Quỹ Vinaland bán hết danh mục, kết thúc 13 năm đầu tư ở Việt Nam

Trần Anh Thứ ba, 04/06/2019 - 10:31

Sau khi thành lập năm 2006, Quỹ đầu tư bất động sản VinaLand đã rót hàng trăm triệu USD mua các dự án bất động sản tại Việt Nam, song những biến động trên thị trường khiến quỹ chịu thua lỗ ở khá nhiều khoản đầu tư.

Quỹ đầu tư bất động sản Vinaland thuộc VinaCapital dự kiến sẽ hủy niêm yết chứng chỉ quỹ trên sàn chứng khoán London và kết thúc hoạt động vào tháng 7, sau 13 năm hoạt động đầu tư ở Việt Nam.

Được thành lập từ tháng 3/2006, VinaLand hướng đến việc thâu tóm các dự án bất động sản và quỹ đất lớn tại nhiều tỉnh, thành phố lớn. Danh mục đầu tư của Vinaland khá đa dạng từ khu dân cư, văn phòng, khu công nghiệp và nhiều dự án khác. 

Từ số vốn các nhà đầu tư góp ban đầu 204 triệu USD năm 2006 và 407 triệu USD năm 2007, quy mô của VinaLand đã tăng lên nhanh chóng và đạt tới 804 triệu USD giá trị tài sản ròng (NAV) vào giữa năm 2008.

Mặc dù vậy, thị trường bất động sản trong các năm sau khi giải ngân khiến quỹ này lao đao. Năm 2012, VinaCapital đã từng tổ chức đại hội cổ đông bất thường cho quỹ Vinaland để gia hạn thêm thời gian hoạt động đồng thời thoái vốn khỏi các dự án địa ốc.

Từ đó đến nay, VinaLand rất tích cực tiến hành các hoạt động thoái vốn. Đến năm 2016, các cổ đông của quỹ tiếp tục thông qua việc gia hạn hoạt động thêm 3 năm và dự kiến đóng quỹ trong năm nay.

Giai đoạn từ năm 2016 đến nay cũng là thời điểm thị trường bất động sản sôi động trở lại và là ‘cơ hội vàng’ để VinaLand bán các dự án đang nắm giữ. Chỉ trong vòng 2 năm, từ tháng 6/2016 đến tháng 6/2018, NAV của VinaLand giảm từ 336 triệu USD xuống còn 47 triệu USD. 

Báo cáo của VinaLand gần nhất cho biết, đến ngày 31/12/2018, quỹ này đã hoàn tất thoái vốn khỏi toàn bộ các dự án bất động sản trong danh mục. Trong đó, có nhiều dự án quy mô lớn và mang lại hàng chục triệu USD cho quỹ.

Đáng kể nhất là dự án Century 21, rộng 30ha tại khu vực Nam Rạch Chiếc (Quận 2, TP.HCM). Đây là dự án luôn chiếm tỷ trọng lớn nhất trong danh mục của quỹ Vinaland do đến khi được thoái vốn vào năm 2016. Dự án sau đó thuộc quyền kiểm soát của Tập đoàn NovaLand thông qua sở hữu gián tiếp Công ty Bất động sản Khải Hưng.

Cũng trong khoảng thời gian đó, Dự án quần thể Danang Beach Resort đã được VinaLand chuyển nhượng, mang về cho quỹ hơn 37 triệu USD.

Quỹ Vinaland đã bán hết danh mục, kết thúc 13 năm đầu tư ở Việt Nam
Khu căn hộ Azura, một trong những dự án thành công của VinaLand tại Đà Nẵng

Sang năm 2017, VinaLand cùng với một quỹ khác của VinaCapital là VinaCapital Vietnam Opportunity Fund (VOF) bán toàn bộ cổ phần tại Đại Phước Lotus - một dự án phát triển nhà ở và khu dân cư tại Đồng Nai rộng gần 200 ha. Số cổ phần này được bán cho một công ty thuộc Tập đoàn phát triển nhà đất China Fortune Land Development (CFLD) của Trung Quốc. VinaLand thu về 48,8 triệu USD từ thương vụ này.

Giữa năm 2017, Vinaland và các quỹ khác của VinaCapital tiếp tục tuyên bố thoái hết vốn tại dự án Times Square Hà Nội, thu về 41 triệu USD. Đơn vị đứng ra mua dự án là công ty Elite Capital Resources Limited, một công ty được thành lập tại thiên đường thuế.

Dự án Times Square Hà Nội được phát triển bởi liên doanh giữa VinaCapital và Công ty Thăng Long GTC, một đơn vị thành viên của Tổng Công ty Du lịch Hà Nội, với tỷ lệ sở hữu tương ứng 65%-35%. Theo giới thiệu của chủ đầu tư, dự án bao gồm một cụm tháp văn phòng hạng A có tổng diện tích sàn 20.000m2, một khách sạn 5 sao với 300 phòng và khu trung tâm bán lẻ cao cấp. Tuy nhiên hơn 10 năm qua, Times Square Hà Nội vẫn là một khu đất trống, nằm cạnh BigC Thăng Long.

Các dự án lớn khác được VinaLand thoái vốn trong năm 2018 là Pavillion Square (37 triệu USD) và Aqua City (45,2 triệu USD) hay Capital Square (22,7 triệu USD) và Trinity Garden (23,1 triệu USD).

Trong hơn 1 thập kỷ đầu tư tại Việt Nam, VinaLand đã rót hàng trăm triệu USD để mua các dự án bất động sản. Sau khi thoái vốn, số tiền thu về sẽ được sử dụng để mua lại cổ phần quỹ từ các nhà đầu tư hoặc trả cổ tức.

Tuy vậy, không phải tất cả các khoản đầu tư của VinaLand đều có lãi. Báo cáo năm 2018 của quỹ cho biết, nhiều khoản đầu tư thua lỗ từ một đến vài triệu USD. Cụ thể, khoản đầu tư tại dự án phát triển Khu Đô thị Vĩnh Thái (Nha Trang) lỗ tổng cộng 7 triệu USD.

Tương tự, quỹ cũng lỗ 9,2 triệu USD khi vốn khỏi Công ty TNHH Vina Alliance, chủ đầu tư khu phức hợp VinaSquare, một khu "đất vàng" rộng hơn 3 ha ở quận 5 TP.HCM.

Trong giai đoạn cuối của quỹ, VinaLand đã chấp nhận bán lỗ nnhiều dự án trong danh mục như Khu đô thị Phú Hội (lỗ 4,9 triệu USD), Viet Land Development Corp (lỗ 8,7 triệu USD), dự án AA Vinacapital Tower (lỗ 1,9 triệu USD).

Novaland, VinaLand tăng cường bán dự án bất động sản

Novaland, VinaLand tăng cường bán dự án bất động sản

Bất động sản -  7 năm
Chỉ trong vòng 3 tháng, Novaland đã liên tiếp mua 2 dự án và bán đi 1 dự án bất động sản, cả ba dự án này đều nằm tại TP. HCM.
Novaland, VinaLand tăng cường bán dự án bất động sản

Novaland, VinaLand tăng cường bán dự án bất động sản

Bất động sản -  7 năm
Chỉ trong vòng 3 tháng, Novaland đã liên tiếp mua 2 dự án và bán đi 1 dự án bất động sản, cả ba dự án này đều nằm tại TP. HCM.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  36 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?

Tài chính -  5 giờ

Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt

Tài chính -  6 giờ

Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS

Tài chính -  2 ngày

Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng

Tài chính -  3 ngày

Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Quản trị rủi ro thế nào để sống chung với thế giới ngày càng biến động?

Diễn đàn quản trị -  11 phút

Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Syre rót 1 tỷ USD xây nhà máy tái chế dệt may tại Việt Nam

Phát triển bền vững -  24 phút

Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ

Tài chính -  36 phút

Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản

Bất động sản -  3 giờ

Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số

Phát triển bền vững -  3 giờ

Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản

Tiêu điểm -  4 giờ

Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue

Nhịp cầu kinh doanh -  4 giờ

Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.