Thách thức xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sau cuộc bầu cử tổng thống
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được dự báo sẽ đối mặt với căng thẳng thương mại toàn cầu khi ông Donald Trump bắt đầu nhiệm kỳ chính thức.
Tăng trưởng GDP thực tế của Việt Nam đã đạt kết quả tốt hơn dự kiến trong quý vừa qua, ghi nhận tốc độ tăng trưởng cao nhất kể từ quý III/2022, cho thấy các hoạt động kinh tế đã phục hồi mạnh mẽ.
Các dữ liệu kinh tế gần đây cho thấy quỹ đạo tăng trưởng của Việt Nam vẫn đi đúng hướng. Do đó, nhóm nghiên cứu của Ngân hàng UOB duy trì dự báo tốc độ tăng GDP cả năm của Việt Nam ở mức 6,4% với dự báo cho quý cuối là 5,2%.
Tốc độ tăng trưởng kinh tế 2025 của Việt Nam được nhận định ở mức 6,6%, nằm trong mục tiêu Quốc hội đề ra nhưng thấp hơn đáng kể mức phấn đấu 8% được Thủ tướng Phạm Minh Chính đưa ra mới đây.
Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu lưu ý, với việc Hoa Kỳ chuẩn bị bước vào nhiệm kỳ "Trump 2.0", khả năng căng thẳng thương mại toàn cầu và các rủi ro có thể sớm xuất hiện.
Rủi ro chính mà Việt Nam cần lưu ý là các hạn chế thương mại tiềm tàng do thâm hụt thương mại hàng năm của Hoa Kỳ với Việt Nam đã tăng vọt hơn 2,5 lần trong giai đoạn 2018 – 2023.
Ở mức độ khu vực, thâm hụt thương mại của Hoa Kỳ với ASEAN đã tăng gần gấp đôi vào năm ngoái với các diễn biến thương mại toàn cầu và chuỗi cung ứng thay đổi để ứng phó với các hạn chế được áp dụng trong nhiệm kỳ của ông Trump trước đây.
Dự báo căng thẳng thương mại toàn cầu tiếp tục gia tăng dưới thời ‘Trump 2.0’ và sức mạnh của đồng USD đi kèm là mối lo ngại đang gia tăng, theo UOB, Ngân hàng Nhà nước sẽ phải chú ý tới áp lực giảm giá đối với VND.
Với quan điểm cứng rắn của ông Trump về thâm hụt thương mại, chiến thắng gần đây của vị tổng thống này được đánh giá sẽ phủ bóng đen lên con đường tăng trưởng dựa trên xuất khẩu của Việt Nam, đặc biệt là nếu thuế quan tăng, Fitch Solution phân tích.
“Điều chắc chắn là lập trường bảo hộ hơn mà ông Trump đã từng hứa sẽ áp dụng sẽ tác động tiêu cực đến Việt Nam – nền kinh tế dựa trên xuất khẩu và nằm trong chuỗi cung ứng toàn cầu”, Fitch Solution nhấn mạnh.
Hoa Kỳ có thể sẽ áp thuế đối với các sản phẩm của Việt Nam có ít liên kết với chuỗi cung ứng nhưng lại chiếm tỷ trọng tương đối cao trong tổng lượng nhập khẩu của nước này.
Đơn cử, gỗ và gỗ xẻ - dòng sản phẩm hiện Việt Nam đang đứng thứ sáu toàn cầu về xuất khẩu sang Hoa Kỳ - có thể đối mặt rủi ro bị tăng thuế.
Nguy cơ căng thẳng thương mại toàn cầu gia tăng sau khi ông Trump quay trở lại Nhà Trắng cũng được Ngân hàng Thế giới cảnh báo gần đây. Căng thẳng thương mại Mỹ - Trung có thể sẽ tiếp diễn trong thời gian tới, khiến dòng dịch chuyển thương mại tiếp tục chảy nhanh.
Khả năng tái thực thi những chính sách bảo hộ mà ông Trump đã từng thực hiện liệu có xảy ra hay không là vấn đề được cả thế giới quan tâm. Các chính sách này có thể bao gồm việc tăng thuế suất đối với hàng nhập khẩu nhằm giảm thâm hụt thương mại của Mỹ với các đối tác và thu hút việc làm quay trở lại nước này.
Các biện pháp gần đây của Mỹ về quy tắc xuất xứ đối với sản phẩm thép và nhôm nhập khẩu từ Mexico và điều tra chống phá giá đối với tấm pin điện mặt trời nhập khẩu từ Việt Nam có thể là dấu hiệu về những chính sách chặt chẽ hơn với các quốc gia kết nối.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Ngoài cột mốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp còn đặt mục tiêu tăng cường thu hút vốn FDI, tăng cường nông nghiệp công nghệ cao.
Doanh nghiệp ngành thủy sản nếu đạt được kết quả tích cực trong đợt thanh tra này sẽ bảo vệ được thị trường EU và mở rộng xuất khẩu hơn nữa.
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Chính phủ dành 51.000 tỷ đồng cùng 1% chi thường xuyên, đồng thời đẩy mạnh hợp tác công tư để tài trợ vốn cho các mục tiêu khoa học công nghệ, đổi mới sáng tạo và chuyển đổi số.
Mong muốn này được ông Charles James Boyd Bowman, Tổng giám đốc dự án của Tập đoàn Trump Organization tại Việt Nam, chia sẻ trong cuộc gặp với Thủ tướng Phạm Minh Chính.
Chính phủ đẩy mạnh chuyển đổi số, hướng tới Chính phủ không giấy tờ và điều hành trên môi trường điện tử dựa trên dữ liệu.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Chiến tranh thương mại và kinh tế toàn cầu giảm tốc gây áp lực lên xuất khẩu, chuỗi cung ứng và tăng trưởng kinh tế Việt Nam.
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Các ngành nhựa và cao su đang chủ động xanh hóa, áp dụng kinh tế tuần hoàn để đáp ứng yêu cầu thị trường cũng như các quy định của pháp luật.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.