Khái báo cáo tại kỳ họp thứ 7, Quốc hội khóa XV vào hôm qua.
Tại Diễn đàn Doanh nghiệp Việt Nam (VBF) mới nhất, nhiều doanh nghiệp nước ngoài cũng cho biết các thủ tục hành chính phức tạp là rủi ro hàng đầu khi vào Việt Nam.
Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam (JCCI) cho biết, trong phát triển cơ sở hạ tầng quy mô lớn, như các dự án xây dựng nhà máy điện, phát triển đô thị, có những trường hợp phải mất hơn 10 năm mới hoàn thành thủ tục.
Nguyên nhân là do chậm trễ trong việc chuyển đổi mục đích sử dụng đất và cấp các giấy phép liên quan, dẫn đến chậm trễ trong dự án cơ sở hạ tầng.
Tại chỉ thị lần này, Thủ tướng cũng yêu cầu việc cải cách, cắt giảm thủ tục hành chính phải thực hiện ngay trong quá trình xây dựng văn bản quy phạm pháp luật. Đồng thời chỉ ban hành và duy trì những thủ tục thật sự cần thiết và chi phí tuân thủ thấp nhất.
Ông cũng giao các bộ ngành tập trung triển khai Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022 - 2025 tầm nhìn đến năm 2030 (Đề án 06), xử lý dứt điểm các điểm nghẽn về thể chế, hạ tầng công nghệ thông tin, dữ liệu, nguồn nhân lực và kinh phí.
Các bộ ngành cần bảo đảm điều kiện cần thiết để chuyển đổi sang sử dụng VNeID là tài khoản duy nhất trong thực hiện thủ tục hành chính, cung cấp dịch vụ công trên môi trường điện tử từ ngày 1/7/2024 theo Nghị định 59/2022.
Về triển khai thí điểm Mô hình mẫu Bộ phận Một cửa cung cấp dịch vụ công theo hướng kết hợp bộ phận một cửa của các đơn vị hành chính các cấp trên địa bàn: Hà Nội, TP.HCM, Bình Dương, Quảng Ninh chủ trì, phối hợp với Văn phòng Chính phủ và các cơ quan liên quan tổ chức triển khai thí điểm trong năm 2024 trước khi tổng kết, nhân rộng vào năm 2025.
Mục tiêu của việc này nhằm tạo thuận lợi nhất cho người dân, doanh nghiệp thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công không phụ thuộc địa giới hành chính.
Nhà đầu tư ngoại lần nữa than phiền về thủ tục
Chính phủ duyệt đề xuất 3 luật về đất đai, bất động sản có hiệu lực từ 1/7
Chính phủ đã thông qua đề nghị đưa Luật Đất đai 2024, Luật Kinh doanh bất động sản và Luật Nhà ở sửa đổi có hiệu lực sớm hơn nửa năm.
Cập nhật PCI: Đất đai là lĩnh vực phiền hà nhất
Đất đai là lĩnh vực duy nhất ghi nhận ngày càng nhiều doanh nghiệp phản ánh về thủ tục hành chính phiền hà, theo báo cáo PCI.
Các điều kiện để sớm thi hành Luật Đất đai
Theo Thứ trưởng Bộ Tài nguyên và môi trường Lê Minh Ngân, các bộ ngành đang huy động mọi nguồn lực, gấp rút hoàn thành các điều kiện để đưa Luật Đất đai có hiệu lực sớm từ 1/7.
Luật Đất đai có thể có hiệu lực sớm từ 1/7
Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính vừa có chỉ đạo nóng về việc triển khai thi hành Luật Đất đai năm 2024, nhằm có cơ sở đề xuất Quốc hội cho phép luật có hiệu lực sớm từ 1/7 thay vì 1/1/2025.
Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch
Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.
Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?
Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?
Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?
Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn: Nền giáo dục hạnh phúc tạo ra cộng đồng hạnh phúc
Trọng tâm của giáo dục đang thay đổi, theo Bộ trưởng Giáo dục và đào tạo, hướng tới phát triển con người biết sống hạnh phúc, tạo ra hạnh phúc cho mình và cộng đồng.
Gen Z: Làn gió mới của thị trường bất động sản và cách hoá giải thách thức quản trị
Thấu hiểu con người và tâm tư của nhân sự trẻ để tạo môi trường giúp họ phát huy tối đa tiềm năng là chìa khóa giúp doanh nghiệp vươn xa.
Bộ quy tắc đạo đức mới quyết định tương lai môi giới bất động sản
Bộ quy tắc đạo đức và ứng xử nghề nghiệp môi giới bất động sản vừa được công bố đã đánh dấu bước tiến quan trọng trong việc xây dựng ngành môi giới chuyên nghiệp, bền vững.
Nhiều đổi mới ở Giải thưởng Sách Quốc gia lần VII
Giải thưởng Sách Quốc gia, sự kiện văn hóa thường niên khởi xướng từ năm 2017, đã lan tỏa tri thức và giá trị văn hóa đến với độc giả.