Tài chính
Phá kỷ lục lợi nhuận, Techcombank hướng tới vốn hóa 20 tỷ USD cuối 2025
Chủ tịch Hồ Hùng Anh cho biết Techcombank tự tin sẽ lặp lại những kỳ tích như giai đoạn IPO cổ phiếu vào năm 2017.
Tiếp tục phá kỷ lục lợi nhuận
“Techcombank chưa bao giờ mạnh mẽ và thành công như hiện nay”, Tổng giám đốc Techcombank Jens Lottner chia sẻ tại đại hội cổ đông thường niên 2025 hôm nay.
Thông điệp mạnh mẽ của ông Jens Lottner được hỗ trợ bởi mức lợi nhuận kỷ lục của nhà băng năm 2024, đạt 27.500 tỷ đồng. Tỷ suất sinh lời trên tài sản tiếp tục dẫn đầu ngành ngân hàng.
Tẹchcombank cũng tiếp tục là ngân hàng dẫn đầu tuyệt đối về thu nhập phí, chiếm khoảng 13% tổng thu nhập phí toàn ngành.
Ông Jens Lottner cho biết, nhà băng hiện chiếm hơn 50% thị phần trên thị trường trái phiếu (ngoại trừ trái phiếu ngân hàng), cho thấy sự phục hồi rõ nét và một sự trở lại đầy mạnh mẽ. Với lĩnh vực bán chéo bảo hiểm, dù có sự điều chỉnh do thay đổi đối tác từ Manulife sang AIA và FWD, Techcombank vẫn duy trì được vị thế vững chắc.
Sang năm 2025, Techcombank dự kiến tiếp tục phá vỡ kỷ lục lợi nhuận cũ khi đặt mục tiêu lợi nhuận trước thuế đạt 31.500 tỷ đồng, tăng 14,4% so với năm 2024. Tăng trưởng tín dụng dự kiến hơn 740 nghìn tỷ đồng, tăng 16,4%, và con số này có thể cao hơn nếu được Ngân hàng Nhà nước cho phép. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát thấp hơn 1,5%.
Theo lãnh đạo Techcombank cho biết, ngân hàng tiếp tục hướng tới trở thành ngân hàng đầu tiên ứng dụng AI toàn diện, thông qua nâng cao hơn nữa năng lực AI.
Trong đó mở rộng hệ sinh thái với các dịch vụ ngân hàng phi truyền thống, đóng vai trò dẫn dắt trong hành trình cung cấp các sản phẩm và dịch vụ tài chính và phi tài chính cung cấp bởi ngân hàng cùng các đối tác trong hệ sinh thái.
Đánh giá về những thách thức mà kinh tế Việt Nam có thể phải đối mặt trước những bất lợi về chính sách thuế quan của Mỹ, Tổng Giám đốc Techcombank cho rằng đây cũng là cơ hội để Việt Nam tăng tốc đầu tư công nghệ, đa dạng hóa thị trường xuất khẩu và thúc đẩy tiêu dùng nội địa.
"Trong bối cảnh đó, sự đầu tư của chúng tôi vào dữ liệu, số hóa và nhân tài, cùng sự vững mạnh của mô hình kinh doanh đã được kiểm chứng qua các chu kỳ thị trường, sẽ giúp Techcombank sẵn sàng tăng tốc, dẫn đầu trong kỷ nguyên vươn mình của Việt Nam", ông Jens Lottner nói.
Song hành với kế hoạch kinh doanh đầy tham vọng, Techcombank cũng gia tăng lợi ích cho các cổ đông khi thông qua kế hoạch chia cổ tức 10% bằng tiền mặt.

Với hơn 7 tỷ cổ phiếu đang lưu hành, số tiền Techcombank dự kiến chi trả cổ tức bằng tiền mặt là hơn 7.000 tỷ đồng. Nguồn chi trả cổ tức đến từ lợi nhuận chưa phân phối của ngân hàng.
Ban lãnh đạo Techcombank cho biết, nhà băng hoàn toàn có thể duy trì chính sách trả cổ tức, trong khi vẫn tiếp tục đà tăng trưởng cao và đảm bảo tỷ lệ an toàn vốn cấp 1 từ 14-15%.
“Đầu tư vào Techcombank, cổ đông vừa có thu nhập trực tiếp đến từ cổ tức tiền mặt, trong khi vẫn tối ưu hóa lợi ích từ tiềm năng tăng giá dựa trên vị thế dẫn đầu của ngân hàng tại thị trường tài chính Việt Nam và trong khu vực", ban lãnh đạo Techcombank nhìn nhận
Ngoài chia cổ tức tiền mặt, Techcombank cũng phát hành hơn 21 triệu cổ phiếu với giá 10.000 đồng, tương đương với hơn 210 tỷ đồng trong chương trình ESOP cho người lao động.
Giữ vững mục tiêu vốn hóa 20 tỷ USD
Chia sẻ tại đại hội, Chủ tịch Techcombank Hồ Hùng Anh khẳng định, cam kết lớn nhất mà ban lãnh đạo nhà băng đang theo đuổi là đạt được giá trị vốn hoá 20 tỷ USD vào cuối năm 2025.
Ông Hùng Anh cho biết, năm 2018, khi Techcombank IPO lần đầu tiên, thị trường định giá Techcombank gấp 4,5 lần.
Hiện nay, vốn chủ sở hữu của Techcombank đạt khoảng gần 170.000 tỷ đồng. Với lợi nhuận kỳ vọng trong năm nay, cùng một số thuận lợi như thị trường trái phiếu quay trở lại, các nhà đầu tư tin tưởng hơn, thị trường bất động sản có tín hiệu hồi phục - đây là những phương diện mà Techcombank có thế mạnh
Ngoài ra, Techcombank đang phát triển các dịch vụ đáp ứng nhu cầu toàn diện của người dùng và ngày càng khẳng định vị thế của mình.
Chủ tịch Techcombank nhìn nhận, các yếu tố như thuế quan cũng có tác động không nhỏ đến chiến lược của ngân hàng, nhưng Techcombak vẫn hi vọng sẽ dần đạt được các mục tiêu của mình.
"Các cổ đông cũ của Techcombank có thể nhớ lại năm 2017, giá cổ phiếu Techcombank chỉ ở mức 10.000 - 15.000 đồng/cổ phiếu. Nhưng khi IPO thành công, giá cổ phiếu đạt 127.000 đồng chỉ trong hơn một năm.
Tất nhiên, chúng tôi không nói rằng kỳ tích đó sẽ lặp lại, nhưng với nền tảng hiện nay của Techcombank, chúng tôi hoàn toàn có thể tin rằng mình sẽ đạt được những cột mốc như vậy", Chủ tịch Techcombank cho hay.

Một yếu tố quan trọng có thể thúc đẩy giá trị của Techcombank trong thời gian tới có thể là việc IPO công ty chứng khoán Techcombank (TCBS).
Ông Hùng Anh chia sẻ, Techcombank dự kiến sẽ IPO TCBS vào cuối năm nay. Tuy nhiên, việc này sẽ phụ thuộc rất nhiều vào thị trường tài chính, xu hướng thị trường và một số vấn đề liên quan đến việc nâng hạng thị trường cổ phiếu Việt Nam.
Techcombank đạt lợi nhuận hơn 7.200 tỷ đồng trong quý đầu năm 2025
Techcombank mang tinh hoa Pháp về Việt Nam, tôn vinh di sản văn hóa độc bản
Hơn 70 tấn đạo cụ, phục trang đã được vận chuyển trực tiếp từ Pháp về, cùng dàn 120 diễn viên nghệ sĩ opera hàng đầu nước Pháp đã xuất hiện tại Hà Nội, không gian Nhà hát Hồ Gươm được tô điểm với 12 ngàn bông hồng nhung , đêm diễn mà Techcombank độc quyền tài trợ hứa hẹn là món quà văn hóa đẳng cấp quốc tế mang đến cho công chúng và khách hàng.
Techcombank đạt lợi nhuận hơn 7.200 tỷ đồng trong quý đầu năm 2025
Với lợi nhuận trước thuế đạt 7.236 tỷ đồng – mức cao thứ hai từng ghi nhận trong quý đầu năm, Techcombank một lần nữa chứng minh năng lực thích ứng linh hoạt và sức mạnh nội tại bền vững, củng cố niềm tin cho nhà đầu tư trên thị trường chứng khoán.
Techcombank triển khai dịch vụ đặt mua ngoại tệ trực tuyến
Techcombank hợp tác với 247BPO giúp khách hàng tiếp cận nguồn ngoại tệ với tỷ giá cạnh tranh, giao dịch minh bạch, rõ ràng, hạn mức hiển thị chi tiết trên ứng dụng Techcombank Mobile.
Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
AEON Financial muốn hủy thương vụ bán vốn Công ty tài chính PTF của SeABank
Phía AEON Financial cho biết đã phát hiện thông tin kế toán được công bố trước khi chuyển nhượng cổ phần tại Công ty tài chính PTF cho SeABank có sự sai lệch.
Giải quyết 'vùng xám' pháp lý cho thị trường tài sản mã hóa
Thị trường tài sản mã hoá đang đòi hỏi xây dựng khung pháp lý chặt chẽ, khi gần 90% vụ việc liên quan đến tài sản số bị xác minh có dấu hiệu vi phạm hoặc lừa đảo.
Giá vàng hôm nay 9/6: SJC tăng 300 nghìn đồng, chênh lệch với quốc tế lại giãn rộng
Giá vàng hôm nay 9/6 tăng thêm 300 nghìn đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, trong khi thị trường quốc tế giảm giá, làm chênh lệch giá trong nước và thế giới lại nới rộng.
Hội Môi giới bất động sản ra mắt ban điều hành tại Thái Bình
Hội Môi giới bất động sản Việt Nam vừa công bố quyết định thành lập và ra mắt Ban điều hành VARS tại tỉnh Thái Bình.
Phù thủy sàn chứng khoán
Phân tích chiến lược quản trị rủi ro từ “Phù thủy sàn chứng khoán” bằng cách áp dụng tỷ lệ cố định, phân bổ động và hệ thống tự động cho doanh nghiệp chứng khoán.
Sonadezi xoay trục chiến lược trước áp lực mới lên khu công nghiệp
Sonadezi đã thông qua nghị quyết góp vốn làm khu công nghiệp 288ha tại Khánh Hòa, quyết định này nằm trong chiến lược ‘xoay trục’ để thích ứng với bối cảnh mới.
Cơ hội vàng cho ngành nhựa ‘kể câu chuyện khác’
Ngành nhựa đứng trước cơ hội chuyển mình, từ một ngành công nghiệp bị định kiến trở thành ngành công nghiệp hiện đại, có trách nhiệm và bền vững.
Nhiều tân binh muốn chia lại thị trường gọi xe 4 tỷ USD
Thị trường gọi xe sau nhiều năm ổn định thị phần, giờ đây đón nhiều tân binh mới với "sức nóng" tăng dần, cùng quy mô có thể lên tới 9 tỷ USD.
Chủ tịch SHS tham vọng thay đổi tư duy 'chơi chứng khoán' của người Việt
Hai thập kỷ qua, “chơi chứng khoán” đã trở thành cụm từ quen thuộc trên thị trường chứng khoán Việt Nam. Mặc dù vậy, ông Đỗ Quang Vinh, Chủ tịch SHS muốn thay đổi tư duy “chơi” lâu đời đó, đặt niềm tin vào những giá trị dài hạn, bền vững hơn.