Seedcom chia tay Eva de Eva và Hnoss, giấc mộng thống lĩnh thời trang Việt tan vỡ

Việt Hưng Thứ hai, 21/04/2025 - 09:00
Nghe audio
0:00

Từng ôm mộng thống lĩnh thị trường bán lẻ thời trang Việt Nam, Seedcom giờ đây lặng lẽ khép lại cánh cửa đầy tham vọng khi lần lượt chia tay Eva de Eva, Hnoss.

Chuyển động tại Seedcom

Cuối tháng 3/2025, cộng đồng yêu thời trang không khỏi bất ngờ khi fanpage của Hnoss, thương hiệu thời trang công sở nữ quen thuộc đột ngột “biến mất”.

Cùng với đó, thông báo ngừng bán hàng trên sàn thương mại điện tử Shopee càng dấy lên những đồn đoán về tương lai của một nhãn hiệu đã có mặt trên thị trường từ năm 2008 và sở hữu đến 36 cửa hàng trên toàn quốc.

Lời xác nhận từ bà Cổ Huệ Anh, nhà sáng lập Hnoss đã làm rõ những nghi ngờ: "Hnoss khép lại, không chỉ là một thương hiệu, mà là cả một chặng đường của đam mê và những giấc mơ tuổi trẻ. Có buồn không? Có chứ… Đóng cửa một đứa con tinh thần chưa bao giờ là điều dễ dàng".

Sự kiện Hnoss "khép màn" gợi nhớ về một thời kỳ Seedcom, công ty đầu tư được thành lập bởi ông Đinh Anh Huân, một trong những nhà sáng lập của Thế Giới Di Động từng đặt kỳ vọng lớn vào lĩnh vực bán lẻ thời trang.

Với tiềm lực tài chính và kinh nghiệm dày dặn trong việc xây dựng và phát triển chuỗi bán lẻ, Seedcom đã lần lượt rót vốn vào ba thương hiệu: Juno (giày, túi nữ), Hnoss (thời trang công sở nữ), và Eva de Eva (thời trang cao cấp nữ), vẽ nên một bức tranh đầy màu sắc về một hệ sinh thái thời trang "made in Vietnam" hiện đại.

Tham vọng của Seedcom không hề nhỏ. Năm 2015, họ công bố đầu tư vào Juno khi thương hiệu này chỉ có vỏn vẹn 5 cửa hàng. Chỉ sau hai năm, dưới sự hậu thuẫn của Seedcom, Juno đã có bước nhảy vọt về quy mô, mở rộng mạng lưới lên hơn 90 điểm bán trên cả nước. Kết quả kinh doanh năm 2017 của Juno cũng vô cùng ấn tượng với doanh thu đạt 470 tỷ đồng và báo lãi 27 tỷ đồng.

Tuy nhiên, "đường dài mới biết ngựa hay", Juno không thể duy trì được đà tăng trưởng mạnh mẽ đó. Đến năm 2019, doanh thu của thương hiệu này chỉ đạt 540 tỷ đồng, thậm chí còn giảm 10% so với năm trước đó, trong khi khoản lỗ ròng lại tăng gấp đôi.

Một kịch bản tương tự cũng diễn ra với Hnoss. Dù ghi nhận doanh thu tăng trưởng 40% lên 122 tỷ đồng trong năm 2019 sau khi nhận vốn từ Seedcom, thương hiệu thời trang công sở này cũng không tránh khỏi vòng xoáy thua lỗ, với khoản lỗ ròng tăng gấp đôi lên 21 tỷ đồng.

Câu chuyện đầu tư của Seedcom vào Eva de Eva, thương hiệu thời trang cao cấp nữ vào năm 2019 cũng không mấy suôn sẻ. Năm đầu tiên về chung nhà với Seedcom, Eva de Eva chứng kiến doanh thu tăng gấp ba lần, đạt 161 tỷ đồng.

Thế nhưng, lợi nhuận lại là một bài toán khó khi thương hiệu này lỗ nặng đến 71 tỷ đồng. Cuối cùng, sau một thời gian nỗ lực tái cơ cấu nhưng không đạt được kết quả như kỳ vọng, Seedcom đã chính thức thoái vốn khỏi Eva de Eva vào năm 2021, khép lại một chương hợp tác đầy trắc trở.

Nhìn lại hành trình đầu tư vào mảng bán lẻ thời trang của Seedcom, có thể thấy rõ sự quyết tâm và kỳ vọng của "ông lớn" này trong việc xây dựng một thế lực trên thị trường. Tuy nhiên, những con số về doanh thu và lợi nhuận lại không mấy lạc quan, cho thấy những thách thức không nhỏ mà Seedcom phải đối mặt khi muốn có thị phần trong lĩnh vực này.

Sự ra đi của Hnoss gần đây và Eva de Eva trước đó như một dấu chấm hết cho giấc mộng thời trang của Seedcom, đồng thời đặt ra nhiều câu hỏi về những khó khăn mà các nhà bán lẻ thời trang Việt Nam đang phải đối diện.

Hnoss đóng cửa có khép lại giấc mơ của Seedcom trong ngành thời trang? Ảnh: VH

Kinh doanh bán lẻ thời trang phân hóa

Trong bối cảnh Seedcom rút lui khỏi "cuộc chơi" thời trang, bức tranh toàn cảnh của thị trường bán lẻ thời trang Việt Nam lại cho thấy những tín hiệu đầy hứa hẹn. Theo báo cáo từ FiinGroup, thị trường này được dự báo sẽ đạt giá trị 3,5 tỷ USD vào năm nay, với tốc độ tăng trưởng hàng năm ấn tượng từ 9-10%.

Báo cáo của FiinGroup chỉ ra một sự phân hóa rõ rệt giữa các thương hiệu quốc tế và nội địa. Các ông lớn thời trang nhanh toàn cầu như Zara và H&M đang dẫn đầu về doanh thu trên mỗi cửa hàng và hiệu quả bán hàng tại Việt Nam.

Trong khi đó, các thương hiệu trong nước lại thể hiện ưu thế về tốc độ mở rộng chuỗi cửa hàng, cho thấy nhu cầu ngày càng tăng đối với các nhãn hiệu "made in Vietnam".

Theo mô tả của FiinGroup, nhu cầu thời trang của người Việt thiên về các sản phẩm có mức giá phải chăng, phù hợp với thị hiếu đại chúng, bên cạnh đó vẫn có cơ hội cho các thương hiệu thời trang nhỏ, các cửa hàng may đo và trang phục truyền thống.

Một yếu tố khác được FiinGroup nhấn mạnh là sự tập trung của Chính phủ vào việc phát triển Việt Nam thành trung tâm dệt may toàn cầu. Điều này đã thu hút một lượng lớn vốn đầu tư nước ngoài, đưa Việt Nam vào top 3 nhà xuất khẩu hàng đầu thế giới.

Song song với đó, thị trường bán lẻ thời trang vẫn có những thách thức, như việc các thương hiệu nội địa không chỉ phải cạnh tranh với nhau, mà còn "gồng mình" trước sức ép từ các nhãn hàng quốc tế với nguồn lực và kinh nghiệm vượt trội.

Trong một thị trường bão hòa và xu hướng thay đổi chóng mặt, việc xây dựng và duy trì một thương hiệu thời trang thực sự nổi bật là một nhiệm vụ đầy cam go.

FiinGroup khuyến nghị các nhà bán lẻ thời trang trong nước cần tận dụng nhu cầu đang tăng trưởng, mở rộng sang các phân khúc khách hàng mới ở các tỉnh thành ngoài các đô thị lớn. Đồng thời, tối ưu hóa mô hình cửa hàng, hướng đến các mô hình bán lẻ hiệu quả cao hơn và đảm bảo tiết kiệm chi phí để đạt được lợi nhuận dài hạn.

Điển hình như chuỗi Sixdo của nhà thiết kế Đỗ Mạnh Cường với gần 70 showroom trên cả nước đang tích cực mở rộng phạm vi tiếp cận. Hay như NEM, sau khi được tập đoàn bán lẻ thời trang Nhật Bản Stripe International mua lại, cũng đã có những bước phát triển bền vững, duy trì doanh thu ổn định trên mỗi cửa hàng.

Ở quy mô nhỏ hơn, các thương hiệu như Chic-Land và Eva de Eva lại tập trung vào việc tối ưu hóa số lượng cửa hàng để đạt được lợi nhuận tối đa. Eva de Eva sau khi rời hệ sinh thái Seedcom đã hợp tác với nền tảng trải nghiệm người dùng Insider để nâng cao hiệu quả kinh doanh trực tuyến.

Quy mô các chuỗi thời trang Việt Nam trong năm 2024, thống kê bởi FiinGroup. Ảnh: VH

Đã đến lúc chuyển trạng thái?

Những diễn biến gần đây cho thấy, thị trường thời trang Việt Nam đang bước vào một giai đoạn chuyển trạng thái đầy thách thức, nhưng cũng không ít cơ hội.

Dữ liệu từ báo cáo doanh thu các sàn thương mại điện tử của YouNet ECI đã chỉ ra một xu hướng đáng chú ý: số lượng nhà bán hàng có doanh thu trong ngành hàng thời trang và phụ kiện trên các nền tảng lớn như Shopee, TikTok Shop, Lazada, Tiki đã giảm đáng kể (không tính nhà bán quốc tế).

Sự sụt giảm này chủ yếu diễn ra ở nhóm gian hàng không chính hãng (non-Mall), trong khi nhóm gian hàng chính hãng (Mall) vẫn ghi nhận sự tăng trưởng về cả số lượng và tổng giá trị hàng hóa.

Đây dường như là dấu hiệu "sàng lọc" trên thị trường thương mại điện tử, nơi người tiêu dùng ngày càng ưu tiên các sản phẩm có nguồn gốc rõ ràng và chất lượng đảm bảo.

Câu chuyện của nhà sáng lập thương hiệu thời trang The Peachy khi quyết định rời các nền tảng thương mại điện tử chỉ sau hai năm kinh doanh cũng là một minh chứng rõ ràng cho sự thay đổi này.

Phía The Peachy cho biết, các chính sách của sàn không còn phù hợp với định hướng của thương hiệu, đặc biệt là các vấn đề liên quan đến trả hàng hoàn tiền, gây ảnh hưởng không nhỏ đến các doanh nghiệp vừa và nhỏ.

Thay vì tiếp tục bám trụ trên các sàn, thương hiệu này đã xây dựng một nền tảng bán hàng riêng trên website để tối ưu trải nghiệm mua sắm và xây dựng một kênh bán hàng chính thức, ổn định hơn.

Theo ông Nguyễn Phương Lâm, Giám đốc nghiên cứu thị trường của YouNet ECI, xu hướng này phản ánh một thực tế chung của thị trường thương mại điện tử Việt Nam, không chỉ riêng trong ngành thời trang.

Thị trường đang dần chắt lọc và tập trung hơn, những nhà bán nhỏ lẻ, doanh thu thấp, thiếu lợi thế cạnh tranh đang dần bị loại bỏ. Ngược lại, thị trường ngày càng đòi hỏi sự chuyên nghiệp, kinh doanh lâu dài, đồng thời đề cao uy tín và chất lượng dịch vụ.

Trong bối cảnh đó, các nhà bán lẻ thời trang đang phải nỗ lực tìm cách "thoát" khỏi tình trạng tồn kho lớn và áp lực chi phí mặt bằng. Khảo sát từ Hiệp hội doanh nghiệp TP.HCM cho thấy hơn 50% doanh nghiệp đang gặp khó khăn lớn nhất từ việc "thiếu đơn hàng mới" và "nhu cầu tiêu dùng giảm".

Mức tồn kho và dư nợ của các doanh nghiệp cũng đang có xu hướng tăng lên. Tình hình kinh doanh của các chuỗi lớn và cửa hàng offline cũng không mấy khả quan khi nhiều mặt bằng được trả lại và nhiều chuỗi thời trang lớn tuyên bố đóng cửa.

Đặc thù của ngành thời trang Việt Nam là số lượng lớn các thương hiệu nội địa vừa và nhỏ chiếm đến 80% thị trường. Các thương hiệu này thường gặp vấn đề về dòng tiền do tồn kho lớn, chi phí vận hành cao, dẫn đến tình trạng "gồng lỗ".

Trong bối cảnh khó khăn chung, không ít thương hiệu thời trang Việt Nam phải thu hẹp quy mô, đồng thời chuyển đổi sang mô hình online. Thay vì cạnh tranh vào giá cả, mô hình online đòi hỏi doanh nghiệp nâng cao chất lượng dịch vụ, chính sách đổi trả ưu tiên quyền lợi người tiêu dùng và các phương thức bán hàng sáng tạo.

Chiến lược New Retail của Seedcom gặp thử thách

Chiến lược New Retail của Seedcom gặp thử thách

Khởi nghiệp -  2 năm
Việc Seedcom 2 năm liên tiếp ghi nhuận lợi nhuận sau thuế âm, cũng như phát hành trái phiếu để huy động vốn đã cho thấy, đại dịch Covid-19 đang tàn phá rất nhiều tới ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Chiến lược New Retail của Seedcom gặp thử thách

Chiến lược New Retail của Seedcom gặp thử thách

Khởi nghiệp -  2 năm
Việc Seedcom 2 năm liên tiếp ghi nhuận lợi nhuận sau thuế âm, cũng như phát hành trái phiếu để huy động vốn đã cho thấy, đại dịch Covid-19 đang tàn phá rất nhiều tới ngành bán lẻ tại Việt Nam.
Doanh thu Seedcom tăng trưởng ấn tượng sau đại dịch

Doanh thu Seedcom tăng trưởng ấn tượng sau đại dịch

Doanh nghiệp -  2 năm

Năm 2022, Seedcom đạt doanh thu thuần hơn 1.600 tỷ đồng, tăng tới hơn 60% so với cùng kỳ năm 2021, nhờ vào những nỗ lực bứt tốc sau đại dịch Covid-19. Trong đó, đóng góp tăng trưởng chủ yếu đến từ các doanh nghiệp bán lẻ, thời trang và siêu thị thuộc hệ sinh thái.

Seedcom muốn tiến sang mảng thanh toán, cho vay, bảo hiểm

Seedcom muốn tiến sang mảng thanh toán, cho vay, bảo hiểm

Khởi nghiệp -  3 năm

Seedcom bao gồm các doanh nhân kỳ cựu như nhà sáng lập Đinh Anh Huân là đồng sáng lập của Thế Giới Di Động, CEO Nguyễn Hoành Tiến nguyên là Phó chủ tịch VNG và ông Ngô Nguyên Kha, nhà sáng lập thương hiệu di động Mobiistar.

Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến các công ty của Seedcom

Dịch Covid-19 ảnh hưởng lớn đến các công ty của Seedcom

Khởi nghiệp -  3 năm

Công ty Ficus Asia Investment đang nắm quyền kiểm soát phần lớn đối với Haravan, Juno, và The Coffee House, các doanh nghiệp trong hệ sinh thái đầu tư của Seedcom.

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan

Doanh nghiệp -  3 giờ

Vosco tiếp tục kế hoạch mở rộng đội tàu, tăng năng lực khai thác trong bối cảnh thương mại toàn cầu chứng kiến nhiều biến động.

Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh

Giữa làn sóng bất ổn, Chứng khoán SSI nói 'không' với giảm kỳ vọng kinh doanh

Doanh nghiệp -  2 ngày

Công ty CP Chứng khoán SSI không điều chỉnh kinh doanh dù Chủ tịch HĐQT Nguyễn Duy Hưng có lo ngại về chính sách thuế quan của Mỹ.

Phú Tài 'thay máu' lãnh đạo, ứng phó khẩn với biến động thuế quan từ Mỹ

Phú Tài 'thay máu' lãnh đạo, ứng phó khẩn với biến động thuế quan từ Mỹ

Doanh nghiệp -  2 ngày

Thị trường Mỹ chiếm chủ yếu doanh thu của Phú Tài nên ngay khi quốc gia này công bố mức thuế mới, 'ông lớn' ngành gỗ cũng điều chỉnh chiến lược kinh doanh.

Được bật đèn xanh, Tập đoàn Hoà Phát tung kế hoạch doanh thu kỷ lục

Được bật đèn xanh, Tập đoàn Hoà Phát tung kế hoạch doanh thu kỷ lục

Doanh nghiệp -  3 ngày

Tỷ phú Trần Đình Long khẳng định niềm tin mạnh mẽ vào chính sách hỗ trợ kinh tế tư nhân của Chính phủ, coi đây là “tiền đề rất tốt” cho tương lai phát triển của Hòa Phát. Không dừng ở lời nói, tập đoàn đặt mục tiêu doanh thu kỷ lục bất chấp bối cảnh kinh tế toàn cầu nhiều biến động.

Hoán đổi 30 triệu USD, chủ nợ thành ông chủ tại Phát Đạt

Hoán đổi 30 triệu USD, chủ nợ thành ông chủ tại Phát Đạt

Doanh nghiệp -  4 ngày

Việc hoàn tất phát hành hơn 34 triệu cổ phiếu với giá 20.000 đồng/cổ phiếu, Phát Đạt đã hoán đổi thành công khoản nợ 30 triệu USD.

Seedcom chia tay Eva de Eva và Hnoss, giấc mộng thống lĩnh thời trang Việt tan vỡ

Seedcom chia tay Eva de Eva và Hnoss, giấc mộng thống lĩnh thời trang Việt tan vỡ

Doanh nghiệp -  4 giây

Từng ôm mộng thống lĩnh thị trường bán lẻ thời trang Việt Nam, Seedcom giờ đây lặng lẽ khép lại cánh cửa đầy tham vọng khi lần lượt chia tay Eva de Eva, Hnoss.

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan

Vosco và kế hoạch đầu tư đầy toan tính giữa tâm bão thuế quan

Doanh nghiệp -  3 giờ

Vosco tiếp tục kế hoạch mở rộng đội tàu, tăng năng lực khai thác trong bối cảnh thương mại toàn cầu chứng kiến nhiều biến động.

Lên lịch khởi công 2 dự án tỷ đô Nhiệt điện Ô Môn III và IV

Lên lịch khởi công 2 dự án tỷ đô Nhiệt điện Ô Môn III và IV

Tiêu điểm -  15 giờ

Nhiệt điện Ô Môn IV sẽ cố gắng khởi công vào tháng 9/2025, nhiệt điện Ô Môn III dự kiến khởi công xây dựng các hạng mục công trình chính vào tháng 6/2027 và phát điện thương mại quý II/2030.

Bình Dương làm tuyến metro số 1 nối TP.HCM

Bình Dương làm tuyến metro số 1 nối TP.HCM

Tiêu điểm -  16 giờ

Tuyến metro số 1 của Bình Dương dự kiến đi qua bốn thành phố và nối với Suối Tiên (TP.HCM), tổng vốn đầu tư 56.300 tỷ đồng.

Bước ra từ sình lầy Nam Sài Gòn, Phú Mỹ Hưng tiến công ra Bắc với dự án tỷ đô

Bước ra từ sình lầy Nam Sài Gòn, Phú Mỹ Hưng tiến công ra Bắc với dự án tỷ đô

Bất động sản -  16 giờ

Ba thập kỷ sau khi biến vùng sình lầy Nam Sài Gòn thành khu đô thị kiểu mẫu đầu tiên của Việt Nam, Phú Mỹ Hưng chính thức mở chiến dịch Bắc tiến với siêu dự án Hồng Hạc City tại Bắc Ninh.

Trao 40 nhà tình thương, Mailisa khẳng định giá trị nhân văn qua nghi lễ tâm linh

Trao 40 nhà tình thương, Mailisa khẳng định giá trị nhân văn qua nghi lễ tâm linh

Nhịp cầu kinh doanh -  16 giờ

Một Pháp hội đặc biệt tổ chức ngay giữa núi rừng Cao Bằng để cầu nguyện cho quốc thái dân an, khởi đầu viên mãn cho 40 căn nhà được Mailisa trao tặng.

Đặc Sản Kinh Đô ra mắt tổ hợp trải nghiệm văn hoá - ẩm thực đầu tiên tại Huế

Đặc Sản Kinh Đô ra mắt tổ hợp trải nghiệm văn hoá - ẩm thực đầu tiên tại Huế

Nhịp cầu kinh doanh -  18 giờ

Đặc Sản Kinh Đô là tổ hợp đầu tiên tại Huế kết hợp hài hòa các yếu tố: trình diễn, thực hành di sản, ẩm thực truyền thống và quà tặng đặc sản.

Đọc nhiều