Phê duyệt đầu tư dự án PPP cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ
Nhật Hạ
Thứ hai, 09/12/2019 - 14:56
Dự án cao tốc Tuyên Quang - Phú Thọ có tổng mức đầu tư 3.271 tỷ đồng theo hình thức PPP, loại hợp đồng BOT, nhằm giảm ùn tắc giao thông trên tuyến Quốc lộ 2.
Với cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ (kết nối với cao tốc Nội Bài - Lào Cai), thời gian di chuyển từ TP. Tuyên Quang về Hà Nội (đến cầu Nhật Tân) sẽ giảm còn 1 tiếng 35 phút.
Thủ tướng Chính phủ vừa phê duyệt chủ trương đầu tư dự án xây dựng đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ kết nối với cao tốc Nội Bài – Lào Cai theo hình thức hợp đồng BOT.
Theo đó, đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ có tổng chiều dài 40,2 km (gồm qua địa phận tỉnh Tuyên Quang 11,6 km và tỉnh Phú Thọ khoảng 28,6km). Thời gian thực hiện dự án dự kiến là từ năm 2019 đến năm 2023.
Điểm đầu của dự án nằm ở km 0+00 (Quốc lộ 2 - Km127+500) thuộc xã Lưỡng Vượng, thành phố Tuyên Quang, tỉnh Tuyên Quang. Điểm cuối là km 40 + 200 kết nối với núi giao IC9 đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai thuộc thị xã Phú Thọ, tỉnh Phú Thọ.
Tuyến đường trên được thiết kế với 4 làn xe cơ giới, vận tốc Vtk = 80 km/h, B nền = 17 m, B mặt = 14 m.
Dự án này được đầu tư theo hình thức đối tác công tư (PPP), loại hợp đồng BOT với mức tổng đầu tư là 3.271 tỷ đồng, gồm vốn ngân sách trung ương dự kiến 500 tỷ đồng (đã bao gồm 10% dự phòng theo quy định); vốn ngân sách địa phương 10,8 tỷ đồng; vốn chủ sở hữu và vay tín dụng 2.760 tỷ đồng.
Sau khi hoàn thành, nhà đầu tư sẽ xây dựng trạm thu giá dịch vụ sử dụng đường bộ để hoàn vốn đã đầu tư theo quy định của pháp luật với thời gian dự kiến kéo dài 19 năm 2 tháng và bắt đầu thu từ năm 2023.
UBND tỉnh Tuyên Quang là cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với dự án. Tỉnh sẽ chủ trì, phối hợp với các cơ quan liên quan triển khai lập báo cáo nghiên cứu khả thi của dự án, chịu trách nhiệm toàn diện trong việc lựa chọn nhà đầu tư đủ năng lực thực hiện dự án thông qua hình thức đầu thầu.
Đường cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ được kỳ vọng sẽ đáp ứng nhu cầu vận tải ngày càng cao, giảm ùn tắc và tai nạn giao thông trên tuyến Quốc lộ 2 (QL2); rút ngắn thời gian vận chuyển, kết nối giữa tỉnh Tuyên Quang, Phú Thọ với mạng lưới giao thông trong khu vực và hệ thống giao thông quốc gia; nâng cao hiệu quả khai thác của tuyến đường cao tốc Nội Bài - Lào Cai; tạo bước phát triển đột phá về kinh tế - xã hội, thúc đẩy phát triển du lịch của tỉnh Tuyên Quang và tỉnh Phú Thọ nói riêng và khu vực trung du và miền núi phía Bắc nói chung.
Với cao tốc Tuyên Quang – Phú Thọ, thời gian di chuyển từ TP. Tuyên Quang về Hà Nội (đến cầu Nhật Tân) chỉ mất 1 tiếng 35 phút (vận tốc 80km/h) với chiều dài 126,2 km.
Trong khi đó, hiện hành trình này phải đi theo tuyến QL2 với chiều dài 141 km sẽ mất 3 tiếng 25 phút và nếu theo QL2C dài 120 km sẽ mất 3 tiếng di chuyển.
Thủ tướng yêu cầu tỉnh Tuyên Quang tổ chức triển khai thực hiện Dự án theo đúng quy hoạch được duyệt, quy định của Luật đầu tư công, Luật xây dựng, Nghị định số 59/2015/NĐ-CP ngày 18/5/2015; chỉ đạo thực hiện nguyên tắc tiết kiệm 10% tổng mức đầu tư Dự án theo quy định tại Nghị định số 89/NQ-CP ngày 10/10/2016.
Dự án cao tốc Biên Hòa – Vũng Tàu được nghiên cứu khả thi từ năm 2010, tuy nhiên đến nay vẫn chưa triển khai. Do đó, Bộ Giao thông vận tải được giao đề xuất hình thức đầu tư cho dự án này và báo cáo với Thủ tướng Chính phủ ngay trong tháng 12.
Thủ tướng đồng ý giao TP.HCM triển khai dự án đầu tư xây dựng đường cao tốc TP.HCM – Mộc Bài, với chiều dài hơn 53 km, vốn đầu tư gần 10.700 tỷ đồng, theo hình thức BOT.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.