Căn hộ Bình Dương vẫn hút vốn đầu tư
Một số doanh nghiệp vẫn tự tin mở rộng đầu tư vào phân khúc căn hộ chung cư ở Bình Dương bất chấp cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Dự án mở rộng quốc lộ 13 lên 8 làn xe đoạn từ Vĩnh Phú (TP.Thuận An) đến giao lộ Lê Hồng Phong (TP.Thủ Dầu Một) dài 12,7 km sẽ được Bình Dương khởi công chậm nhất ngày 30/4.
Lãnh đạo tỉnh Bình Dương vừa đi khảo sát thực tế tiến độ dự án mở rộng quốc lộ 13 lên 8 làn xe thay vì 6 làn như hiện nay. Theo đó, quốc lộ 13 sẽ được Bình Dương đầu tư mở rộng bắt đầu từ phường Vĩnh Phú (TP.Thuận An) đến giao lộ Lê Hồng Phong (TP.Thủ Dầu Một) với tổng chiều dài 12,7 km.
Dự án được chia thành ba giai đoạn, trong đó giai đoạn một (đoạn từ phường Vĩnh Phú đến cầu Ông Bố) dài 4.875m; giai đoạn hai (từ cầu Ông Bố đến nút giao thông Hữu Nghị) dài 2.868m; giai đoạn ba (từ nút giao thông Tự Do đến giao lộ Lê Hồng Phong) dài 4.898m.
Dự kiến sẽ mở rộng thêm 2 làn xe rộng từ 12 đến 18m, nâng tổng số làn xe trên quốc lộ 13 lên 8 làn, bề mặt đường rộng từ 39,5 đến 40,5m.
Ngoài ra, trên quốc lộ 13 còn còn xây dựng cầu vượt qua nút giao thông Hữu Nghị - ngã tư Bình Hòa, với quy mô dài 880m rộng 17m; cầu vượt ngã tư Hòa Lân dài 646m, rộng 17m; xây dựng mở rộng cầu Tân Phú thêm 1 đơn nguyên hướng từ TP.HCM đi TP.Thủ Dầu Một, nâng tổng chiều rộng cầu lên 40,5m; xây dựng cống hộp 3 làn tại trạm thu phí Suối Giữa.
Quốc lộ 13 còn có hai dự án giao thông quan trọng chống ùn tắc là hầm chui ngã 5 Phước Kiến và ngã tư Chợ Đình cũng đang được hoàn chỉnh hồ sơ, thủ tục để triển khai.
Qua khảo sát thực tế, ông Nguyễn Văn Lợi, Bí thư tỉnh uỷ Bình Dương yêu cầu, trong quý I/2022 cần tập trung hoàn chỉnh các hồ sơ, thủ tục; quý II/2022 tập trung giải phóng mặt bằng để khởi công dự án chậm nhất là ngày 30/4.
Vào tháng 12/2021, HĐND tỉnh Bình Dương ban hành nghị quyết điều chỉnh chủ trương đầu tư dự án BOT nâng cấp, mở rộng quốc lộ 13.
Địa điểm thực hiện dự án tại TP. Thuận An, TP. Thủ Dầu Một, thị xã Bến Cát và huyện Bàu Bàng. Thời gian triển khai dự án trong giai đoạn 2021 – 2023.
Tổng mức đầu tư dự kiến phần bổ sung là 1.367 tỷ đồng. Chi phí giải phóng mặt bằng được thực hiện dự án sử dụng ngân sách tỉnh, không tính vào tổng mức đầu tư. Cơ cấu nguồn vốn đầu tư phần bổ sung gồm 20% vốn doanh nghiệp và 80% vốn vay ngân hàng. Loại hợp đồng dự kiến là BOT.
Nhà đầu tư đề xuất dự án là Tổng công ty Đầu tư và phát triển công nghiệp - CTCP (Becamex IDC).
Thực tế trong những năm qua tuyến đường quốc lộ 13 nối từ TP.HCM đến TP. Thủ Dầu Một của Bình Dương đã hình thành hàng loạt dự án chung cư của các chủ đầu tư như Đất Xanh, Phát Đạt, Lê Phong…
Với vai trò là tuyến đường huyết mạch, cùng với sự xuất hiện của những dự án chung cư và nhu cầu di chuyển của các chuyên gia từ TP.HCM lên làm việc tại các khu công nghiệp ở Bình Dương nên đã gây ra tình trạng tắc đường trên quốc lộ 13 tại một số đoạn vào giờ cao điểm.
Tuy nhiên với dự án mở rộng quốc lộ 13, Bình Dương kỳ vọng bên cạnh việc thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội thì sẽ đáp ứng hai mục tiêu lớn là giải tỏa áp lực giao thông, chuẩn bị cho kế hoạch phát triển đô thị về lâu dài bằng giải pháp nâng tầng, định hình trục giao thông huyết mạch.
Một số doanh nghiệp vẫn tự tin mở rộng đầu tư vào phân khúc căn hộ chung cư ở Bình Dương bất chấp cạnh tranh ngày càng khốc liệt.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Hiện đang có tình trạng doanh nghiệp tư nhân nhỏ, hộ kinh doanh không muốn lớn, không chịu lớn để tránh các quy định ràng buộc, thủ tục phức tạp.
Ninh Bình tiếp tục xin bổ sung dự án điện linh hoạt trị giá 5.600 tỷ đồng vào Kế hoạch thực hiện quy hoạch điện quốc gia thời kỳ 2021-2030, đồng thời dừng này máy điện than hiện tại.
SCG, Hyosung và Warburg Pincus công bố kế hoạch mở rộng đầu tư tại Bà Rịa - Vũng Tàu với tổng vốn gần 2,7 tỷ USD.
Bà Rịa - Vũng Tàu đang tiếp tục xử lý 23 kiến nghị tồn đọng nhiều năm qua của nhà đầu tư - một hành trình chứng kiến không ít doanh nghiệp phải “méo mặt”.
Điện phân nhôm Đắk Nông, dự án sản xuất nhôm kim loại đầu tiên của Việt Nam với hàng loạt ưu đãi đang nhen hy vọng về đích trong năm tới, sau 10 năm chờ đợi tháo gỡ.
Taseco Land mở rộng đầu tư bất động sản công nghiệp trong bối cảnh lĩnh vực này tiếp tục được dự báo có nhiều tiềm năng tăng trưởng.
TP.HCM lần đầu tiên đưa triển lãm số vào hội chợ xuất khẩu, mở rộng cơ hội kết nối giao thương cho doanh nghiệp trên nền tảng số Arobid.
AI không còn là lựa chọn mà đã trở thành xu thế tất yếu, những doanh nghiệp và người lao động không bắt kịp công nghệ sẽ bị bỏ lại phía sau.
ASUS lên kế hoạch hợp tác với nhiều đại lý phân phối để mở rộng mô hình cửa hàng trải nghiệm trên toàn quốc nhằm gia tăng trải nghiệm mua sắm cho khách hàng.
Chỉ sau hơn 10 ngày, kể từ 10/03 khi Vinhomes chính thức ra mắt đại đô thị Vinhomes Wonder City Đan Phượng, 90% bảng hàng tại phân khu Hừng Đông đã có thanh khoản.
Thúc đẩy công nghiệp hỗ trợ chính là chìa khoá giúp bất động sản công nghiệp Đồng bằng sông Hồng phát triển mạnh mẽ.