Rủi ro nợ xấu ngân hàng bị 'ẩn đi'

Trần Anh Thứ hai, 10/08/2020 - 13:54

Nhờ Thông tư 01 của Ngân hàng Nhà nước, nợ xấu của các khách hàng thay vì có nguy cơ "thăng cấp", "nhảy nhóm" sẽ có cơ sở để được tạm giữ nguyên.

Báo cáo cập nhật ngành ngân hàng của Công ty Chứng khoán Maybank Kim Eng Việt Nam (MBKE) cho rằng đang có lo ngại rằng bức tranh nợ xấu có thể bị bóp méo bởi Thông tư 01/2020/TT-NHNN.

Đây là Thông tư được NHNN ban hành vào ngày 13/3 quy định về việc các tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài cơ cấu lại thời hạn trả nợ; miễn, giảm lãi, phí; giữ nguyên nhóm nợ nhằm hỗ trợ khách hàng chịu ảnh hưởng do dịch Covid-19.

Nội dung của thông tư theo diễn giải của giới đầu tư, đang "cho phép các ngân hàng có thể che giấu những tài sản có vấn đề bị ảnh hưởng bởi Covid-19", khi các tài sản bị ảnh hưởng này được cơ cấu lại thời gian trả nợ hoặc được "khoanh nợ", giữ nguyên nhóm nợ.

Nợ xấu của các nhóm thay vì có nguy cơ "thăng cấp", "nhảy nhóm" thì theo thông tư mới, trước mắt có cơ sở pháp lý để được tạm giữ nguyên.

Báo cáo của MBKE đánh giá, khoản vay bị ảnh hưởng bởi dịch Covid-19, có thể chuyển thành nợ xấu trong tương lai. Nhưng hiện tại, những khoản nợ này vẫn đang xếp loại tốt. Nếu những khoản vay này chuyển thành nợ xấu và các ngân hàng đang cố giấu diếm, thì khoản mục lãi phải thu sẽ khá lớn trên bảng cân đối 6 tháng 2020 của các ngân hàng. Tuy nhiên, hiện vẫn chưa thấy điều này qua báo cáo của các ngân hàng gần đây.

Với tình hình dịch đang phức tạp như hiện tại, MBKE nhận định rủi ro về chất lượng tài sản vẫn đang là quan ngại lớn nhất cho các ngân hàng, đặc biệt với các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu khá thấp để chống đỡ trước những cú sốc chất lượng tài sản không lường trước được.

Theo tính toán của công ty chứng khoán, dư nợ cần tái cấu trúc của ngân hàng sẽ tăng lên khoảng 8% tổng dư nợ trong trường hợp dịch bệnh Covid-19 bùng phát kéo dài (thấp nhất là 1,9% của VIB và cao nhất là 13% của Eximbank-EIB).

Đến hiện tại, ghi nhận chung cho thấy hầu hết các ngân hàng đều công bố dư nợ bị ảnh hưởng của Covid-19 đợt 1 (tức qua 2 quý đầu 2020), sau rà soát khá thấp (và tổng tỷ lệ dư nợ cần tái cấu trúc thấp như đề cập trên). Đây cũng là nguyên do khiến các ngân hàng sau tăng trích lập dự phòng mạnh ở quý 1/2020, đã nới lỏng ở quý 2 và cũng nhờ đó, góp phần tăng trưởng lợi nhuận tốt trong quý 2.

Cũng theo thống kê của MBKE, tổng hợp lợi nhuận của 12 ngân hàng niêm yết lớn nhất đã tăng 14,3% trong 6 tháng 2020. Trong đó lợi nhuận quý 1/2020 tăng 2,8% và quý 2/2020 tăng 26,2% so với cùng kỳ năm trước.

Chất lượng tài sản nhìn chung ổn định trong quý 2/2020 và số dư nợ xấu tăng 10,6% trong quý 1/2020 so với năm 2019. Tính đến cuối tháng 6/2020, số dư nợ xấu tăng thêm 5,4%. Còn tính đến cuối quý 2/2020, tổng nợ xấu toàn 12 ngân hàng niêm yết lớn nhất đã tăng 16% từ đầu năm đến nay, tương đương 1,6% tổng dư nợ (so với 1,4% năm 2019).

Trở lại với tăng trưởng của các ngân hàng 6 tháng đầu 2020, có thể thấy đang có phân hóa khá rõ. MBKE xếp loại thành 3 nhóm với: Nhóm tăng trưởng cân bằng (Vietcombank, Techcombank, ACB, TPBank); nhóm tăng trưởng như chưa từng có dịch (VPBank, HDBank và VIB) và nhóm chậm chạp (BIDV, Vietinbank, MBBank, Sacombank và Eximbank).

Sự phân hóa này có phần tương ứng, phản ánh khả năng sinh lợi cũng như thẩm thấu những cú sốc theo diễn biến dịch bệnh mới. Nhìn chung, chất lượng tài sản của các ngân hàng trong quý tới, nếu dịch Covid-19 chưa sớm qua đỉnh, rất có thể vẫn sẽ là một ẩn số đối với chính ngân hàng và nhà đầu tư.

Những ngân hàng bị kiểm toán lưu ý nợ xấu

Những ngân hàng bị kiểm toán lưu ý nợ xấu

Tài chính -  5 năm
Các khoản nợ xấu, lãi dự thu nếu được trích lập dự phòng đầy đủ sẽ giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.
Những ngân hàng bị kiểm toán lưu ý nợ xấu

Những ngân hàng bị kiểm toán lưu ý nợ xấu

Tài chính -  5 năm
Các khoản nợ xấu, lãi dự thu nếu được trích lập dự phòng đầy đủ sẽ giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.
Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?

Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?

Tài chính -  2 giờ

Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.

Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này

Thanh toán không tiền mặt phủ sóng mọi thế hệ nhờ bộ ba 'vũ khí' này

Tài chính -  1 ngày

Tốc độ, tiện lợi, an toàn là những yếu tố giúp thanh toán không tiền mặt chinh phục người tiêu dùng từ thành thị đến nông thôn, từ Gen Z đến thế hệ trung niên.

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Chủ tịch Bamboo Airways xin từ nhiệm

Tài chính -  1 ngày

Chủ tịch Bamboo Airways Phan Đình Tuệ đã gửi đơn xin từ nhiệm và sẽ được trình cổ đông thông qua vào phiên họp bất thường ngày 5/7 tới đây.

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tăng cường hướng dẫn hộ kinh doanh dùng hóa đơn điện tử

Tài chính -  5 ngày

Thủ tướng giao nhiệm vụ hướng dẫn hộ kinh doanh hiểu rõ lợi ích cũng như trách nhiệm sử dụng hóa đơn điện tử, đặc biệt là loại hóa đơn khởi tạo từ máy tính tiền.

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ

Tài chính -  6 ngày

Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sáu nhóm đối tượng mới bắt buộc tham gia bảo hiểm xã hội từ năm 2025

Sổ tay quản trị -  9 phút

Luật BHXH 2024 bổ sung 6 nhóm đối tượng phải tham gia bảo hiểm xã hội bắt buộc, bao gồm người lao động bán thời gian, chủ hộ kinh doanh và dân quân.

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Aqua City hoàn tất pháp lý, Novaland khơi thông dòng tiền

Bất động sản -  23 phút

Được phê duyệt điều chỉnh quy hoạch 1/500 là bước tiến pháp lý quan trọng, mang tính quyết định đối với dự án Aqua City, đối tác tăng tốc giải ngân giúp Novaland gỡ khó dòng tiền.

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Bất động sản thấp tầng chiếm sóng tại Hải Phòng

Nhịp cầu kinh doanh -  44 phút

Từ trung tâm công nghiệp và logistics, Hải An – cửa ngõ Đông Nam Hải Phòng - vươn lên thành cực tăng trưởng mới, kéo theo thị trường bất động sản sôi động với loại hình nhà ở thấp tầng đang lên ngôi.

Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast

Báo cáo Vietcap hé lộ bức tranh tài chính của VinFast

Doanh nghiệp -  2 giờ

VinFast dự kiến bàn giao 135.000 xe trong năm 2025, tăng 39% so với năm 2024. Đa phần trong đó được hấp thụ bởi thị trường nội địa.

Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?

Ngân hàng nào hưởng lợi lớn khi luật hóa Nghị quyết 42?

Tài chính -  2 giờ

Những ngân hàng tập trung cho vay bán lẻ như MB, HDBank, VPBank hay VIB được kỳ vọng hưởng lợi lớn nhờ khả năng xử lý nhanh các khoản vay nhỏ.

Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tọa đàm phát triển kinh tế tư nhân

Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tọa đàm phát triển kinh tế tư nhân

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Hội Kỷ lục gia Việt Nam tổ chức tọa đàm "Phát triển kinh tế tư nhân – Đòn bẩy cho một Việt Nam thịnh vượng trong thời kỳ vươn mình của dân tộc" ngày 29/6 tới tại Hà Nội.

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

TP.HCM xin giữ lại toàn bộ nguồn thu từ quỹ đất để làm hạ tầng

Tiêu điểm -  3 giờ

Làm việc với Tổng Bí thư Tô Lâm, TP.HCM kiến nghị nhiều cơ chế đặc thù nhằm phát triển kinh tế - xã hội sau sáp nhập với Bình Dương, Bà Rịa - Vũng Tàu.