Dang dở những giấc mộng lọc hóa dầu tỷ đô
Hàng loạt dự án lọc hóa dầu quy mô hàng tỷ USD xin vào Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề về tiến độ... thậm chí có dự án còn bị “khai tử”.
Bên cạnh những giấc mộng tỷ đô dang dở do chậm tiến độ hoặc không thể triển khai, một số dự án lọc hóa dầu tỷ đô tại Việt Nam đang cho thấy những kết quả kinh doanh đầy triển vọng.
Trong những năm gần đây, nhiều dự án lọc dầu hàng tỷ đô tại Việt Nam gặp phải nhiều vấn đề như chậm tiến độ, ưu đãi đầu tư ... thậm chí có dự án còn bị “khai tử”.
Tuy nhiên, bên cạnh những giấc mộng tỷ đô dang dở do chậm tiến độ hoặc không thể triển khai, một số dự án lọc hóa dầu tỷ đô tại Việt Nam đang cho thấy những kết quả kinh doanh đầy triển vọng.
Tiếp nối bài Dang dở những giấc mộng lọc hóa dầu tỷ đô, TheLEADER tiếp tục cập nhật thông tin về các dự án lọc hóa dầu có triển vọng tại Việt Nam:
Dự án lọc dầu Nam Vân Phong, Khánh Hòa
Hiện nay, vịnh Vân Phong, Khánh Hòa đang thu hút được nhiều dự án quy mô lớn từ các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Trong đó, tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong với tổng vốn đầu tư 4,8 tỷ USD là một trong những cái tên triển vọng nhất.
Vào cuối năm 2014, JX Nippon Oil & Energy cùng Petrolimex đã ký thỏa thuận chiến lược, mở đường cho đối tác Nhật Bản tham gia đầu tư Dự án Lọc hóa dầu Nam Vân Phong và thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam.
Theo kế hoạch, dự án sẽ đặt tại xã Ninh Phước, huyện Ninh Hòa, tỉnh Khánh Hòa, trên diện tích 300 ha mặt đất và 300 ha mặt biển, với khoản đầu tư trị giá 8 tỷ USD.
Tuy nhiên, Petrolimex đang rà soát và đánh giá kỹ thị trường cùng khoản đầu tư bởi dự án cần phải có triển vọng mới có thể được đầu tư.
Dự án lọc dầu Long Sơn, Bà Rịa - Vũng Tàu
Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam có tổng diện tích trên 460ha, nằm trong Khu công nghiệp Dầu khí Long Sơn, tỉnh Bà Rịa – Vũng Tàu.
Đây là công trình trọng điểm dầu khí, là tổ hợp hóa dầu đầu tiên tại Việt Nam có quy mô sản xuất lớn, với công suất lên đến 1,6 triệu tấn olefin/năm. Theo ước tính, sẽ có 15.000 - 20.000 việc làm trong quá trình xây dựng dự án và hơn 1.000 việc làm khi dự án đi vào vận hành thương mại.
Dự án Tổ hợp lọc hóa dầu miền Nam do liên doanh giữa PVN, Tập đoàn SCG và Tập đoàn Qatar Petroleum (Qatar) làm chủ đầu tư. Dự án được khởi công từ năm 2008 nhưng trong quá trình triển khai, đối tác từ Qatar xin rút khỏi dự án (năm 2015), tác động không nhỏ đến tiến độ của toàn bộ dự án.
Vào tháng 3/2017, Tập đoàn Siam Cement Group (SCG - Thái Lan) vừa đặt bút ký lại Hợp đồng liên doanh và Điều lệ công ty với Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) để chính thức trở thành 2 nhà đầu tư lớn tại Dự án tổ hợp Hoá dầu miền Nam.
Sau Hợp đồng chuyển nhượng vốn góp giữa Công ty Dầu khí quốc gia của Qatar (QPI) mà đại diện tại Việt Nam là Công ty QPIV và Tập đoàn Siam Cement Group (SCG), hiện Tổ hợp Hoá dầu miền Nam có 2 nhà đầu tư lớn là SCG với 71% (bao gồm cả công ty con là TPC) và Tập đoàn Dầu khí Việt Nam (PVN) với 29%.
Thông tin gần đây nhất, vào ngày 18/8, Tập đoàn SCG-Thái Lan và Tập đoàn Dầu khí Quốc gia Việt Nam ký kết Biên bản ghi nhớ khẳng định quan hệ đối tác chặt chẽ trong việc đầu tư vào Công ty TNHH Hoá dầu Long Sơn.
Ông Roongrote Rangsiyopash, Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc điều hành SCG, cho biết “tổng giá trị đầu tư của Dự án LSP xấp xỉ 5,4 tỷ USD tương đương khoảng 122.580 tỷ đồng. Công tác triển khai dự án tuân thủ nghiêm ngặt theo đúng các tiêu chuẩn an toàn và thân thiện với môi trường. LSP cam kết quan tâm đến các công tác chăm sóc an sinh, xã hội và giữ gìn môi trường một cách bền vững, dài hạn”.
Tính đến nay, dự án lọc dầu Long Sơn đặt tại tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có tổng giá trị đầu tư xấp xỉ 5,4 tỷ USD.
Dự án lọc dầu Dung Quất, Quảng Nam
Nhà máy lọc dầu Dung Quất – được vận hành bởi Công ty TNHH MTV Lọc hóa dầu Bình Sơn (BSR), nằm tại khu kinh tế Dung Quất, thuộc địa phận xã Bình Thuận và Bình Trị, huyện Bình Sơn, tỉnh Quảng Ngãi. Đây là nhà máy lọc dầu đầu tiên của Việt Nam, dự án trọng điểm quốc gia trong giai đoạn đầu thế kỷ 21.
Năm 2015, Nhà máy lọc dầu Dung Quất đã về đích trước kế hoạch 54 ngày; doanh thu cả năm đạt hơn 95 nghìn tỷ đồng. Từ năm 2016, BSR tiến hành các bước đi chiến lược mới, quyết định cho tương lai phát triển của nhà máy, đó là kế hoạch cổ phần hóa BSR và nâng cấp, mở rộng nhà máy.
Sau hơn 7 năm đi vào hoạt động, BSR đạt tổng doanh thu trên 36 tỷ USD.
Báo cáo kết quả kinh doanh quý I/2017 của BSR cho thấy, doanh nghiệp này đạt doanh thu khoảng 21.000 tỷ đồng, tương đương gần 1 tỷ USD và đạt 30% kế hoạch năm. Lợi nhuận doanh nghiệp này thu về trong quý đầu năm 2017 đạt khoảng 1.800 tỷ và đóng góp ngân sách hơn 2.400 tỷ đồng.
Hiện BSR chiếm 30% thị phần xăng dầu trong nước. Công ty được tự tính giá thành sản phẩm theo hướng thu hút các đầu mối tiêu thụ trong nước. Ngoài ra, công ty dự kiến sẽ huy động được khoảng 1,9 nghìn tỷ đồng (84 triệu USD) từ việc bán 4% cổ phần trong đợt chào bán cổ phiếu lần đầu ra công chúng (IPO) vào ngày 7/11 tới.
Như vậy, cho đến thời điểm này, ngoài Nhà máy lọc dầu Dung Quất (Quảng Ngãi) đã đi vào hoạt động, cả nước còn 4 dự án lọc hoá dầu khác theo quy hoạch và đang triển khai gồm dự án lọc hoá dầu Nghi Sơn (Thanh Hoá) với vốn đầu tư 9 tỷ USD, dự án tại Vũng Rô (Phú Yên) với vốn đầu tư 3,2 tỷ USD, dự án Nam Vân Phong (Khánh Hoà) với vốn đầu tư 8 tỷ USD, dự án Long Sơn (Bà Rịa - Vũng Tàu) vốn đầu tư 5,4 tỷ USD.
Hàng loạt dự án lọc hóa dầu quy mô hàng tỷ USD xin vào Việt Nam đang gặp phải nhiều vấn đề về tiến độ... thậm chí có dự án còn bị “khai tử”.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
CTCP Quản lý quỹ PVI và SonKim Capital thiết lập quan hệ đối tác chiến lược phát triển dòng sản phẩm đầu tư bất động sản riêng cho nhà đầu tư tổ chức và cá nhân có giá trị tài sản ròng cao.
GSM đã nhận 45.813 đơn đặt cọc không hoàn huỷ, mua bốn mẫu xe VinFast Green từ các đối tác doanh nghiệp và khách hàng cá nhân chỉ sau 72 giờ mở bán, thiết lập một kỷ lục mới trên thị trường ô tô Việt Nam.
Thủy sản đánh bắt có thể bị cấm xuất khẩu sang thị trường Hoa Kỳ do quốc gia này không công nhận các biện pháp quản lý, bảo tồn thú biển của Việt Nam.
Với quy định mới này, các ngân hàng vừa nhận chuyển giao bắt buộc trong thời gian qua như MB, HDBank, VPBank sẽ được nới room lên 49% kể từ ngày 19/5 tới.
Vietnam Airlines khai thác hai đường bay quốc tế giữa Hà Nội với hai điểm đến mới của Ấn Độ là Bengaluru và Hyderabad trong tháng 5/2025 bằng tàu bay Airbus A321.
Tập đoàn Sun Group và tỉnh Hà Nam sáng nay tổ chức lễ khởi công công trình nhà ở xã hội trong quần thể đại đô thị nghỉ dưỡng Sun Urban City tại TP. Phủ Lý.
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.