Tiêu điểm
OECD cảnh báo nhiều rủi ro với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
OECD dự báo tăng trưởng kinh tế Việt Nam ở mức 6,5% trong năm nay.
Tổ chức Hợp tác và phát triển kinh tế (OECD) mới đây đánh giá nền kinh tế Việt Nam sẽ duy trì được đà tăng trưởng từ năm 2022 trở đi, với dự báo tăng trưởng GDP thực tế sẽ ở mức 6,5% vào năm 2023, và duy trì tốc độ 6,6% vào năm 2024.
Nhu cầu nội địa sẽ tiếp tục gia tăng do các hạn chế kiểm dịch đang được dỡ bỏ. Đầu tư của doanh nghiệp sẽ vững chắc khi nguồn vốn đầu tư nước ngoài đang quay trở lại.
Đầu tư của chính phủ, gồm cả gói kích thích kinh tế mới nhất cũng được cho là sẽ thúc đẩy tăng trưởng, OECD đánh giá trong báo cáo mới đây về kinh tế Việt Nam 2023.
Tuy nhiên, tổ chức này cũng lưu ý rằng, giá năng lượng và lương thực cao đang đè nặng lên triển vọng kinh tế. Đặc biệt, mặc dù tỷ lệ hộ nghèo được dự báo sẽ tiếp tục giảm theo đánh giá của Ngân hàng Thế giới, sức mua của các hộ gia đình lại đang bị ảnh hưởng, và tăng trưởng tiêu dùng tư nhân sẽ giảm bớt sau khi phục hồi mạnh mẽ từ mức đáy của quý III/2021.
Xung đột kéo dài ở Ukraine đang tác động tới thương mại toàn cầu, và các chuỗi cung ứng đang bị gián đoạn. Tuy nhiên, tác động trực tiếp của cuộc xung đột đối với Việt Nam là hạn chế, và nhu cầu bên ngoài dự kiến sẽ ổn định.
Chính sách Covid-19 thay đổi của Trung Quốc đang gây thêm bất ổn cho thương mại của khu vực, nhưng điều này cũng sẽ giúp tăng sức hấp dẫn tương đối của Việt Nam như một điểm đến đầu tư.
Trong bối cảnh đó, việc thực hiện những cải cách cơ cấu, đặc biệt là cải cách nhằm cải thiện môi trường kinh doanh, là rất quan trọng để đạt được sự phục hồi mạnh mẽ và thúc đẩy tăng trưởng trong trung hạn, OECD nhấn mạnh.
Những rủi ro với tăng trưởng kinh tế Việt Nam
Theo OECD, các yếu tố theo hướng tiêu cực sẽ là xu hướng chủ đạo.
Cụ thể, đại dịch toàn cầu chưa kết thúc, và sự xuất hiện của các biến thể virus mới dễ lây lan hơn, có thể sẽ đòi hỏi tái áp đặt các biện pháp kiểm dịch chặt chẽ, làm gia tăng gián đoạn chuỗi cung ứng.
Nếu nền kinh tế toàn cầu rơi vào suy thoái do lạm phát gia tăng, và việc thắt chặt tiền tệ liên quan, cũng như xung đột kéo dài ở Ukraine, có thể tác động nghiêm trọng tới một Việt Nam vốn phụ thuộc cao vào thương mại.
Bên cạnh đó, nếu tăng trưởng của Trung Quốc giảm tốc, nhu cầu bên ngoài có thể trở nên dễ biến động hơn, và chứng kiến những giai đoạn suy yếu dai dẳng.
Lạm phát duy trì ở mức cao hơn so với dự báo hiện thời có thể làm suy yếu sức mua của các hộ gia đình, và ngăn cản sự phục hồi, làm gia tăng tỷ lệ nghèo khổ.
Đáng chú ý, việc thắt chặt chính sách tiền tệ nhanh chóng hơn ở các nền kinh tế phát triển sẽ gây áp lực giảm tỷ giá hối đoái, và đòi hỏi thắt chặt đột ngột chính sách tiền tệ của Việt Nam, làm tổn hại tới công cuộc phục hồi đang trong giai đoạn khởi đầu. Việc này cũng sẽ đòi hỏi thắt chặt tài khóa, làm suy yếu hơn nữa nhu cầu trong nước.
Ở chiều tích cực, OECD đánh giá bước tăng trưởng mạnh mẽ hơn dự kiến của nền kinh tế Mỹ có thể thúc đẩy xuất khẩu hơn nữa.
Trong bối cảnh môi trường bên ngoài ngày càng bất định, các nhà đầu tư nước ngoài cũng có thể ngày càng đánh giá cao môi trường đầu tư ổn định của Việt Nam.
Một số khuyến nghị
Về cải thiện chính sách kinh tế vĩ mô và tính bền vững tài khóa, OECD khuyến nghị Việt Nam cân nhắc hỗ trợ tài chính có trọng tâm cho các hộ gia đình bị ảnh hưởng nặng nề bởi giá năng lượng và lương thực cao.
Cùng với đó, tăng tốc giải ngân vốn đầu tư công, bao gồm cả việc đơn giản hóa các thủ tục và quy định về đầu tư công.
OECD lưu ý Việt Nam cần tăng lãi suất điều hành sớm hơn nếu có dấu hiệu cho thấy lạm phát đang tăng nhanh hơn, và kéo dài hơn dự kiến.
Việt Nam cũng cần chuẩn bị một kế hoạch củng cố tài khóa trung hạn cụ thể để tăng thêm nguồn thu, cải thiện hiệu quả chi tiêu; mở rộng cơ sở thuế bằng cách giảm bớt các khoản miễn, giảm thuế thu nhập cá nhân và doanh nghiệp.
Về tăng cường hoạt động của hệ thống an sinh xã hội, theo OECD, Việt Nam cần hạn chế việc cho phép rút bảo hiểm xã hội một lần với những người chưa đến tuổi về hưu, tiến tới xóa bỏ cơ chế này.
Không chỉ vậy, cần đơn giản hóa và giảm bớt các gánh nặng hành chính và tài chính cho các hộ kinh doanh để khuyến khích họ chính thức hóa và phát triển.
Tìm cách tăng tốc doanh nghiệp trong tăng trưởng xanh
Ngân hàng thận trọng với mục tiêu tăng trưởng lợi nhuận 2023
Theo VNDirect, cân nhắc đến các yếu tố nhu cầu tín dụng thấp hơn, chi phí tín dụng cao hơn và tăng nợ xấu, 10/15 ngân hàng thương mại đã đặt tăng trưởng lợi nhuận năm 2023 thấp hơn năm 2022.
Công nghiệp ảm đạm, Bắc Ninh ‘đứng bét’ về tăng trưởng kinh tế
Từ một tỉnh dẫn đầu cả nước về sản xuất công nghiệp, Bắc Ninh đã ghi nhận sự sụt giảm đáng kể, khi sản xuất sản phẩm điện tử, máy vi tính và sản phẩm quang học giảm tới gần 20%.
ADB: Động lực chính cho phục hồi và tăng trưởng 2023
ADB đánh giá việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân 30 tỷ USD đầu tư công là rất quan trọng, tạo động lực mạnh mẽ cho nền kinh tế.
3 thách thức với tăng trưởng 2023
Theo Ngân hàng Thế giới, các nền kinh tế Đông Á - Thái Bình Dương phải đối mặt với ba thách thức quan trọng khi các nhà hoạch định chính sách phải hành động để duy trì và đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế sau Covid-19.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
Thủ tướng: Thiết kế chính sách để phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn
Thủ tướng khẳng định phát triển kinh tế tư nhân là không giới hạn, yêu cầu khẩn trương hoàn thiện cơ chế, chính sách để tạo đà tăng trưởng bền vững.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Tập đoàn TH khánh thành nhà máy chế biến sữa quy mô lớn tại Nga
Nhà máy đặt tại Kaluga có công suất 1.000 tấn/ngày. Trong đó giai đoạn 1 là 500 tấn/ngày, thuộc nhóm nhà máy có công suất chế biến hàng đầu Liên bang Nga.
Nhóm công ty gia đình Johnathan Hạnh Nguyễn giảm tỷ lệ sở hữu tại Sasco
Sau 11 năm nắm giữ cổ phiếu Sasco, lần đầu tiên doanh nghiệp liên quan đến ông Johnathan Hạnh Nguyễn đăng ký bán ra hơn 1,3 triệu cổ phiếu.
Chủ tịch VNG: Bản sắc của chúng tôi là đương đầu thách thức
Chủ tịch VNG, ông Lê Hồng Minh khẳng định, ngay cả trong những thời điểm khó khăn nhất, người VNG vẫn luôn trung thành với bản sắc của mình.