Sân chơi mới của 'đại bàng': Hưng Yên, Thái Bình, Hà Nam trỗi dậy
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Các dự án quy mô hàng tỷ USD tại khu kinh tế Vân Phong có sự hiện hiện của nhiều ông lớn cả trong và ngoài nước.
Báo cáo của Ban quản lý Khu kinh tế Vân Phong cho biết, đến nay đã thu hút được 145 dự án đầu tư, với tổng vốn đăng ký là 1,47 tỷ USD, vốn thực hiện là gần 630 triệu USD, đạt 42% vốn đăng ký.
Ngoài ra, Ban Quản lý Khu kinh tế Vân Phong cũng đang thực hiện thủ tục đầu tư cho một số dự án có quy mô lớn với tổng số vốn 6,8 tỷ USD.
Các dự án quy mô lớn tại Vân Phong có sự hiện hiện của nhiều ông lớn cả trong và ngoài nước có thể kể đến như Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 (2 tỷ USD) của Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản); Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong (4,8 tỷ USD), liên doanh giữa Petrolimex và Nippon Oil Energy (Nhật Bản)…
Ngày 14/8, Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc đồng ý về chủ trương cho phép tỉnh Khánh Hòa tổ chức triển khai lập Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội và điều chỉnh quy hoạch chung xây dựng khu vực Bắc Vân Phong theo định hướng phát triển thành đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.
Đặc khu hành chính – kinh tế Bắc Vân Phong được quy hoạch tại huyện Vạn Ninh với tổng diện tích khoảng 66.000 ha. Trong đó có 19.000 ha đất liền, các đảo và 47.000 ha mặt nước.
Định hướng phát triển của đặc khu là trở thành một trung tâm dịch vụ - du lịch lớn, hiện đại của khu vực và quốc tế; tạo động lực để phát triển kinh tế của tỉnh cũng như khu vực Nam Trung Bộ và Tây Nguyên.
Đặc khu Bắc Vân Phong sẽ ưu tiên phát triển 4 nhóm ngành nghề: công nghiệp dịch vụ cảng biển và logistics; dịch vụ tài chính quốc tế; du lịch cao cấp có casino, khu giải trí đẳng cấp quốc tế; công nghiệp khoa học kỹ thuật công nghệ cao.
Sumitomo (Nhật Bản) rót 2 tỷ USD vào Nhiệt điện Vân Phong 1
Ngày 25/5/2017, Bộ Công Thương và Tập đoàn Sumitomo đã ký kết thỏa thuận đầu tư cho dự án Nhà máy nhiệt điện BOT Vân Phong 01. Dự án có tổng vốn đăng ký là 2 tỷ USD; quy mô công suất 1.320 MW. Theo kế hoạch dự kiến, dự án sẽ được khởi công vào quý I năm 2018.
Dự án Nhà máy nhiệt điện Vân Phong 1 được Tập đoàn Sumitomo (Nhật Bản) đề nghị đầu tư từ năm 2006. Đến năm 2009, Thủ tướng Chính phủ đồng ý cho nhà đầu tư thực hiện dự án theo hình thức BOT.
Năm 2012, để tạo điều kiện hết mức cho nhà đầu tư, tỉnh Khánh Hòa đã ứng 150 tỷ đồng trong tổng số 200 tỷ đồng để đền bù giải tỏa cho dân, đồng thời dành 135 tỷ đồng làm khu tái định cư Ninh Thủy nhằm tạo quỹ đất “sạch” cho nhà đầu tư triển khai dự án.
Thế nhưng tổ hợp chủ đầu tư cho rằng họ gặp khó khăn trong đàm phán hợp đồng BOT nên tiến độ của dự án bị chậm và kế hoạch khởi công nhiều lần thay đổi.
Tập đoàn Sumitomo (Sumitomo Corporation) là một trong những tập đoàn thương mại và đầu tư lớn nhất của Nhật Bản, với lịch sử phát triển gần 100 năm nay.
Vào Việt Nam từ năm 1955 với một văn phòng đại diện và thành lập Công ty TNHH Sumitomo Corporation Việt Nam vào năm 2007, Sumitomo Corporation đã đầu tư và tham gia các dự án nổi bật như: Khu công nghiệp Thăng Long I (Hà Nội), Khu công nghiệp Thăng Long II (Hưng Yên), Tổng thầu xây dựng đoạn trên cao Tuyến đường sắt đô thị số 1 TP. Hồ Chí Minh (Bến Thành – Suối Tiên), Tổng thầu xây dựng các nhà máy Nhiệt điện Phả Lại, Duyên Hải 3 mở rộng, Phú Mỹ 2-2, và nhiều hoạt động kinh doanh, xuất nhập khẩu khác
Sumitomo đã ký thỏa thuận với Tập đoàn BRG hợp tác phát triển thành phố thông minh trục Nhật Tân – Nội Bài với tổng giá trị hơn 4 tỷ USD trong khuôn khổ chuyến thăm chính thức của Thủ tướng Nguyễn Xuân Phúc tới Nhật Bản hồi đầu tháng 6.
Liên doanh giữa Petrolimex và Nippon Oil & Energy đầu tư Tổ hợp lọc hóa dầu Nam Vân Phong
Vào cuối năm 2014, Nippon Oil & Energy cùng Petrolimex đã ký thỏa thuận chiến lược, mở đường cho đối tác Nhật Bản tham gia đầu tư Dự án Lọc hóa dầu Nam Vân Phong và thị trường bán lẻ xăng dầu tại Việt Nam. Nhà đầu tư này cũng từng cho biết, tiềm năng tiêu thụ lớn và việc mở cửa đầu tư nước ngoài ở Việt Nam và Indonesia đã thu hút sự quan tâm của họ.
Tại thời điểm đó, Petrolimex và Nippon Oil & Energy dự kiến hoàn tất việc phát hành tăng vốn, thành lập công ty liên doanh đầu tư dự án Tổ hợp Lọc hóa dầu Nam Vân Phong để xúc tiến các thủ tục đầu tư vào giữa năm 2015.
Năm 2016, Nippon Oil & Energy, đối tác rất "thiết tha" với dự án này, đã đồng ý mua 8% cổ phần của Petrolimex. Trị giá thương vụ ước tính vào khoảng 20 tỷ yên, tương đương 18 triệu USD.
JX Nippon Oil & Energy thành lập năm 2010, có trụ sở tại Tokyo (Nhật Bản). Hoạt động của công ty này gồm lọc, bán dầu và các sản phẩm từ dầu mỏ; nhập khẩu và kinh doanh khí đốt,
Với việc mua cổ phần của Petrolimex thì Nippon Oil & Energy đã tham gia vào dự án Lọc dầu Nam Vân Phong do Petrolimex là chủ đầu tư dự án này. Tuy nhiên, Nippon Oil & Energy không chỉ muốn tham gia đầu tư mà còn là cổ đông chính của dự án này.
Nhưng hiện vẫn chưa thể xác định được thời điểm triển khai Dự án Lọc hóa dầu Nam Vân Phong.
Tổng kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong
Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong hoạt động từ tháng 6/21012, có tổng vốn đầu tư giai đoạn 1 là 125 triệu USD với tổng sức chứa 505.000 m3, năng lực pha chế 125.000 m3T.
Từ đầu năm 2014, ngoài Tập đoàn Xăng dầu Việt Nam (Petrolimex) là đối tác truyền thống gửi hàng vào Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong còn có thêm 2 thương nhân nước ngoài là Luckoil (Singapore) và Petrolimex Singapore đã ký hợp đồng và đưa hàng từ nước ngoài gửi vào kho.
Hiện tại, vốn điều lệ của Công ty liên doanh Kho xăng dầu ngoại quan Vân Phong là 674,1 tỷ đồng, trong đó phần góp vốn của Petrolimex là 54,3%.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.
Thị trường bất động sản dậy sóng với loạt dự án khởi công rầm rộ, nhiều "ông lớn" tái xuất. Nhưng phía sau sự sôi động ấy, không ít doanh nghiệp vẫn mắc kẹt trong khó khăn, chật vật tìm lối thoát.
Phó thủ tướng Trần Hồng Hà đề nghị cơ quan soạn thảo sớm hoàn thiện hai nghị định quy định chi tiết thi hành hai nghị quyết quan trọng của Quốc hội về đất đai, bất động sản.
Dù thị trường bất động sản nghỉ dưỡng bắt đầu ghi nhận những tín hiệu phục hồi, nhiều nhà đầu tư vẫn thận trọng trước các rủi ro tiềm ẩn và bài học từ giai đoạn trước.
Quy trình lựa chọn nhà đầu tư, lập dự án dự án phức tạp, gian nan không kém nhà ở thương mại là hai trong số nhiều lý do khiến việc đầu tư nhà ở xã hội mãi ì ạch.
Tổ hợp Alumin công suất hai triệu tấn alumin/năm tại tỉnh Bình Phước hứa hẹn về đích trong 6 năm tới, sau khi nhận chủ trương và định hình chủ đầu tư.
Câu chuyện tuân thủ bền vững đang "sôi sục" thời gian gần đây bởi những thay đổi tại thị trường EU, gây ảnh hưởng trực tiếp đến các doanh nghiệp Việt Nam.
Công trình xanh ngoài việc được thiết kế, xây dựng thân thiện với môi trường, thì còn cần sử dụng cả những vật liệu xanh vốn đang là bài toán khó trong doanh nghiệp.
Chuyên gia VIS Ratings nhìn nhận, các ngân hàng nhận chuyển giao bắt buộc có thể tăng trưởng mạnh trong nhiều năm, với tốc độ từ 20-25% mỗi năm.
Dù dự kiến đến quý III/2025 mới chính thức khai trương nhưng Vincom Mega Mall Vũ Yên đang tiếp tục “khuấy đảo” thị trường khi hé lộ thông tin AEON Beta Cinema.
Tổ chức tài chính phát triển của Pháp (Proparco) và Ngân hàng phát triển doanh nghiệp Hà Lan (FMO) đã ký kết hợp tác đầu tư 80 triệu USD cho SeABank nhằm bổ sung nguồn vốn hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ, doanh nghiệp do phụ nữ làm chủ, biến đổi khí hậu
CTCP Điện lực GELEX (HoSE: GEE – GELEX Electric) hôm nay đã tổ chức đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025 và thông qua nhiều nội dung quan trọng.