Diễn đàn quản trị
PCI Quảng Ninh nhìn từ chuyện xây dựng thương hiệu địa phương
Quảng Ninh dựa vào các tiêu chí và có nghiên cứu định lượng cũng như lắng nghe tiếng nói của người dân và doanh nghiệp, dám nhìn thẳng vào những vấn đề tồn đọng để từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện qua từng con số và tiêu chí đánh giá của PCI.
Gần 15 năm trước, khi Tổng cục Biển đảo được thành lập, chuyên gia thương hiệu Võ Văn Quang được mời đến tham luận trong một hội thảo tại Hạ Long về xây dựng kinh tế biển đảo. Đó cũng là lúc ông Quang bắt đầu để ý sâu hơn đến tỉnh Quảng Ninh. Tiếp theo là các tham luận trong "Hội thảo xây dựng thương hiệu Vịnh Hạ Long" do ITDR Viện Nghiên cứu phát triển du lịch phối hợp tổ chức. Đó là những cơ hội theo dõi quan sát quá trình chuyển mình của Quảng Ninh – Hạ Long những năm gần đây.
Là một người từng có nhiều bài viết trên trang truyền thông của Phòng Thương mại và công nghiệp Việt Nam (VCCI) kể từ khi bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) lần đầu được công bố vào năm 2005, ông Quang nhận thấy, những năm đầu, PCI chưa được Quảng Ninh chú trọng. Vị chuyên gia này đã có bài phân tích chuyên sâu chủ đề “PCI và thương hiệu địa phương” ngay từ khi chương trình PCI mới công bố với nhận định địa phương nào làm tốt chỉ số PCI sẽ mang lại kết quả nâng cao giá trị thương hiệu và tác động kinh tế xã hội.
Cho đến giai đoạn 2011-2015 khi ông Phạm Minh Chính (nay là Thủ tướng Chính phủ) làm Bí thư Tỉnh uỷ, mảnh đất có nhiều tiềm năng được ví như một “Việt Nam thu nhỏ" để phát triển bắt đầu thực sự bứt phá và tăng tốc nhờ tư duy cấp tiến và năng lực truyền lửa của người lãnh đạo cũng như cách làm sáng tạo, quyết liệt trong việc thực hiện ba đột phá chiến lược về hạ tầng giao thông, nguồn nhân lực và cải cách hành chính.
Năm 2011, Quảng Ninh chỉ xếp thứ 12 trong bảng xếp hạng PCI thì đến năm 2015 đã vươn lên vị trí thứ ba, lên ngôi á quân một năm sau đó và liên tục duy trì vị thế dẫn đầu trong 5 năm qua.
Hơn mười năm trước, Quảng Ninh đã xác định coi PCI là một trong những yếu tố trung tâm đóng góp cho câu chuyện chiến lược phát triển kinh tế và thương hiệu của tỉnh.
Điều khiến ông Quang ấn tượng là nỗ lực minh bạch hoá bộ máy hành chính của Quảng Ninh, đặc biệt là sau khi ông đến thăm khu trung tâm hành chính công tỉnh Quảng Ninh đặt tại Hạ Long, như một bước tiên phong trong việc thực hiện cuộc cách mạng cải tổ bộ máy quản trị hành chính.
Trung tâm được đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị đồng bộ, cũng như chú trọng tới nhân tố bộ máy, con người nhằm mục tiêu xây dựng một nền hành chính hiện đại. Trung tâm này góp phần tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân trong việc tìm hiểu, tra cứu thông tin về thủ tục hành chính, là cầu nối giữa nhân dân và chính quyền, từ đó việc giải quyết thủ tục hành chính được thuận lợi, dễ dàng, nhanh chóng hơn.
Tại Đại hội Đảng bộ tỉnh lần thứ XV, Quảng Ninh lần đầu tiên và duy nhất trong cả nước đưa mục tiêu "hàng năm giữ vững vị trí nhóm đầu về các chỉ số PCI, PAR Index, SIPAS và PAPI" vào văn kiện.
Tỉnh này cũng đi đầu trong việc xây dựng và công bố chỉ số đánh giá năng lực cạnh tranh cấp sở, ngành, huyện thị (DDCI) bài bản và chuyên nghiệp. Thậm chí, tỉnh còn chủ động khai thác mạng xã hội để tương tác, cung cấp thông tin và xử lý phản hồi của doanh nghiệp và người dân…
Quảng Ninh quan điểm, tiếp tục đổi mới mạnh mẽ tư duy quản lý từ mệnh lệnh sang phục vụ - kiến tạo, lấy sự hài lòng của người dân, tổ chức là thước đo đánh giá chất lượng phục vụ và chất lượng điều hành của cơ quan hành chính nhà nước từ cấp tỉnh đến cấp cơ sở.
Để làm được những điều đó, tư duy quản trị của người làm lãnh đạo đóng vai trò quyết định. Khi Quảng Ninh đã về nhất và giữ vững vị thế, Bí thư tỉnh uỷ quảng Ninh Nguyễn Xuân Ký trong các cuộc họp vẫn không ngừng nhấn mạnh rằng không có điểm dừng trên hành trình cải cách.
Việc xác định theo đuổi các chỉ số PCI đã giúp Quảng Ninh dẫn đầu nhiều năm liền, từ đó mang lại những quả ngọt về kinh tế - xã hội, làm thay đổi diện mạo của một địa phương. Sự chuyển đổi và cấp tiến trong tư duy lãnh đạo thể hiện qua các quyết sách trong hơn 10 năm qua, tạo nên một thương hiệu, “ngôi sao cải cách” như nguyên Chủ tịch VCCI Vũ Tiến Lộc từng nhận định.
“Điều ấn tượng về Quảng Ninh là có thể lan toả từ lãnh đạo cấp cao nhất đến các ban ngành, tới doanh nghiệp và người dân, nâng văn hoá của cả cộng đồng lên”, ông Quang nói.
Cái hay của Quảng Ninh, từ góc nhìn của một chuyên gia quản trị thương hiệu là Quảng Ninh dựa trên bộ mười tiêu chí PCI để chấm điểm các cấp chính quyền.
Điều này cũng tương tự với tư tưởng của cách làm marketing hiện đại là lấy khách hàng làm trung tâm, có nghĩa là đặt người dân và doanh nghiệp ở vị trí trung tâm để phục vụ, để người dân và doanh nghiệp đánh giá hệ thống chính quyền thay vì chính quyền tự nhận xét chính mình.
“Vào thời điểm đó là cuộc cách mạng về nhận thức đối với các tỉnh thành vì nhiều địa phương vẫn bàng quan nghĩ rằng kinh tế thị trường là do doanh nghiệp mà không liên quan đến chính quyền”, ông Quang nói.
“Thực chất nếu chính quyền không thay đổi tư duy theo hướng phục vụ khách hàng (customer centric) như bản chất của kinh tế thị trường thì địa phương ấy không thể thu hút doanh nghiệp đầu tư và tạo sức mạnh toàn dân”, vị chuyên gia nhận định thêm.
Một điểm chung nữa giữa cách làm của Quảng Ninh với marketing hiện đại là Quảng Ninh dựa vào các tiêu chí và có nghiên cứu định lượng cũng như lắng nghe tiếng nói của “khách hàng” và dám nhìn thẳng vào các vấn đề để từ đó đưa ra các giải pháp cải thiện qua từng con số.
Có thể nói, Quảng Ninh đã thực hiện có hiệu quả một chiến lược dài hạn mà trong đó 5 năm đầu là thời gian chuẩn bị từ tư duy đến nguồn lực cho sự chuyển mình mạnh mẽ và đột phá trong những năm tiếp theo.
Là một chuyên gia thương hiệu, ông Quang cũng đánh giá cao câu chuyện xây dựng thương hiệu PCI của Quảng Ninh. Đó phải là một cái nền vững chắc, một nguồn nguyên liệu đa dạng và chất lượng để câu chuyện thương hiệu được lan toả một cách tự nhiên, rất thật mà không cần tô vẽ.
Khi đã có nguồn “nguyên liệu” phong phú, Quảng Ninh cũng đẩy mạnh lan toả câu chuyện PCI đến toàn bộ người dân của tỉnh như một lời khẳng định và cam kết của những người làm lãnh về việc xây dựng một bộ máy chính quyền liêm chính và vì dân. Bên cạnh đó, câu chuyện thương hiệu PCI của Quảng Ninh cũng được đẩy mạnh qua các kênh truyền thông của tỉnh cũng như lan toả qua các kênh truyền thông khắp cả nước như một điển hình về cải cách.
“Họ có tư duy hiện đại và cấp tiến, đúng nghĩa kinh tế thị trường, đúng là marketing địa phương”, ông Quang nói.
Đó vừa là cơ hội để Quảng Ninh quảng bá thương hiệu nhưng cũng đồng thời là thách thức cho một tỉnh đã 5 năm liên tiếp giữ vị trí quán quân PCI.
Trong khi các tỉnh thành khác vẫn không ngừng nỗ lực cải cách để thăng hạng do dư địa còn rất lớn thì Quảng Ninh vốn đang có ấn tượng rất tốt với người dân cả nước cũng phải nỗ lực hơn trong hành trình cải cách nếu muốn giữ vững vị thế khi dư địa đang dần thu hẹp.
Những cuộc họp bàn về cách thức cải thiện các chỉ số thành phần trong bảng xếp hạng PCI, những cuộc đối thoại thường xuyên với doanh nghiệp,…đã minh chứng cho những nỗ lực không ngừng nghỉ của lãnh đạo tỉnh này.
Không có điểm dừng trên hành trình cải cách của Quảng Ninh
Quảng Ninh bàn kế giữ ngôi vương PCI
Với lãnh đạo Quảng Ninh, không thể hài lòng với kết quả hiện tại mà phải xác định cần nỗ lực nhiều hơn để có thể tiếp tục cải cách hành chính, cải thiện môi trường đầu tư kinh doanh một cách hiệu quả.
Quảng Ninh đứng đầu chỉ số hài lòng về sự phục vụ hành chính
Năm 2021, Quảng Ninh đứng thứ hai trong bảng xếp hạng chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và lần thứ ba liên tiếp đứng đầu về chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS).
Lý do Quảng Ninh 'được lòng' doanh nghiệp
Dù đã 5 năm liên tiếp dẫn đầu cả nước trong bảng xếp hạng chỉ số cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) nhưng Quảng Ninh vẫn không ngừng nỗ lực trên hành trình cải cách, thường xuyên chủ động tìm cách lắng nghe tiếng nói của doanh nghiệp và tỏ rõ tinh thần cầu thị.
Quảng Ninh lần thứ 5 liên tiếp dẫn đầu bảng xếp hạng PCI
Trong bảng xếp hạng chỉ số năng lực cạnh tranh cấp tỉnh (PCI) năm 2021, Quảng Ninh cũng là tỉnh duy nhất được xếp hạng chất lượng điều hành kinh tế "rất tốt".
Aqua City của Novaland được gỡ vướng
Sau hơn hai năm đình trệ xây dựng do vướng vấn đề pháp lý, dự án Aqua City do Tập đoàn Novaland phát triển tại Đồng Nai đã thoát bế tắc.
Để không phải hối tiếc trong sự nghiệp sau tuổi 35
Việc chủ động phát triển bản thân, xây dựng và duy trì các mối quan hệ cùng thái độ cởi mở với thay đổi là những yếu tố quan trọng.
Hạnh phúc trong giáo dục: Xu hướng toàn cầu và ứng dụng tại Việt Nam
Hội thảo “Hạnh phúc trong Giáo dục” 2024 là cơ hội để nhà lãnh đạo giáo dục, giáo viên, và phụ huynh cùng thảo luận, khám phá những giải pháp xây dựng môi trường học đường tích cực, bền vững.
Đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam: Cơ hội lớn hay thách thức vượt tầm doanh nghiệp Việt?
Dự án đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam được kỳ vọng sẽ thay đổi diện mạo hạ tầng giao thông và tạo cú hích lớn cho nền kinh tế. Tuy nhiên, dự án này cũng đặt ra nhiều câu hỏi về khả năng tham gia của nhà thầu xây dựng trong nước.
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC cùng thúc đẩy pin lưu trữ
VinFast Energy, Schneider Electric và ESEC hợp tác thúc đẩy giải pháp pin lưu trữ và quản lý năng lượng, hướng đến một tương lai bền vững.
WinMart cùng 11 thương hiệu 'tung' ưu đãi khủng mừng sinh nhật 10 tuổi
WinMart kỷ niệm 10 năm với đại sứ WINNIE, ưu đãi hấp dẫn từ 11 thương hiệu lớn trong Tuần lễ thương hiệu diễn ra từ ngày 21/11 đến 4/12.
Sức hút của môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập
Xây dựng môi trường làm việc đa dạng và hòa nhập không chỉ mang đến nhiều cơ hội cho tất cả mà còn tác động tích cực đến kết quả kinh doanh của doanh nghiệp.