Phát triển bền vững

Phế phụ phẩm nông nghiệp: 'Mỏ vàng' tỷ đô

Các Ngọc Thứ bảy, 01/10/2022 - 10:02

Quá trình sản xuất nông nghiệp cũng tạo ra một lượng phế phẩm, phụ phẩm lớn, nếu quản lý không chặt chẽ sẽ gây ô nhiễm môi trường và lãng phí nguồn chất hữu cơ.

Đã có những mô hình hiệu quả

Theo Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn Trần Thanh Nam, phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp có thể xem là nguồn tài nguyên tái tạo, nếu được khai thác, sử dụng tốt không chỉ đem lại hiệu quả kinh tế mà còn góp phần bảo vệ môi trường và giảm phát thải khí nhà kính.

Ước tính, tổng lượng phụ phẩm trong nông nghiệp của Việt Nam là gần 160 triệu tấn, trong đó có khoảng 90 triệu tấn phụ phẩm sau thu hoạch từ cây trồng, từ quá trình chế biến nông sản của ngành trồng trọt (chiếm 56,2%); 62 triệu tấn phân gia súc, gia cầm từ ngành chăn nuôi (chiếm 38,7%); 6 triệu tấn từ ngành lâm nghiệp (chiếm 3,7%) và khoảng gần 1 triệu tấn từ ngành thủy sản (0,6%). Những con số này cho thấy tiềm năng giá trị của phụ phẩm nông nghiệp.

Phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp đang dần trở thành nguồn tài nguyên thực sự, là đầu vào quan trọng cho việc sản xuất nhiều lĩnh vực khác. Các phụ phẩm trong trồng trọt được dùng sản xuất viên nén, cồn công nghiệp, phát điện sinh khối, làm đệm lót sinh học chăn nuôi, phân hữu cơ…

Phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp: Không để nguồn tài nguyên tái tạo bị lãng phí
Phụ phẩm từ các cây trồng như lúa, ngô, mía dùng làm thức ăn chăn nuôi

Chất thải chăn nuôi được quản lý bằng nhiều cách, bao gồm ủ phân compost, xử lý bằng sản phẩm vi sinh vật, công trình khí sinh học và sử dụng trực tiếp phân tươi làm phân bón. Bột thịt xương, bột gia cầm, bột lông vũ và mỡ động vật là các sản phẩm chính của ngành chế biến, các phụ phẩm giết mổ cũng bắt đầu được tận dụng để sản xuất thức ăn chăn nuôi.

Khoảng 90% phụ phẩm chế biến thủy sản đã được thu gom, chế biến thành các sản phẩm có giá trị phục vụ cho sản xuất thức ăn, chế biến thành các sản phẩm có giá trị cao hơn như collagen, hay một số thực phẩm ăn liền...

Từ thực tiễn sản xuất, kinh doanh nông - lâm - thủy sản, đã có nhiều mô hình rất hay áp dụng nguyên lý kinh tế tuần hoàn gắn với tăng trưởng xanh, sử dụng phụ phẩm làm nguồn tài nguyên tái tạo. Một số hợp tác xã và hộ nông dân đã xử lý rơm rạ tại đồng ruộng bằng chế phẩm sinh học để dùng làm phân bón thay vì mua phân NPK.

Thị trường thu gom, đóng gói, vận chuyển và buôn bán rơm lúa ở vùng Đồng bằng sông Cửu Long ngày càng phát triển. Vụ Đông Xuân năm 2021, giá bán rơm khoảng 55.000-75.000 đồng trên 1.000m2 ruộng, tương đương 400 đồng/kg. Như vậy, ngoài thu thóc thì sau khi gặt xong còn có thể thu thêm bình quân khoảng trên 500.000 đồng/ha rơm nếu đem bán.

Sử dụng nguyên liệu sản xuất ethanol thích hợp từ mía, mật rỉ, bã sắn… Năng suất ethanol trung bình dao động từ 2.100 đến 2.600 lít/ha đất trồng trọt tùy thuộc vào từng loại cây trồng. Nguồn sản xuất nhiên liệu sinh học gồm tinh bột và rỉ đường có tổng sản lượng khoảng 87 triệu lít/năm, tương đương với 57,4 triệu tấn dầu thô. Các loại phụ phẩm nông nghiệp được chế biến thành thức ăn gia súc dạng viên. Các mặt hàng này xuất khẩu mang lại giá trị rất cao, khoảng 1-5 USD/kg.

Nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về từ 4-5 tỷ USD.

Trong lĩnh vực thủy sản, có nhiều công ty chế biến phụ phẩm thành mặt hàng có giá trị cao. Điển hình như Công ty CP Vĩnh Hoàn ở tỉnh Đồng Tháp, Công ty cổ phần Việt Nam Food (VNF), Công ty cổ phần Sao Mai… đã đầu tư công nghệ hiện đại chế biến từ phụ phẩm thủy sản thành bột cá – nguyên liệu cho thức ăn chăn nuôi, collagen và gelatin từ da cá tra, snack da cá tra, dầu ăn từ mỡ cá tra, đạm thủy phân từ cá tra… được tiêu thụ trong nước và xuất khẩu.

Hiện nay, ngành chế biến phụ phẩm thủy sản ở nước ta mới đạt khoảng 275 triệu USD năm 2020, nhưng nếu khai thác hết nguồn phụ phẩm gần 1 triệu tấn của ngành thủy sản bằng các công nghệ cao thì có thể thu về từ 4-5 tỷ USD - một giá trị khá lớn.

Sớm có cơ chế, chính sách để không lãng phí tài nguyên

Việc sử dụng, chế biến phế phụ phẩm nông nghiệp hiện nay đang được nhiều hộ sản xuất, hợp tác xã, doanh nghiệp thực hiện, tuy nhiên có thể thấy, vẫn còn lãng phí rất lớn, chưa tạo ra những sản phẩm giá trị gia tăng cao và chưa xây dựng được thương hiệu trên thị trường toàn cầu.

Bên cạnh đó, hàng năm phần sinh khối phụ phẩm từ các cây trồng chính như lúa, ngô, mía, rau các loại có thể cung cấp tương đương với khoảng 43 triệu tấn phân hữu cơ, 1,8 triệu tấn đạm urê, 1,6 triệu tấn supe lân đơn và 2,2 triệu tấn kali sulfat. Đây được coi là con số khổng lồ để bù đắp lại dinh dưỡng trong đất và sử dụng cho cây trồng trong canh tác nông nghiệp.

Thế nhưng, các phần dinh dưỡng này gần như bị bỏ phí và chưa có các cơ chế khuyến khích để tái sử dụng. Trong ngành chăn nuôi, mới chỉ tận dụng được 23% chất thải để sản xuất phân bón hữu cơ, còn lại đang bị bỏ phí, chưa được sử dụng để cung cấp nguyên liệu đầu vào cho trồng trọt, chăn nuôi theo chuỗi liên kết tuần hoàn. Vấn đề này cũng đang đặt ra cần có những cơ chế và giải pháp thúc đẩy liên kết tuần hoàn giữa các cơ sở chăn nuôi và trồng trọt để tạo quy trình khép kín, sử dụng hiệu quả chất thải trong chăn nuôi.

Về khía cạnh môi trường, nông nghiệp là một trong những tác nhân gây nên biến đổi khí hậu do phát thải khí nhà kính. Theo tính toán của Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, tổng lượng khí thải từ sản xuất nông nghiệp chiếm khoảng trên 15% tổng lượng phát thải; lượng phát thải dự kiến nếu không có biện pháp can thiệp sẽ lên tới khoảng 120 triệu tấn CO2 vào năm 2030, trong đó có tới khoảng một nửa xuất phát từ ngành lúa gạo.

Phế phẩm, phụ phẩm trong nông nghiệp: Không để nguồn tài nguyên tái tạo bị lãng phí 1
Rơm là phụ phẩm có thể xử lý làm phân bón trên đồng ruộng

Chính phủ đã có cam kết mạnh mẽ tại Hội nghị COP26 với mức đạt phát thải ròng bằng “0” vào năm 2050, giảm thải khí metan 30% vào năm 2030 và đây là thách thức đối với ngành lúa gạo nói riêng và với ngành nông nghiệp nói chung.

Thứ trưởng Trần Thanh Nam nhận định, trước những thách thức về ô nhiễm môi trường, thâm dụng tài nguyên từ sản xuất nông nghiệp, tương lai nền nông nghiệp Việt Nam cần dựa vào tri thức và công nghệ để phát triển nông nghiệp tuần hoàn, việc này đã và đang trở thành xu hướng phát triển của nhiều quốc gia trên thế giới.

Bên cạnh đó, hiện nay Việt Nam đã tham gia các hiệp định thương mại toàn cầu, hầu hết các hiệp định này đều quy định về phát triển bền vững, bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu, tuân thủ các tiêu chuẩn phát thải, chất thải, khí thải. Đây sẽ là tiền đề để thúc đẩy nền nông nghiệp Việt Nam tăng tốc chuyển đổi sang mô hình nông nghiệp tuần hoàn, hướng đến nền nông nghiệp tăng trưởng xanh, hệ thống lương thực, thực phẩm an toàn, phát thải thấp.

Để phát huy giá trị của các nguồn phụ phẩm nông nghiệp, với mục tiêu phát triển nền nông nghiệp hữu cơ có giá trị gia tăng cao, bền vững, thân thiện với môi trường sinh thái, gắn với kinh tế nông nghiệp tuần hoàn, phục vụ tiêu dùng trong nước và xuất khẩu, hoạt động tuyên truyền, nâng cao nhận thức, chuyển đổi tư duy trong quá trình thực hiện chuỗi giá trị sản xuất nông nghiệp đang được Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cùng các địa phương đẩy mạnh.

Đào tạo phát triển nguồn nhân lực có trình độ kỹ năng đáp ứng yêu cầu của doanh nghiệp, hợp tác xã, hộ nông dân ứng dụng nông nghiệp hữu cơ, tuần hoàn, sinh thái là việc cần làm trước.

Bên cạnh đó, Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn cần sớm nghiên cứu đề xuất Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích thúc đẩy kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp, trong đó có các giải pháp liên quan đến sử dụng hiệu quả phụ phẩm nông nghiệp và nguồn tài nguyên tái tạo. 

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Logistics xanh bắt đầu từ những tấm pallet sạch

Phát triển bền vững -  2 ngày

Ít ai biết rằng, những tấm pallet kê hàng nhỏ bé trong kho bãi lại đang âm thầm khơi dậy một cuộc cách mạng xanh trong ngành logistics và chuỗi cung ứng toàn cầu.

Hóa giải điểm nghẽn, khai phóng tiềm năng điện mặt trời

Hóa giải điểm nghẽn, khai phóng tiềm năng điện mặt trời

Phát triển bền vững -  2 ngày

Điện mặt trời đang mở ra cơ hội bứt phá cho Việt Nam trên hành trình chuyển đổi năng lượng xanh và phát triển bền vững.

Nhà sáng lập Xúc xích Đức Việt muốn làm siêu dự án kinh tế tuần hoàn 5 tỷ USD

Nhà sáng lập Xúc xích Đức Việt muốn làm siêu dự án kinh tế tuần hoàn 5 tỷ USD

Phát triển bền vững -  4 ngày

Công ty CP Tư vấn đầu tư phát triển xanh THDV của TS. Mai Huy Tân đề xuất tổ hợp kinh tế tuần hoàn – năng lượng xanh tại Quảng Ninh trị giá 5 tỷ USD.

Đà Nẵng mời gọi nhà đầu tư điện rác gần 3 nghìn tỷ

Đà Nẵng mời gọi nhà đầu tư điện rác gần 3 nghìn tỷ

Phát triển bền vững -  1 tuần

Đà Nẵng đang kêu gọi nhà đầu tư xây dựng nhà máy xử lý rác với công suất 1.000 tấn rác/ngày, phát điện 20MW, tổng vốn đầu tư 2.777 tỷ đồng.

Suntory Pepsico khởi động chương trình bảo tồn nguồn nước

Suntory Pepsico khởi động chương trình bảo tồn nguồn nước

Phát triển bền vững -  1 tuần

Suntory Pepsico phối hợp với Cục Lâm nghiệp và kiểm lâm khởi động chương trình Bảo tồn nguồn nước – Vì một Việt Nam xanh.

VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá

VNG Value - Đối tác tin cậy trong lĩnh vực thẩm định giá

Nhịp cầu kinh doanh -  24 phút

Công ty TNHH Thẩm định giá VNG với 15 năm kinh nghiệm hoạt động, luôn được nhiều khách hàng tin tưởng, lựa chọn làm đối tác chiến lược trong lĩnh vực thẩm định giá.

Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'

Quỹ Vì tương lai xanh tài trợ gần 3 tỷ đồng cho chiến dịch 'Mùa hè Xanh 2025'

Nhịp cầu kinh doanh -  31 phút

Quỹ Vì tương lai xanh ngày 11/7 chính thức công bố đồng hành cùng Đoàn Thanh niên Cộng sản Hồ Chí Minh của 33 cơ quan và viện, trường triển khai chiến dịch “Mùa hè xanh” 2025. Chiến dịch có tổng ngân sách tài trợ lên đến gần 3 tỷ đồng, hướng đến thực hiện hàng loạt công trình xanh và lan tỏa lối sống xanh, bền vững đến nhiều vùng miền trên cả nước.

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp

Thẻ SeABiz Ultra Cash của SeABank: Lợi ích kép cho doanh nghiệp

Nhịp cầu kinh doanh -  33 phút

Thanh toán không tiền mặt đã trở thành thói quen của đại đa số người dân và cả các doanh nghiệp. Không chỉ giúp việc giao dịch thuận tiện, nhanh chóng, khi sử dụng thẻ tín dụng để thanh toán, doanh nghiệp còn được hưởng lợi lớn từ những giao dịch này.

Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?

Chọn ô tô đầu tiên, mua xe gì trong khoảng 500 triệu đồng?

Nhịp cầu kinh doanh -  35 phút

Với giá bán chưa đến 500 triệu đồng nhờ loạt ưu đãi chồng ưu đãi, miễn phí trước bạ cùng lợi thế xe điện “nuôi” rẻ, VinFast VF 5 đang giúp ngày càng nhiều người Việt hiện thực hóa giấc mơ sở hữu ô tô riêng khi hầu bao chưa quá rủng rỉnh.

'Săn lùng' thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng

'Săn lùng' thấp tầng Vinhomes Green City với suất đầu tư chỉ từ 550 triệu đồng

Nhịp cầu kinh doanh -  35 phút

Trong bối cảnh lãi suất tiết kiệm duy trì ở mức thấp, lạm phát có dấu hiệu gia tăng, dòng tiền đang dịch chuyển đến các tài sản đầu tư thực, đặc biệt là bất động sản thấp tầng gắn liền với đất tại các đô thị vệ tinh như Vinhomes Green City nhờ nền giá thấp, hạ tầng đang hoàn thiện và chính sách tài chính vượt trội.

Sun Group Cát Bà 'dệt sắc di sản' qua 293 mẫu nhà phố xanh boutique

Sun Group Cát Bà 'dệt sắc di sản' qua 293 mẫu nhà phố xanh boutique

Nhịp cầu kinh doanh -  36 phút

Lật từng trang sử, chắt lọc tinh hoa văn hóa bản địa Cát Bà, Sun Group đã dồn tâm huyết kiến tạo thành phố vịnh trung tâm Xanh Island, nơi cư dân được “chạm vào” lịch sử, văn hóa và thiên nhiên. Nổi bật giữa không gian ấy là những dãy nhà phố Xanh Boutique được dệt nên từ bàn tay tài hoa của các kiến trúc sư.

Tokyo AA chính thức khai trương nhà điều hành Sei Harmony

Tokyo AA chính thức khai trương nhà điều hành Sei Harmony

Bất động sản -  1 giờ

Công ty cổ phần Tokyo AA ngày 12/7 đã chính thức tổ chức sự kiện khai trương nhà điều hành Sei Harmony – khu nhà phố compound tại trung tâm khu Tây thành phố.