Startup giao hàng vươn mình nhờ mô hình nhượng quyền
Việt Hưng
Thứ tư, 24/03/2021 - 13:55
Tốc độ tăng trưởng nhanh đến từ chiến lược áp dụng mô hình nhượng quyền trong lĩnh vực chuyển phát, giao nhận của SuperShip. Hiện startup này đã có mặt tại 32 tỉnh thành với các chi nhánh nhượng quyền.
Tốt nghiệp ngành kinh tế, Lê Thanh Hoài luôn ấp ủ giấc mơ về một doanh nghiệp của riêng mình. Nhận thấy tiềm năng của thị trường ship hàng, anh cùng các cộng sự lên ý tưởng và Công ty TNHH Dịch vụ Vận chuyển Dấu Chân Việt (SuperShip) ra đời từ đó.
"Ship hàng là thị trường của những ông lớn, tuy nhiên giai đoạn 2014, 2015, dịch vụ ship hàng thu tiền hộ (C.O.D) mới phát triển và còn nhiều cơ hội. Tôi cho rằng đây là thị trường tiềm năng để phát huy thế mạnh của một startup", CEO Lê Thanh Hoài kể lại.
Theo anh Hoài, ngành ship hàng lúc đó đã có những "đại gia" lâu năm như Bưu điện, Viettel hay Giao hàng nhanh, Giao hàng tiết kiệm... - những doanh nghiệp có số vốn đầu tư đến hàng trăm tỷ đồng. Trong khi, SuperShip chỉ có vài chục triệu đồng, các thành viên sáng lập hầu hết là sinh viên mới ra trường.
SuperShip là dịch vụ giao hàng, thu tiền hộ cho các shop bán hàng online. Tuy nhiên điểm đặc biệt của startup này nằm ở hệ thống quản lý đơn hàng phía sau, có thể kết nối trực tiếp với hệ thống bán hàng của các shop. Trong trường hợp các shop không có hệ thống quản lý vận đơn thì vẫn có thể sử dụng trực tiếp hệ thống của SuperShip.
SuperShip là dịch vụ giao hàng, thu tiền hộ cho các shop bán hàng online
Năm 2018, SuperShip được Shark Trần Anh Vương rót vốn. Dù từng bị Shark Thái Vân Linh từ chối, từng phải họp bàn đóng cửa doanh nghiệp chỉ sau 3 tháng kinh doanh, nhưng thời điểm hiện tại SuperShip tăng trưởng mạnh, doanh thu tăng từ 7,4 tỷ đồng (năm 2017) tăng lên 60 tỷ đồng (năm 2020), tăng gấp 10 lần.
Tốc độ tăng trưởng nhanh đến từ chiến lược áp dụng mô hình nhượng quyền trong lĩnh vực chuyển phát, giao nhận của SuperShip. Hiện startup này đã có mặt tại 32 tỉnh thành với các chi nhánh nhượng quyền.
Mỗi đối tác sẽ trả công ty 5% tổng doanh thu mỗi tháng, trong đó: 2% cho công tác tài chính; 2% phí bảo trì, nâng cấp phần mềm và 1% dành cho các chi phí khác như marketing, đào tạo…
Hiện SuperShip đã có mặt tại 32 tỉnh thành trên cả nước
Theo CEO Lê Thanh Hoài, nếu doanh nghiệp tự mình mở rộng quy mô toàn quốc thì phải đối mặt với nhiều thách thức lớn về tài chính và nhân sự. Không chỉ phải chịu chi phí khổng lồ, khó khăn trong quản lý dòng tiền mà vấn đề đảm bảo nhân lực tốt, đồng đều cũng là bài toán khó cho các startup.
Với mô hình nhượng quyền, mỗi đối tác cũng chính là người chủ công ty tại địa phương đó. Với tâm thế này, đối tác có trách nhiệm, chủ động hơn trong công việc, đồng thời sử dụng hiệu quả hơn nguồn tài chính và nhân lực tại chỗ.
Một ưu thế khác của hình thức này là tiết kiệm thời gian, chi phí trong việc mở rộng bởi công nghệ, hình thức kinh doanh, chiến lược có sẵn của công ty sẽ được chuyển giao cho chi nhánh.
Lê Thanh Hoài - CEO và nhà sáng lập SuperShip
Bên cạnh tính ưu việt, mô hình nhượng quyền vẫn tồn tại những khó khăn nhất định. Một trong các thử thách lớn nhất của nhượng quyền thương mại theo CEO SuperShip là công ty phải tính toán thật kỹ để đảm bảo cho các đối tác thành công, đảm bảo tăng trưởng ổn định và uy tín với khách hàng.
Để kinh doanh hiệu quả, công ty phải giữ sự phát triển đồng đều giữa các chi nhánh, nghiên cứu kỹ thị trường tại địa phương. Nếu một đơn vị nhượng quyền sụp đổ, sẽ ảnh hưởng lớn đến uy tín và doanh thu của công ty mẹ.
Phát triển nhanh nhưng ổn định là chiến lược của Supership. Vị CEO khẳng định không nên tăng trưởng "nóng" bằng mọi giá. Sau khi mở rộng đúng như mục tiêu đề ra, công ty tập trung hỗ trợ các chi nhánh để phục vụ khách hàng với chất lượng tốt nhất.
Gimo cung cấp nền tảng, giúp công ty có thể tính toán lương của người lao động mọi thời điểm, từ đó cho phép người lao động có thể lĩnh lương sớm trước ngày trả lương định kỳ của doanh nghiệp.
Dịch bệnh Covid-19 gây ảnh hưởng tiêu cực tới lĩnh vực du lịch nói chung, nhưng cũng mở ra cơ hội cho các startup, doanh nghiệp trẻ năng động biết tận dụng, nắm bắt thời cơ khi thị trường trên đà hồi phục.
Genetica hiện là đối tác của hàng loạt tên tuổi uy tín trong lĩnh vực y tế và dịch vụ. Công ty dự kiến tăng trưởng gấp 10 lần lượng người dùng vào cuối năm 2021.
Với startup thực sự tiềm năng, quy mô đầu tư BK Fund có thể lên tới 1 triệu USD. Không chỉ vậy, những startup này cũng sẽ được chọn tham gia chương trình tăng tốc khởi nghiệp ThinkZone Accelerator.
Bắt đầu kinh doanh từ năm 2020 thông qua website công ty và các nền tảng thương mại điện tử như Amazon, Etsy với thị trường chính là Mỹ, Úc và Canada, đến năm 2023, doanh thu Kalotoys là 95 tỷ đồng.
Thay vì dồn dập các thương vụ đầu tư góp vốn như vài năm trước, thị trường fintech Việt Nam giờ đây đang trở nên phân hóa, tập trung vào hai mảng sản phẩm đầu tư và mua trước trả sau.
Thương vụ hợp tác giữa KBC với The Trump Organization chỉ đơn thuần là bước đi trong ngành bất động sản hay còn những toan tính khác của doanh nghiệp ông Đặng Thành Tâm?
Người được coi là cầu nối trong các dự án liên doanh, hợp tác quốc tế là ông Tan Bo Quan vừa được bầu làm chủ tịch hội đồng quản trị Tập đoàn Bamboo Capital.
Logistics xanh không còn là lựa chọn mà đã trở thành yêu cầu bắt buộc, nếu không chuyển đổi doanh nghiệp ngành này sẽ bị loại khỏi “sân chơi” toàn cầu.
Các doanh nghiệp Hoa Kỳ đang tăng mức độ quan tâm và mở rộng đầu tư tại Việt Nam, tập trung vào công nghệ cao, năng lượng và chuỗi cung ứng, đánh dấu một bước tiến mới.
Các chuyên gia tài chính đều chung góc nhìn tích cực về sự cải thiện chất lượng tài sản ngân hàng cùng sự hồi phục chung của nền kinh tế, đặc biệt với những tháo gỡ ở nhóm ngành bất động sản.