Xuất khẩu nông, lâm, thủy sản đặt mục tiêu tham vọng
Ngoài cột mốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp còn đặt mục tiêu tăng cường thu hút vốn FDI, tăng cường nông nghiệp công nghệ cao.
Xuất khẩu thủy sản sang Mỹ sẽ tiếp tục phải đối mặt với những thay đổi chính sách thương mại quốc tế cũng như các yêu cầu về tiêu chuẩn chất lượng.
Mỹ luôn là thị trường xuất khẩu thủy sản lớn nhất của Việt Nam trong những năm gần đây, với kim ngạch đạt khoảng 1,5 – 2,1 tỷ USD mỗi năm.
Nhu cầu của thị trường Mỹ hiện vẫn rất lớn dù có các chính sách bảo vệ chặt chẽ như thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp. Cùng với đó, chất lượng thủy sản Việt Nam ngày càng được cải thiện, giúp duy trì, mở rộng vị thế tại đây.
Do vậy, xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam ít bị tác động trước những biến động chính trị như kết quả cuộc bầu cử tổng thống mới nhất, Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản (Vasep) đánh giá trong phân tích mới nhất.
Tuy nhiên, các chính sách thương mại đặc thù của Mỹ dưới thời ông Donald Trump được đánh giá sẽ đặt ra nhiều thách thức cho xuất khẩu thủy sản thời gian tới.
Trong bối cảnh Mỹ - Trung đang đối đầu thương mại, có thể xảy ra những thay đổi lớn trong chuỗi cung ứng và nhập khẩu của Mỹ. Mỹ có thể giảm nhập khẩu các sản phẩm thủy sản từ Trung Quốc và tìm kiếm các nguồn cung thay thế, trong đó có Việt Nam.
Mặc dù vậy, Vasep đánh giá, các doanh nghiệp xuất khẩu thủy sản sang Mỹ của Việt Nam cũng phải đối mặt với các biện pháp phòng vệ thương mại của nước này. Các biện pháp này có thể bao gồm thuế chống bán phá giá, thuế chống trợ cấp và các yêu cầu nghiêm ngặt về chất lượng sản phẩm.
Dù kết quả thuế chống bán phá giá đối với tôm, cá tra và thuế chống trợ cấp với tôm Việt Nam xuất khẩu sang Mỹ có xu hướng thuận lợi hơn trong năm 2024, các doanh nghiệp vẫn cần thận trọng và có chiến lược khi xuất khẩu.
Chính phủ Mỹ dưới thời ông Trump đã từng tăng cường các biện pháp bảo vệ liên quan đến an toàn thực phẩm và tiêu chuẩn chất lượng.
Điều này có thể gây khó khăn cho các nhà xuất khẩu thủy sản khi phải tuân thủ các tiêu chuẩn ngặt nghèo hơn về vệ sinh an toàn thực phẩm, dẫn đến tăng chi phí sản xuất và kiểm tra.
Không chỉ vậy, chính sách bảo hộ và hàng rào thuế quan của Mỹ cũng có thể khiến cạnh tranh gia tăng giữa Việt Nam và các quốc gia xuất khẩu thủy sản khác như Ấn Độ, Ecuador, hay Indonesia, những đối thủ lớn trong ngành thủy sản.
Vasep khuyến nghị, để tăng trưởng xuất khẩu thủy sản sang Mỹ trong bối cảnh thay đổi chính sách thương mại quốc tế, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần chủ động và linh hoạt trong việc thích ứng với các yếu tố biến động của thị trường.
Các sản phẩm thủy sản xuất khẩu phải tuân thủ đầy đủ các quy định của cơ quan quản lý thực phẩm và dược phẩm của nước này, bao gồm các tiêu chuẩn về vệ sinh, an toàn thực phẩm và phòng chống dịch bệnh.
Đồng thời, các doanh nghiệp cần đảm bảo các tiêu chuẩn về sản xuất bền vững và kiểm soát chất lượng nghiêm ngặt từ khâu nuôi trồng đến chế biến để đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường Mỹ.
Khách hàng và người tiêu dùng Mỹ ngày càng quan tâm đến các vấn đề liên quan đến bền vững, bảo vệ môi trường và trách nhiệm xã hội, Vasep cho biết.
Do đó, các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam nên áp dụng các phương pháp nuôi trồng bền vững, như nuôi tôm sạch, và nuôi trồng thủy sản theo các tiêu chuẩn quốc tế (GlobalGAP, ASC, MSC) để nâng cao uy tín và đáp ứng các yêu cầu ngày càng cao của thị trường.
Các doanh nghiệp cũng cần cung cấp thông tin minh bạch về quá trình sản xuất, nguồn gốc nguyên liệu và các tiêu chuẩn chất lượng. Điều này sẽ giúp xây dựng lòng tin với người tiêu dùng và đối tác ở Mỹ, đồng thời, đáp ứng nhu cầu của các nhà phân phối, siêu thị và các hệ thống bán lẻ lớn tại Mỹ.
Các doanh nghiệp thủy sản Việt Nam cần nâng cao năng lực cạnh tranh, có chiến lược sản xuất và kinh doanh hiệu quả với giá thành sản phẩm phải hợp lý và minh bạch.
Cùng với đó, doanh nghiệp cần có các kế hoạch ứng phó nhanh chóng với các thay đổi về thuế quan và biện pháp thương mại của Mỹ, Vasep lưu ý.
Ngoài cột mốc về xuất khẩu nông lâm thủy sản, ngành nông nghiệp còn đặt mục tiêu tăng cường thu hút vốn FDI, tăng cường nông nghiệp công nghệ cao.
Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.
Dự báo trong quý 2 và nửa cuối năm 2024, sự phục hồi của xuất khẩu thủy sản tiếp tục gặp khó do những yếu tố bất định trên thế giới và sự thiếu hụt nguyên liệu trong nước.
Được thành lập và vận hành bởi những nhà kinh doanh khá kín tiếng, Tập đoàn Thành Công (TC Group) đã phát triển tới quy mô của những tập đoàn tư nhân lớn nhất Việt Nam.
Bán lẻ, nhà ở và nghỉ dưỡng là các lĩnh vực thu hút mạnh dòng tiền của các nhà đầu tư nước ngoài vào bất động sản Việt Nam thời gian gần đây.
GS. Gurdev Singh Khush, đồng chủ nhân giải đặc biệt VinFuture 2023 dành cho nhà khoa học đến từ các nước đang phát triển, đã có những chia sẻ đầy cảm xúc về hành trình nghiên cứu và hợp tác với GS. Võ Tòng Xuân để tạo ra những giống lúa mới.
Ngay từ đầu năm nay, Viettel Post đã công bố chiến lược chuyển mình thành một công ty logistics theo hướng chuyên nghiệp, xanh và hiệu quả.
Quy chế dân chủ liệu có thật sự bảo vệ quyền lợi người lao động, hay vẫn chỉ mang tính hình thức? Đâu là giải pháp để xây dựng môi trường làm việc dân chủ?
Trong kỷ nguyên công nghệ, gen Z đang phải đối mặt với áp lực thành công sớm, liên tục đáp ứng kỳ vọng xã hội và xu hướng sống thay đổi không ngừng.
Người lao động thế hệ Z không chỉ tìm kiếm công việc mà đòi hỏi môi trường linh hoạt và cơ hội phát triển bản thân liên tục.