Tài chính
SeABank dự kiến tăng vốn điều lệ lên 16.600 tỷ đồng
Việc tăng vốn điều lệ giúp SeABank tăng năng lực tài chính để mở rộng và phát triển mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, tạo điều kiện đẩy mạnh kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, đồng thời giúp SeABank đứng vững trước những biến động của thị trường.
Đại hội đồng cổ đông của SeABank ngày 23/4 đã thông qua báo cáo hoạt động của Hội đồng quản trị năm 2020 và kế hoạch hoạt động năm 2021, báo cáo kết quả kinh doanh năm 2020 và kế hoạch kinh doanh năm 2021.
Theo đó, năm 2020, tình hình kinh tế - xã hội gặp nhiều khó khăn khi dịch bệnh Covid-19 diễn biến phức tạp, SeABank đã linh hoạt thực hiện nhiều giải pháp phù hợp để hỗ trợ tối đa doanh nghiệp, người dân như cơ cấu lại thời hạn trả nợ, miễn, giảm lãi vay, giữ nguyên nhóm nợ cho doanh nghiệp theo đúng chủ trương của Ngân hàng Nhà nước.
Ngân hàng đã hoàn thành các chỉ tiêu kinh doanh năm 2020 với kết quả khả quan gồm lợi nhuận trước thuế gần 1.729 tỷ đồng tăng 24%, hoàn thành 115% kế hoạch 2020; tổng tài sản 180.207 tỷ đồng, tăng 14,5%; tổng dư nợ thị trường 1 đạt 108.869 tỷ đồng, tăng 10,5%; tổng huy động thị trường 1 đạt 113.276 tỷ đồng tăng 18%; doanh thu thuần ngoài lãi đạt 1.522 tỷ đồng.
Tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) hiệu quả ở mức 47,5%; hiệu suất sinh lời trên tổng tài sản bình quân (ROA) và hiệu suất sinh lời của vốn chủ sở hữu bình quân (ROE) lần lượt là 0,81% và 11,06%; tỷ lệ nợ xấu chỉ ở mức 1,86%. SeABank là ngân hàng thứ 5 tại Việt Nam hoàn thành cả 3 trụ cột Basel II trước thời hạn, được Moody’s giữ nguyên xếp hạng tín nhiệm B1 năm 2020.

Với chiến lược hội tụ số, tập trung số hóa các sản phẩm dịch vụ cũng như vận hành nội bộ, năm 2020 đánh dấu bước tiến vượt trội của SeABank trong gia tăng tối đa tiện ích cho khách hàng theo định hướng phát triển ngân hàng số với việc ra mắt ngân hàng số SeAMobile - Trợ lý tài chính cá nhân, đồng nhất trải nghiệm trên tất cả các thiết bị điện tử. SeAMobile cũng là ứng dụng duy nhất trên thị trường có tính năng quản lý tài chính cá nhân và áp dụng trí tuệ nhân tạo để hỗ trợ khách tự động quản lý và dự phóng tài chính cá nhân.
Những đóng góp cho sự phát triển kinh tế xã hội và cộng đồng của SeABank đã được Chính phủ, các tổ chức trong nước và quốc tế đánh giá cao bằng nhiều giải thưởng, danh hiệu cao quý với 12 giải thưởng quốc tế và 22 giải thưởng trong nước.
Tiêu biểu như Cờ thi đua của Chính phủ, Thương hiệu quốc gia Việt Nam 2020, Top 50 Doanh nghiệp có lợi nhuận tốt nhất Việt Nam 2020, Ngân hàng có dịch vụ khách hàng tốt nhất Việt Nam 2020, Doanh nghiệp chuyển đổi số xuất sắc, Top 30 Công ty ứng dụng công nghệ tốt nhất châu Á 2020…
Theo kế hoạch kinh doanh năm 2021 được thông qua tại đại hội, SeABank đặt mục tiêu tổng tài sản tăng 10% đạt 198.229 tỷ đồng; huy động tiền gửi của khách hàng tăng 9,7% đạt 124.277 tỷ đồng; dư nợ cho vay khách hàng tăng 13% đạt 122.978 tỷ đồng. Lợi nhuận trước thuế mục tiêu là 2.414 tỷ đồng, tăng 40% so với năm 2020. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát ở mức 1,76%.
Về kế hoạch tăng vốn điều lệ trong năm 2021, bên cạnh kế hoạch dự kiến ban đầu lên 15.238 tỷ đồng, nhằm tiếp tục nâng cao tiềm lực tài chính cũng gia tăng lợi ích cho cổ đông, Đại hội đồng cổ đông đã nhất trí bổ sung phương án phát hành thêm 136 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Theo đó, vốn điều lệ của SeABank sẽ tăng lên thành 16.598 tỷ đồng thông qua các hoạt động gồm phát hành 110 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 9,12%) để trả cổ tức bằng cổ phiếu cho các cổ đông hiện hữu; phát hành 136 triệu cổ phiếu (tương đương tỷ lệ 11,25%) cho cổ đông hiện hữu; phát hành 23,5 triệu cổ phiếu theo chương trình lựa chọn dành cho cán bộ nhân viên của SeABank năm 2021 (ESOP 2021).
Đồng thời, SeABank dự kiến phát hành tối đa 181,3 triệu cổ phiếu theo hình thức chào bán cổ phiếu riêng lẻ cho nhà đầu tư tổ chức/cá nhân trong và ngoài nước có tiềm lực tài chính, đủ điều kiện trở thành cổ đông của ngân hàng.
Việc tăng vốn điều lệ giúp SeABank tăng năng lực tài chính để mở rộng và phát triển mạng lưới các chi nhánh, phòng giao dịch, tạo điều kiện đẩy mạnh kinh doanh, nâng cao chất lượng hoạt động của ngân hàng, đồng thời giúp SeABank đứng vững trước những biến động của thị trường.
Bên cạnh đó, đại hội đã bầu thêm thành viên Hội đồng quản trị độc lập và bầu thay thế thành viên ban kiểm soát nhằm tăng cường năng lực hoạt động cho Hội đồng quản trị và ban kiểm soát nhiệm kỳ 2018-2023, nâng cao hiệu quả quản trị, giám sát tại ngân hàng.
Theo đó, đại hội đã thông qua số lượng thành viên Hội đồng quản trị nhiệm kỳ 2018 - 2023 là 8 thành viên và bầu bổ sung 1 thành viên độc lập Hội đồng quản trị là ông Faussier Loic Michel Marc - thạc sỹ tài chính Đại học Paris Dauphine (Pháp), có 24 năm kinh nghiệm làm việc trong lĩnh vực tại chính ngân hàng, quản trị rủi ro, tư vấn tài chính tại các tổ chức tài chính quốc tế như Citibank, HSBC.
Đại hội cũng nhất trí với việc bầu thay thế thành viên ban kiểm soát là ông Vũ Quốc Việt - cử nhân kế toán có gần 30 năm kinh nghiệm về tài chính kế toán, thay thế bà Đoàn Thị Thanh Hương.
Ngoài ra, đại hội cũng đã thông qua việc thay đổi địa điểm đặt trụ sở chính SeABank về địa chỉ: số 198 Trần Quang Khải, phường Lý Thái Tổ, quận Hoàn Kiếm, TP.Hà Nội. Việc di chuyển tới trụ sở mới của SeABank sẽ thực hiện trong năm 2021 và nằm trong kế hoạch phát triển dài hạn của ngân hàng nhằm nâng cao chất lượng môi trường làm việc, mang đến không gian hiện đại, chuyên nghiệp và tân tiến.
Kết thúc quý I/2021, kết quả kinh doanh của SeABank cũng đạt kết quả khả quan với lợi nhuận trước thuế đạt 698,3 tỷ đồng, gấp 2,3 lần so với cùng kỳ năm 2020. Tổng tài sản đạt 184.302 tỷ đồng, tăng 24%; tiền gửi khách hàng đạt 115.198 tỷ đồng, tăng 16,8%; cho vay khách hàng cũng tăng 14,3% so với cùng kỳ, đạt 111.050 tỷ đồng.
Bên cạnh đó, tổng thu thuần từ hoạt động kinh doanh (TOI) của Ngân hàng cũng đạt 1.440 tỷ đồng, tăng 48% và tỷ lệ chi phí trên thu nhập (CIR) ở mức 40,8% so với mức 52,9% cùng kỳ năm 2020.
Trong quý I, SeABank chính thức niêm yết và giao dịch trên HOSE với mã chứng khoán SSB và đã có những phiên tăng liên tiếp, đưa giá trị vốn hóa của SeABank nằm trong Top 12 ngân hàng có vốn hóa lớn nhất trên thị trường chứng khoán.
Bên cạnh đó, SeABank cũng đạt được nhiều dấu ấn quan trọng khi được đánh giá là một trong 17 tổ chức tín dụng có tầm ảnh hưởng quan trọng trong hệ thống ngân hàng năm 2021 và năm thứ 3 liên tiếp được Moody’s xếp hạng tín nhiệm dài hạn mức B1 cho kỳ xếp hạng năm 2021, tương đương với đánh giá triển vọng phát triển ổn định.
SeABank lãi gần 700 tỷ đồng trong quý I
SeABank lãi gần 700 tỷ đồng trong quý I
Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) vừa cho biết lợi nhuận hợp nhất trước thuế quý I/2021 của ngân hàng đạt 698,3 tỷ đồng, tăng gần 2,3 lần so với cùng kỳ.
SeABank tung gói cho vay ưu đãi lãi suất chỉ từ 0%/năm
Đồng hành cùng khách hàng thực hiện mục tiêu kép vừa chống dịch, vừa duy trì, phát triển kinh tế, Ngân hàng TMCP Đông Nam Á (SeABank) tiếp tục triển khai các gói hỗ trợ dành cho khách hàng với lãi suất vay giảm sâu, chỉ từ 0%/năm.
Hơn 1,2 tỷ cổ phiếu SeABank giao dịch trên sàn chứng khoán
Kết thúc phiên giao dịch ATO, cổ phiếu SSB đã tăng trần gần 20% lên mức 20.150 đồng/cổ phiếu, tương đương giá trị vốn hóa của SeABank đạt hơn 24.356 tỷ đồng tương đương hơn 1,05 tỷ USD.
SeABank và những lợi thế để bứt phá giai đoạn 2021 - 2025
SeABank là một trong 5 ngân hàng Việt Nam đầu tiên hoàn thành cả 3 trụ cột của Basel II trước thời hạn quy định; được Moody’s xếp hạng tín nhiệm mức B1.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
Ngân hàng 'toát mồ hôi' khi hộ kinh doanh nhận tiền mặt để 'né thuế'
Hệ thống ngân hàng cũng như toàn nền kinh tế có thể đối mặt với áp lực thanh khoản lớn hơn, ảnh hưởng đến sự ổn định tài chính tổng thể.
Luật hóa quyền thu giữ tài sản đảm bảo cần cơ chế kiểm soát lạm quyền
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước cho biết, các nội dung trong dự thảo cơ bản đã được xây dựng một cách đầy đủ và rõ ràng trên cơ sở thực tiễn triển khai thí điểm Nghị quyết 42.
Ngân hàng chuyển giao bắt buộc có thể bị giảm hết vốn điều lệ
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Bất động sản Đà Nẵng: Nghỉ dưỡng hạ nhiệt, chung cư soán ngôi
Bất động sản nghỉ dưỡng ven biển tại Đà Nẵng đang ở giai đoạn trầm lắng sau thời gian tăng trưởng nóng, trong khi chung cư sở hữu lâu dài lại trở thành lựa chọn ưu tiên của các nhà đầu tư.
Sáu năm liên tiếp Lotte Finance tăng vốn điều lệ
Năm nay, vốn điều lệ của Lotte Finance đã tăng hơn 726 tỷ đồng so với năm 2024, từ 4.186 tỷ đồng lên hơn 4.912 tỷ đồng để thúc đẩy cho vay tiêu dùng.
'Lối thoát' sau nhiều năm mắc kẹt của CTX Holdings
Bán đi dự án "vàng" tại Cầu Giấy, CTX Holdings dự kiến ghi nhận kết quả kinh doanh cao nhất kể từ khi thành lập, đồng thời có nguồn lực để bước vào chu kỳ mới.
Từ sự vụ C.P. Việt Nam: Lỗ hổng quản trị nguy hiểm khi phớt lờ tiếng nói nội bộ
Sự việc của C.P. Việt Nam là hồi chuông cảnh tỉnh cho các doanh nghiệp về hệ thống quản trị minh bạch và hiệu quả.
Đầu tư giáo dục theo cách của BITEX
Với Tổng giám đốc BITEX Trần Thanh Thảo, muốn đất nước phát triển mạnh mẽ thì không có con đường nào bền vững hơn đầu tư vào giáo dục.
Vì sao InterContinental chọn Vịnh Hạ Long – viên ngọc mới của châu Á
InterContinental Halong Bay, khu nghỉ dưỡng hạng sang mới nhất thuộc thương hiệu khách sạn cao cấp hàng đầu thế giới, đang được kỳ vọng sẽ thiết lập chuẩn mực mới cho du lịch nghỉ dưỡng miền Bắc. Nhưng điều gì khiến một thương hiệu toàn cầu như InterContinental lựa chọn Hạ Long?
Tổng thống Cộng hòa Litva đến Hà Nội trên chuyên cơ Vietjet
Tổng thống nước Cộng hòa Litva Gitanas Nauseda và phu nhân tới Hà Nội tối 11/6 trên chuyến bay chuyên cơ Vietjet, bắt đầu thăm chính thức Việt Nam từ ngày 11 - 12/6.