Thiếu nguyên liệu cho xuất khẩu thủy sản
Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.
Doanh nghiệp ngành thủy sản nếu đạt được kết quả tích cực trong đợt thanh tra này sẽ bảo vệ được thị trường EU và mở rộng xuất khẩu hơn nữa.
Đoàn thanh tra của Liên minh châu Âu đang tiến hành thanh tra thực địa tại Việt Nam, theo kế hoạch từ ngày 30/9 – 17/10/2024.
Đây là hoạt động đánh giá triển khai Chương trình giám sát dư lượng thuốc thú y, thuốc trừ sâu, các chất ô nhiễm trong động vật và sản phẩm động vật (gồm thủy sản, mật ong) dùng làm thực phẩm tại Việt Nam, theo đại diện Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn.
Lần thanh tra này là đợt thanh tra thứ 5 của EU đối với Việt Nam và được đánh giá là thời điểm quyết định để ngành thủy sản gỡ cảnh báo “thẻ vàng” IUU – khai thác hải sản bất hợp pháp, không báo cáo, không tuân thủ quy định – trong năm 2024.
Trước đó, đoàn thanh tra của EU đã tổ chức đánh giá trực tuyến dựa trên cơ sở các báo cáo mà phía Việt Nam đã cung cấp, Cục Chất lượng, chế biến và phát triển thị trường, Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết.
Ông Nguyễn Như Tiệp, Cục trưởng, cho rằng, việc khắc phục những cảnh báo của EU khó khăn nhưng cần thiết để bảo vệ thị trường xuất khẩu.
Theo ông Tiến, trách nhiệm đảm bảo an toàn thực phẩm thuộc về doanh nghiệp, và việc kiểm soát chất lượng từ khâu nguyên liệu là yếu tố sống còn. Theo đó, doanh nghiệp phải theo sát người nuôi nguyên liệu để đảm bảo tiêu chuẩn an toàn thực phẩm.
Để chứng minh chất lượng sản phẩm và khẳng định vị thế trên thị trường quốc tế, ngành thủy sản Việt Nam cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa các doanh nghiệp và cơ quan quản lý, đảm bảo rằng các yêu cầu của EU được đáp ứng một cách toàn diện và hiệu quả.
EU trong nhiều năm là một trong những thị trường xuất khẩu chính của ngành thủy sản Việt Nam, chiếm khoảng 1/5 tổng giá trị xuất khẩu thủy sản hàng năm, theo dữ liệu từ Hiệp hội Chế biến và xuất khẩu thủy sản.
Do đó, “nếu kết quả thanh tra không khả quan, có thể dẫn đến các biện pháp hạn chế nhập khẩu nghiêm ngặt từ EU, gây ảnh hưởng lớn đến ngành thủy sản Việt Nam”, đại diện Cục Thủy sản nhận định.
Ông Phùng Đức Tiến, Thứ trưởng Bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn, cho biết, trong đợt thanh tra lần thứ 4, phía EU đã chỉ ra bốn tồn tại của ngành thủy sản, bao gồm quản lý, giám sát toàn diện đội tàu; cập nhật cơ sở dữ liệu tàu cá quốc gia; truy xuất nguồn gốc thuỷ sản; xây dựng chuỗi sản xuất thuỷ sản liên kết giữa ngư dân, doanh nghiệp và chính quyền; xử lý vi phạm.
Hiện quá trình giải quyết các vấn đề trên được triển khai rất chặt, số lượng tàu “3 không” – không có đăng ký, không đăng kiểm, không được cấp phép hoạt động giảm liên tục.
Cùng với đó, việc giám sát đội tàu cũng có chuyển biến tích cực. Tuy nhiên, tình trạng tàu mất kết nối ngoài 6 tiếng, trên 10 ngày vẫn chưa được giải quyết triệt để, ông Tiến cho hay.
Dù xuất khẩu thủy sản tăng trưởng đáng kể, doanh nghiệp lại rơi vào khó khăn khi thiếu nguyên liệu.
Ngư dân vừa phải lo cho gia đình, vừa phải trả nợ ngân hàng, trong khi nguồn lợi thủy hải sản ngày một cạn kiệt nên "dù không muốn vẫn phải đánh bắt thủy sản trái phép".
Xuất khẩu cá tra sang EU có lý do kỳ vọng vào nửa cuối năm khi châu Âu vào kỳ nghỉ lễ và nền kinh tế đảm bảo tăng trưởng.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Đối với Luật Đầu tư, VCCI đề xuất bỏ cơ chế yêu cầu phải thực hiện thủ tục chấp thuận chủ trương và cấp giấy phép đăng ký đầu tư ra nước ngoài.
Bối cảnh bất định xoay quanh chính sách thuế quan vẫn phủ bóng lên triển vọng kinh tế Việt Nam, với dự báo tốc độ tăng GDP khó đạt mục tiêu.
Mỹ áp thuế chống bán phá giá 35,29% với 23 doanh nghiệp Việt xuất khẩu tôm sang thị trường này, mức thuế cao nhất trong gần 20 năm qua.
Tập đoàn Sovico vừa đề xuất đầu tư tuyến metro số 4 dài hơn 47km từ huyện Hóc Môn đến khu đô thị Hiệp Phước thuộc huyện Nhà Bè.
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
Thương mại điện tử B2B không chỉ mở rộng cánh cửa ra thế giới cho doanh nghiệp mà còn góp phần chuyển đổi mô hình kinh doanh truyền thống sang hiện đại, bền vững hơn.
Tôi đã có hai chuyến đi dọc ven biển Việt Nam. Một khi còn là cậu bé mười tuổi và một khi đã là doanh nhân, nhà đầu tư và lữ khách của chính cuộc đời mình.
Khu vực Đông Nam Hải Phòng, với tâm điểm là Hải An đang đứng trước vận hội lớn khi hàng loạt hạ tầng chiến lược trị giá tỷ USD được triển khai, đề xuất. Cùng nền tảng logistics ngày càng hoàn thiện, hai yếu tố này đang tạo ra bước nhảy kép cho thị trường bất động sản tại đây.
Trường đại học VinUni chính thức công bố chiến lược tăng tốc phát triển giai đoạn 2 với mục tiêu trở thành một trong 100 đại học xuất sắc nhất toàn cầu. Điểm tựa của chiến lược là chương trình “VinUni 500” – mời tuyển 500 nhân sự học thuật tinh hoa thế giới và nguồn kinh phí 9.300 tỷ đồng từ Tập đoàn Vingroup để mở rộng quy mô đào tạo và xây dựng hệ sinh thái nghiên cứu chuẩn quốc tế tại Việt Nam.
Chiếc SUV điện VinFast VF 9 đã chinh phục trái tim nhiều chủ xe nhờ sự kết hợp hoàn hảo giữa thiết kế sang trọng, vận hành đẳng cấp và chi phí vận hành “như ngửi”.
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.