Khởi nghiệp
Kinh doanh chuỗi bán lẻ: Muốn nhanh thì phải từ từ
Thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.
"Đừng vì muốn nhanh mà ta cứ phóng hết tốc độ. Muốn nhanh thì phải từ từ" - đây là quan điểm của ông Trần Bằng Việt, Chủ tịch Liên đoàn các nhà lãnh đạo và doanh nhân trẻ toàn cầu (JCI) tại Việt Nam, Chuyên gia tư vấn cao cấp & Tổng giám đốc Đông A Solutions, khi chia sẻ góc nhìn về vụ việc chuỗi Soya Garden đã đóng cửa 27/50 điểm bán hàng chỉ sau 01 tháng dịch bệnh Covid-19 hoành hành tại Việt Nam.
Cái tên Soya Garden đặc biệt gây chú ý trong thời gian gần đây, khi là cái tên hiếm hoi trong lĩnh vực F&B (đồ ăn và thức uống) nhận vốn đầu tư khủng lên tới 100 tỷ đồng. Từng có thời điểm, chuỗi đồ uống sữa đậu nành Việt Nam cán mốc 50 cửa hàng và tham vọng đạt mục tiêu 300 cửa hàng trong năm 2020, đồng thời có mặt tại các thị trường trong khu vực như Hàn Quốc, Thái Lan, Nhật Bản...
Chuyên gia Trần Bằng Việt đánh giá: "Với hiệu quả kinh doanh suy giảm trong và sau đại dịch Covid, việc các doanh nghiệp F&B như Soya Garden đóng cửa bớt các điểm bán không hiệu quả và chuyển đổi mô hình kinh doanh là việc bình thường, và nên được đón nhận một cách rộng lượng".
Phía Soya Garden cho biết, việc liên tiếp đóng cửa nhiều chi nhánh là nhằm thay đổi mô hình kinh doanh để phù hợp hơn với thị trường. Cụ thể, chuỗi Soya Garden sẽ tập trung duy trì các cửa hàng đang kinh doanh tốt, cùng với đó là phát triển mô hình kios nhỏ, đồng thời đẩy mạnh mảng giao hàng hơn trong thời gian tới.

Thực tế, câu chuyện của Soya Garden là một ví dụ trong rất nhiều những thương hiệu tại Việt Nam buộc phải đóng cửa, hoặc cắt giảm số lượng cửa hàng trong đại dịch Covid-19 vừa qua. Chung quay bài toán mà các doanh nghiệp gặp phải chính là doanh thu sụt giảm không đủ bù chi phí như: mặt bằng, nhân sự...
Trong khi nhiều ý kiến chỉ tập trung tranh luận về yếu tố sản phẩm, mà cụ thể là thức uống liên quan tới đậu nành của Soya Garden, thì dường như các tiêu chí về mặt bằng, tài chính, dòng tiền xoay vòng, hay nguồn vốn lại bị xem nhẹ.
Theo CEO một chuỗi cà phê có tiếng tại Hà Nội, sản phẩm dù là sữa đậu nành, cà phê hay sữa chua đều phải tính toán tới dung lượng thị trường, cũng như chiến lược kinh doanh hiệu quả. Nếu dung lượng thị trường còn hạn chế, việc mở điểm nhanh, đầu tư lớn hầu như không có nhiều tác dụng, mà điều này chỉ khiến chi phí vận hành trở thành gánh nặng với mô hình chuỗi.
Vị CEO cho rằng, thay vì phải chạy theo trào lưu, liên tục tạo ra các sản phẩm, thị trường mới, các chuỗi F&B cần nghiên cứu kĩ về khẩu vị của khách hàng, sau đó là duy trì chất lượng đồ uống, chất lượng phục vụ, và tiếp tới là tạo ra một không gian thoải mái.
Điểm mấu chốt theo CEO này là doanh nghiệp cần tìm ra "công thức kinh doanh", trước khi nghĩ tới việc nhân rộng mô hình, nói cách khác là hình thành chuỗi. "Điều này giải thích tại sao, nhiều bạn trẻ mở được 5-7 cửa hàng hoạt động rất trơn tru, nhưng khi tiến lên 10-20 cửa hàng ngay lập tức gặp thất bại. Bởi để làm chuỗi, câu chuyện rất khác, từ đào tạo nhân sự, chất lượng sản phẩm cho tới định vị khách hàng", vị CEO nói.
Hiện tại, thị trường bán lẻ Việt Nam đang được đánh giá là bước vào giai đoạn vàng, khi mức thu nhập của các hộ gia đình tăng trưởng 10,4% mỗi năm, thu nhập trung bình các cá nhân tăng trưởng khoảng 20,0% mỗi năm, theo Fitch Solutions và EIU.
Hơn nữa, theo Nielsen, niềm tin của người tiêu dùng Việt đạt 128 điểm trong Quý 3/2019 nhờ triển vọng công việc và tài chính cá nhân được cải thiện.
Doanh thu bán lẻ tăng tốc khi mức chi tiêu của người dân tăng, dự báo sẽ tăng với tốc độ trung bình hàng năm là 7,0% trong giai đoạn 2019-2023, nhanh hơn mức trung bình 6,4% được ghi nhận trong giai đoạn 5 năm qua, theo Fitch Solutions.
Theo quan sát, việc chi tiêu mạnh giúp thúc đẩy doanh số bán lẻ trong 2019 (tăng 12,7% so với cùng kỳ), với sự đóng góp của ngành F&B (tăng 13,2% so với cùng kỳ), hàng gia dụng (tăng 12,7% so với cùng kỳ) và hàng may mặc (tăng 11,3% so với cùng kỳ).
Với mức độ niềm tin của người tiêu dùng duy trì ở mức cao và chi tiêu hộ gia đình tăng, chúng tôi kỳ vọng doanh số bán lẻ của Việt Nam có thể duy trì tăng trưởng ở mức hai con số vào những năm tới.
Bán lẻ trực tuyến sôi động trong mùa dịch
Startup sách nói Voiz FM nhận vốn từ 500 Startups
Trong bối cảnh vấn đề vi phạm bản quyền đang diễn ra tràn lan, Voiz FM đã lựa chọn chiến lược lâu dài và tôn trọng bản quyền triệt để. Đây là nền tảng Việt Nam đầu tiên tiến hành đàm phán mua bản quyền từ các tác giả và nhà xuất bản sách.
Điều các sàn thương mại điện tử lo sợ nhất đã đến
Mặc dù Facebook không tự nhận là một sàn thương mại điện tử, nhưng về lâu dài "ông vua mạng xã hội" được dự báo sẽ gây sức ép lên những cái tên như: Shopee, Lazada, Tiki, Sendo...
Ứng dụng gọi xe MyGo chọn khởi đầu chậm chạp
Sau gần 1 năm hoạt động, số lượng tài xế của MyGo không đổi - hơn 100.000, và chỉ hơn một phần ba trong số này hoạt động toàn thời gian và liên tục.
Đào tạo trực tuyến gặp thời
Đặt trong bối cảnh dịch bệnh, đào tạo nhân sự theo hình thức offline càng trở nên nan giải. Vậy làm thế nào để giải bài toán: Tối ưu ngân sách đào tạo nhân sự trong mùa dịch?
Startup đồ chơi giáo dục Việt kiếm triệu USD trên đất Mỹ
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Tiến sĩ hóa học muốn tạo cuộc cách mạng về chất tẩy rửa
Tiến sĩ hóa học Vũ Thị Tần hiện là giảng viên đại học Bách Khoa Hà Nội, đã sở hữu cho mình 17 sáng chế về vật liệu và xử lý bề mặt.
Startup bán mì ramen cấp đông gọi vốn 2,5 tỷ đồng
Seichou Machi Ramen kêu gọi đầu tư 2,5 tỷ đồng cho 12,5% cổ phần, với hai mô hình kinh doanh là chuỗi bán lẻ và sản xuất sản phẩm đông lạnh.
Thị trường mua trước trả sau đón tay chơi lớn
Thị trường mua trước trả sau đang trở nên "nóng" hơn cả, khi gần đây liên tục đón nhận sự tham gia của các tay chơi lớn.
Thị trường Fintech đã hết nóng?
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Động lực mới cho phát triển kinh tế
Trân trọng giới thiệu bài viết: "ĐỘNG LỰC MỚI CHO PHÁT TRIỂN KINH TẾ" của Tổng Bí thư Tô Lâm.
Thaco hợp lực OPC đưa Quảng Nam thành thủ phủ dược liệu
Dược liệu gắn với công nghệ cao, tạo giá trị lan tỏa là hướng đi của nhiều doanh nghiệp đồng hành với Đề án phát triển Trung tâm công nghiệp dược liệu tại Quảng Nam.
Giá vàng hôm nay 12/5: Trong nước giảm thêm 1 triệu đồng
Giá vàng hôm nay 12/5 giảm trở lại, còn 119 - 121 triệu đồng/lượng đối với vàng miếng SJC, thấp hơn 1 triệu đồng mỗi lượng so với cuối tuần qua.
Vì sao ít doanh nghiệp tư nhân đầu tư xây nhà hát?
Công nghiệp văn hóa đang trở thành bánh xe quan trọng trên “đường ray” phát triển của nhiều quốc gia. Để có các công trình văn hóa đẳng cấp bắt nhịp cùng thời đại như nhà hát Opera Hà Nội, không thể thiếu tâm huyết của những chủ đầu tư yêu nước.
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi Việt trong quý I/2025
Xanh SM tiếp tục dẫn đầu thị trường taxi và taxi công nghệ Việt Nam trong quý I/2025 với gần 40% thị phần, gia tăng khoảng cách với Grab, theo báo cáo mới nhất từ hãng nghiên cứu thị trường đa quốc gia Mordor Intelligence.
Doanh nghiệp tìm cơ hội từ trái phiếu xanh
Doanh nghiệp phát hành trái phiếu xanh không chỉ hưởng lợi từ chi phí vốn thấp hơn mà còn gia tăng uy tín và khả năng tiếp cận nhà đầu tư quốc tế.
30 năm VIMC và hành trình tái sinh trên biển lớn
Tổng công ty Hàng hải Việt Nam (VIMC) đã tái sinh mạnh mẽ từ đáy vực nợ nần bằng bản lĩnh, tư duy đổi mới và tinh thần quyết liệt.