Khởi nghiệp

Phủ nhận tin đồn Be và FastGo sáp nhập

Việt Hưng Thứ hai, 08/06/2020 - 13:53

"Không hề có chuyện Be và FastGo sáp nhập", đại diện Be Group nhấn mạnh.

Bắt nguồn từ chia sẻ của nhà sáng lập FastGo - Nguyễn Hữu Tuất trên trang cá nhân: "Nếu Be và FastGo sát nhập thì đặt tên là gì?" một tờ báo điện tử đã gợi ý việc 2 ứng dụng gọi xe nội bắt tay có thể trở thành một đối trọng với Grab.

Trao đổi với TheLEADER, phía Be Group - đơn vị sở hữu và vận hành ứng dụng gọi xe Be, phủ nhận thông tin nói trên. "Không hề có chuyện Be và FastGo sáp nhập", đại diện Be Group nhấn mạnh.

Về phía FastGo, đại diện ứng dụng gọi xe này cũng không đưa ra thêm bình luận gì liên quan tới tin đồn sáp nhập gần đây.

Dễ thấy, thông tin Be và FastGo có thể về chung nhà thu hút sự chú ý của giới quan sát là bởi thị trường gọi xe hiện tại đang nằm trong tay ứng dụng ngoại.

Phủ nhận tin đồn Be và FastGo sáp nhập
Phủ nhận tin đồn Be và FastGo sáp nhập

Báo cáo gần nhất của ABI Research ghi nhận, Grab hiện đứng đầu thị trường Việt Nam về số lượng cuốc xe hoàn thành. Theo đó, nửa đầu năm 2018, nền tảng này hoàn thành hơn 146 triệu cuốc xe, gấp gần 5 lần so với đơn vị thứ hai là Be (hơn 31 triệu cuốc).

Cũng theo số liệu này, Go-Viet đã hoàn thành gần 21 triệu cuốc xe, còn FastGo là gần 2,4 triệu cuốc, lần lượt đứng thứ 3 và thứ 4 tại thị trường gọi xe Việt Nam. Các ứng dụng gọi xe khác chỉ chiếm tổng cộng hơn 200 ngàn cuốc.

Do đó, tin đồn sáp nhập kì vọng sẽ tạo ra sự thay đổi về thị phần với các ứng dụng nội như: Be, FastGo... Tuy nhiên, nếu nhìn vào những thống kê của ABI Research, thì dù có những thương vụ M&A tại thị trường gọi xe Việt Nam trong tương lai, cũng khó xảy ra những thay đổi lớn, xoay chuyển được cục diện thị trường.

Grab với việc liên tục rót vốn hàng trăm triệu USD vào thị trường Việt Nam qua các năm cho thấy tham vọng số 1 của Kỳ Lân này. Trong khi Be có thể tiếp tục giữ vị trí thứ 2 mà không cần "đốt" quá nhiều tiền. Thời gian qua, ứng dụng Be đã có nhiều thay đổi về mặt nhân sự, lẫn vận hành, đồng thời đề cao mục tiêu tối ưu chi phí.

Phủ nhận tin đồn Be và FastGo sáp nhập 1
Ông Nguyễn Hữu Tuất - nhà sáng lập & Chủ tịch FastGo

Riêng với trường hợp của FastGo, dường như ứng dụng gọi xe này đã tìm ra được lối đi riêng, khi nhà sáng lập và Chủ tịch FastGo - Nguyễn Hữu Tuất từng tiết lộ muốn tập trung vào hoạt động cho thuê xe VinFast theo mô hình B2B, với khách hàng là các tổ chức, doanh nghiệp với số lượng lớn, trong thời gian dài kì.

Ông Tuất khẳng định hiện startup này đang tập trung vào các phân khúc thị trường ngách, hướng tới có lãi và không chạy theo cuộc đua "đốt tiền".

Nhìn chung, với việc cả Be và FastGo đều có những định hướng khác nhau trong tương lai, khả năng sáp nhập sẽ càng khó xảy ra. Có chăng là bởi thị trường gọi xe Việt Nam đang phát triển quá nóng, nên sự kỳ vọng của giới quan sát dành cho các ứng dụng gọi xe nội ngày một gia tăng.

Dù mới xuất hiện tại Việt Nam chưa đầy 5 năm, nhưng lĩnh vực gọi xe đã phát triển nhanh chóng, hiện đạt quy mô lên tới 1,1 tỷ USD. Giai đoạn 2015 - 2019, trung bình mỗi năm thị trường gọi xe ở Việt Nam tăng trưởng 57% - cao nhất ở Đông Nam Á.

Tới năm 2025, dự báo sân chơi này sẽ đạt ngưỡng 4 tỷ USD, với tốc độ tăng trưởng 38%/năm. Điều này giải thích tại sao, Việt Nam liên tục thu hút đầu tư của các ông lớn quốc tế, lẫn trong nước. Tính sơ bộ, hiện có hơn 10 ứng dụng gọi xe đã và đang hoạt động tại Việt Nam gồm: vận tải hành khách, giao hàng, giao đồ ăn...

Be Group muốn 30% thị phần giao vận toàn quốc

Be Group muốn 30% thị phần giao vận toàn quốc

Khởi nghiệp -  5 năm
Be Group mới đây đã chính thức ra mắt 2 dịch vụ giao nhận là beExpress và beDelivery tại Hà Nội, TP. HCM, và sắp tới là Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ...
Be Group muốn 30% thị phần giao vận toàn quốc

Be Group muốn 30% thị phần giao vận toàn quốc

Khởi nghiệp -  5 năm
Be Group mới đây đã chính thức ra mắt 2 dịch vụ giao nhận là beExpress và beDelivery tại Hà Nội, TP. HCM, và sắp tới là Đà Nẵng, Bà Rịa - Vũng Tàu, Bình Dương, Đồng Nai, Cần Thơ...
Làm sao để quản lý 'mỏ vàng' bán hàng xuyên biên giới?

Làm sao để quản lý 'mỏ vàng' bán hàng xuyên biên giới?

Khởi nghiệp -  4 năm

Do tốc độ tăng trưởng cao của thương mại điện tử nên đòi hỏi các cơ chế chính sách quản lý phải thay đổi phù hợp với hoạt động của thương mại điện tử đặc biệt là thương mại điện tử đối với bán hàng xuyên biên giới.

Nền tảng tiếp cận hàng chục triệu hộ tiêu dùng

Nền tảng tiếp cận hàng chục triệu hộ tiêu dùng

Khởi nghiệp -  4 năm

Năm 2019, Masan đã quyết định thay đổi cách kinh doanh truyền thống để bước ra ngoài tiếp cận trực tiếp với người đi chợ mỗi ngày đó là phát triển một nền tảng kinh doanh bán lẻ mới - Blue dựa trên công nghệ blockchain - akaChain.

Chạy đua giao hàng trên thị trường 7 tỷ USD

Chạy đua giao hàng trên thị trường 7 tỷ USD

Khởi nghiệp -  4 năm

Không chỉ "chạy đua" gia tăng sự hiện diện thông qua các cửa hàng, các chuỗi bán lẻ đồ cho mẹ và bé hiện còn cạnh tranh tốc độ và chính sách giao hàng, nhất là trong bối cảnh thói quen mua hàng online đang dần trở nên phổ biến tại Việt Nam.

Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ

Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ

Khởi nghiệp -  4 năm

Thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Sức mạnh thương hiệu: Chìa khóa mở cửa tương lai phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  11 giờ

Phát triển bền vững giúp thương hiệu vươn xa với việc định hình hành vi tiêu dùng và thúc đẩy giá trị tích cực, tạo động lực cho tăng trưởng toàn diện và lâu dài.

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Triển lãm lạnh và điều hòa không khí thu hút hơn 100 thương hiệu

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Triển lãm quốc tế về lạnh và điều hòa không khí, phòng sạch và phụ trợ nhà máy công nghệ cao 2024 diễn ra tại Trung tâm Hội chợ và triển lãm Sài Gòn từ ngày 21 – 23/11.

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Vietnam Airlines tính thuê thêm máy bay mùa cao điểm Tết Nguyên đán

Nhịp cầu kinh doanh -  12 giờ

Vietnam Airlines Group, bao gồm Vietnam Airlines, Pacific Airlines và Vasco, lên phương án thuê thêm bốn máy bay để đáp ứng nhu cầu đi lại tăng cao trong dịp Tết Nguyên đán 2025.

Kinh doanh 'đình trệ', Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Kinh doanh "đình trệ", Pomina gấp đôi lỗ lũy kế

Doanh nghiệp -  15 giờ

Pomina hiện có tổng nợ vay tài chính là gần 6.219 tỷ đồng, chiếm 70% tổng tài sản và gấp hơn 12 lần vốn chủ sở hữu.

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Doanh nghiệp Quảng Ninh hưởng ứng kích cầu du lịch

Tiêu điểm -  15 giờ

Với hàng loạt giải pháp kích cầu đồng bộ và chất lượng, du lịch Quảng Ninh hứa hẹn sẽ bứt tốc mạnh mẽ và hiện thực hóa mục tiêu đón 19 triệu lượt khách năm 2024.

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Phát triển bền vững là chiến lược kinh doanh hay lựa chọn đạo đức?

Diễn đàn quản trị -  16 giờ

Làm thế nào để doanh nghiệp hoạt động không chỉ vì lợi nhuận, mà còn vì giá trị phát triển bền vững cho xã hội và môi trường?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Là đối tác chiến lược toàn diện: Thương mại Việt Nam - Malaysia có cất cánh?

Hồ sơ quản trị -  16 giờ

Quan hệ hai nước được nâng lên Đối tác chiến lược toàn diện, kỳ vọng thúc đẩy thương mại Việt Nam - Malaysia cất cánh, hướng tới 18 tỷ USD trong tương lai gần.