Tài chính
Những ngân hàng bị kiểm toán lưu ý nợ xấu
Các khoản nợ xấu, lãi dự thu nếu được trích lập dự phòng đầy đủ sẽ giảm đáng kể lợi nhuận của ngân hàng.
Nhiều ngân hàng đã công bố báo cáo tài chính năm 2019, phần lớn được kiểm toán chấp nhận toàn phần. Tuy nhiên vẫn có những ngân hàng bị lưu ý các vấn đề liên quan đến nợ xấu, các khoản lãi phải thu.
Đáng chú ý, Công ty TNHH kiểm toán AFC Việt Nam (AFC) đưa ra một loạt lưu ý khi kiểm toán báo cáo tài chính năm 2019 của Ngân hàng TMCP Quốc dân (NCB).
Theo đó, AFC nhấn mạnh nhiều vấn đề liên quan đến tình hình nợ xấu của NCB. Cụ thể, công ty kiểm toán cho biết các thuyết minh về chính sách kế toán đối với cho vay khách hàng, hoạt động mua bán nợ, về chính sách kế toán bán nợ cho VAMC theo Nghị quyết 42. Việc ghi nhận các khoản chênh lệch giữa bán nợ với giá gốc, thoái lãi dự thu của các khỏan nợ đã bán trước ngày 31/12/2016 sẽ được phân bổ dần vào kết quả kinh doanh với mức tối thiểu bằng với chênh lệch thu chi từ kết quả kinh doanh năm.
Bên cạnh đó, việc ghi nhận các khoản đầu tư dài hạn, vốn chủ sở hữu, khoản lợi nhuận chưa phân phối, phân loại nợ vay, trích lập dự phòng cụ thể, dự phòng đầu tư của các khách hàng cũ, các khoản khác trước giai đoạn tái cấu trúc sẽ dược xử lý dần theo năng lực tài chính của Ngân hàng đến năm 2028. Các chính sách này nằm trong đề án tái cơ cấu lại ngân hàng đã được phê duyệt cuối năm ngoái.
Bên cạnh đó, Công ty kiểm toán AFC Việt Nam cũng lưu ý các khoản lãi dự thu của khoản nợ xấu đã bán cho các tổ chức mua bán nợ đã ghi nhận từ ngày 1/1/2017 đến nay không thỏa điều kiện quy định tại Nghị quyết 42 về thí điểm nợ xấu của các tổ chức tín dụng, đã được lập kế hoạch thoái trong “phương án tái cơ cấu gắn với xử lý nợ xáu giai đoạn 2019 – 2020” của ngân hàng. Tính đến cuối tháng 12/2019, khoản lãi dự thu của NCB đạt 3.151 tỷ đồng, tăng 500 tỷ đồng so với năm trước đó.
NCB là một trong số những tổ chức tín dụng bị buộc phải tiến hành tái cơ cấu. Thay vì sáp nhập, năm 2014, ngân hàng chọn phương án tự tái cơ cấu, chuyển đổi mô hình kinh doanh sang hướng bán lẻ. Tuy nhiên, đến nay hoạt động tái cơ cấu tại NCB vẫn chưa hoàn thành khi các khoản nợ xấu vẫn cần xử lý đặc biệt theo đề án đã được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Một ngân hàng khác cũng bị kiểm toán nhắc nhở đó là Eximbank. Công ty kiểm toán KPMG không có ý kiến ngoại trừ nhưng đã lưu ý Eximbank về việc phân loại nợ và trích lập dự phòng đối với khoản nợ xấu 746 tỉ đồng của 7 khách hàng với tài sản đảm bảo là gần 75 triệu cổ phiếu STB của Sacombank.
Khoản nợ này hiện đang được Eximbank xếp vào nợ nhóm 3 – nợ dưới tiêu chuẩn và được ngân hàng trích lập dự phòng 43,2 tỷ đồng. Hiện tại, Eximbank vẫn được giữ nguyên nhóm nợ nên chưa phải trích lập dự phòng thêm cho khoản nợ này.
Tuy nhiên, nếu Eximbank thực hiện trích lập dự phòng đầy đủ cho khoản nợ theo Thông tư 02 và 09 thì chi phí dự phòng rủi ro tín dụng sẽ tăng lên 175 tỷ đồng và khiến lợi nhuận sau thuế của ngân hàng giảm đi 140 tỷ đồng.
Cũng liên quan tới cổ phiếu Sacombank, một ngân hàng khác là Kiên Long Bank cũng bị kiểm toán nhắc nhở.
Công ty kiểm toán A&C lưu ý thuyết minh về việc phân loại xử lý các khoản cho vay và lãi dự thu liên quan đến một nhóm khách hàng với tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác. Chi phí dự phòng rủi ro của ngân hàng đã tăng gấp đôi trong năm qua, lên 75,3 tỷ đồng.
Kiên Long Bank cho biết năm 2019, ngân hàng phải hạch toán giảm các khoản lãi phải thu đã ghi nhận trong các năm trước đối với các khoản vay của một nhóm khách hàng có tài sản đảm bảo là cổ phiếu của một ngân hàng khác theo phương án xử lý nợ được Ngân hàng Nhà nước phê duyệt.
Được biết, các khoản cho vay của các khách hàng có tài sản bảo đảm là cổ phiếu của Sacombank trị giá hơn 1.898 tỷ đồng
Đầu năm 2020, Kienlongbank đã chào bán 176.373.887 cổ phần Sacombank với giá chào bán khởi điểm 24.000 đồng/cổ phiếu, tương đương với tổng giá trị hơn 4.224 tỷ đồng. Mức giá này cao hơn nhiều so với thị giá của cổ phiếu Sacombank trên thị trường chứng khoán.
Tại cuộc họp ĐHĐCĐ thường niên năm 2020 được tổ chức hôm 27/3, ngân hàng đã thông qua kế hoạch kinh doanh với mục tiêu lợi nhuận đạt 750 tỷ, gấp gần 9 lần năm 2019 và gấp 2,6 lần năm 2018, chủ yếu dựa trên cơ sở xử lý xong tài sản đảm bảo để thu hồi nợ.
Nợ xấu ABBank tăng nhanh
Bất động sản cởi trói, nợ xấu ngân hàng thoái lui
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.
Dòng vốn ngoại chực chờ đảo chiều, chứng khoán đón sóng tăng
Xu hướng bán ròng của khối ngoại tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ dần hạ nhiệt với những thông tin tích cực tới từ chính sách vĩ mô, xu hướng dòng tiền.
Ngân hàng lại chạy đua tăng vốn
Để đáp ứng chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng và nhu cầu vốn lớn của nền kinh tế, nhiều nhà băng năm nay tiếp tục đưa ra các kế hoạch tăng vốn mạnh mẽ.
Sự bứt phá của ngân hàng mở đầu làn sóng nhận sáp nhập và tầm nhìn chiến lược trước thời cuộc
Chỉ trong vòng 3 tháng, Ngân hàng Nhà nước đã hoàn tất việc chuyển giao 4 ngân hàng yếu kém, tất cả đều đã được đưa vào diện kiểm soát đặc biệt từ năm 2015. Trước đó, nhiều thương vụ nhận sáp nhập đã được thực hiện thành công làm tiền đề cho việc thúc đẩy chủ trương này.
Chứng khoán Đông Nam Á về vực sâu, Việt Nam giữ phong độ vượt trội
Niềm tin trở lại đã giúp cải thiện thanh khoản của thị trường chứng khoán liên tục trong nhiều tuần qua và kéo VN-Index vượt mốc 1.300 điểm.
Trungnam Group mở thế trận táo bạo trong cuộc đua năng lượng
Trungnam Group cho biết đã và đang chuẩn bị sẵn sàng về nguồn lực để phục vụ các kế hoạch tham vọng gắn với quy hoạch điện lực quốc gia thời kỳ mới.
KBC bắt tay The Trump Organization: Cú hích định hình lại đường lối quản trị
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Những chướng ngại trên con đường bứt phá của kinh tế Việt Nam
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Tập đoàn Bamboo Capital có tân chủ tịch hội đồng quản trị
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Nhựa và cao su trước thách thức xanh hóa
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Doanh nghiệp logistics đối mặt áp lực phải xanh hoá
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Chương mới của làn sóng đầu tư Hoa Kỳ vào Việt Nam
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.