Quốc tế
Sự trở lại của thế giới hai cực từ sáng kiến Một vành đai, Một con đường
Kế hoạch đầy tham vọng kết nối châu Á, châu Âu, châu Phi của Trung Quốc thông qua cơ sở hạ tầng không chỉ là minh chứng cho thấy tiềm lực của quốc gia này mà còn hé lộ những vết nứt trong thế giới phẳng.

Thế giới trong chiến tranh lạnh được chia ra thành khối Đông và khối Tây, phụ thuộc vào mối quan hệ gần gũi của các quốc gia với Mỹ hoặc Nga. Gần 30 năm sau sự sụp đổ của Bức tường Berlin, căng thẳng giữa Mỹ và Trung Quốc đang tái tạo đường phân chia chính trị và hàng loạt quốc gia được kỳ vọng sẽ tỏ rõ lập trường ủng hộ Washington hay Bắc Kinh.
Theo thông tin từ Reuters, nước Ý tuần trước cho biết ý định tham gia vào Sáng kiến Một vành đai, Một con đường (BRI) thông qua ký kết biên bản ghi nhớ, trở thành quốc gia đầu tiên trong nhóm G7 xuất hiện trong dự án này. Phó Thủ tướng Ý Luigi di Maio nhấn mạnh động thái mới này nhằm mục tiêu thúc đẩy xuất khẩu thay vì tăng cường quan hệ chính trị với Bắc Kinh.
Vị Phó thủ tướng đã đáp lại những lo ngại của Mỹ trước viễn cảnh một đồng minh chủ chốt ủng hộ dự án lớn của Trung Quốc bởi Washington cho rằng BRI sinh ra để phục vụ Trung Quốc thay vì mang lại lợi ích cho nước Ý.
Quan điểm khác nhau trong trường hợp của nước Ý càng cho thấy cuộc cạnh tranh giữa Mỹ và Trung Quốc đang lan tỏa lên toàn cầu. Sức nặng kinh tế và chính trị của Bắc Kinh đang vượt xa khỏi châu Á, vươn đến khu vực Mỹ Latinh và Tây Âu – những khu vực được mặc nhiên nằm trong tầm ảnh hưởng của Washington.
Đối đầu giữa Mỹ và Trung Quốc ngày càng trở nên rõ ràng khi chính quyền Tổng thống Donald Trump bắt đầu chiến tranh thương mại, chấm dứt kỷ nguyên xem thương mại và đầu tư là các lĩnh vực trung lập, tách rời khỏi chiến lược cạnh tranh.
Nhiều nỗ lực đàm phán liên tiếp được tạo ra nhưng kết quả đến nay vẫn chưa thể ngã ngũ và một thỏa thuận kết thúc căng thẳng thương mại vẫn là câu hỏi dành cho tương lai.
Không chỉ vậy, tham vọng lớn của dự án Một vành đai, Một con đường khiến Washington không khỏi lo ngại vào giai đoạn trỗi dậy với vị thế cường quốc của Trung Quốc. Nếu thành công, dự án này sẽ kéo toàn bộ vùng đất Á-Âu gần gũi hơn với Trung Quốc, tăng khả năng làm giảm tầm quan trọng của các liên kết xuyên Đại Tây Dương, tác giả Gideon Rachman nhận định trên Financial Times.
Các dự án của Trung Quốc tại Washington đang phải đối mặt với sự kiểm tra ngặt nghèo hơn vì lo ngại ý nghĩa chiến lược phía sau. Sự đầu tư mạnh mẽ của các doanh nghiệp Trung Quốc vào nhiều cảng trên thế giới cũng được xem là động thái cạnh tranh với hải quân Mỹ.
Chưa hết, sự mở rộng quy mô toàn cầu của công ty viễn thông hàng đầu Trung Quốc Huawei thời gian qua được Financial Times nhận định là một ví dụ về cuộc tranh đấu rộng lớn trên cả lĩnh vực công nghệ.
Nhiều tháng trở lại đây, Mỹ đã quyết định dừng sử dụng sản phẩm của Huawei cũng như kêu gọi đồng minh có động thái tương tự vì lý do an ninh quốc gia.
Một vài đồng minh quan trọng như Nhật Bản, Úc đã đứng về phía Mỹ trong vụ Huawei nhưng không ít quốc gia khác, ví dụ Anh, vẫn đang suy nghĩ về vấn đề này. Việc đồng ý cho phép Huawei đồng nghĩa với nước Anh chấp nhận rủi ro phá vỡ những thỏa thuận chia sẻ thông tin tình báo đầy quý giá giữa London và Washing nhưng nếu cấm Huawei, niềm hy vọng về gia tăng đầu tư thương mại từ Trung Quốc hậu Brexit sẽ gặp rủi ro.
Việc kẹt giữa Washington và Bắc Kinh chắc chắn là tình thế không hề dễ chịu. Sau khi Canada tiến hành bắt và dẫn độ Giám đốc tài chính của Huawei Mạnh Vãn Châu, Trung Quốc đã phản ứng quyết liệt khi tiến hành bắt giữ một số công dân Canada.
Hàn Quốc cũng rơi vào tình thế khó khăn khi yêu cầu chính phủ Mỹ triển khai hệ thống phòng thủ tầm cao, khiến lượng khách Trung Quốc tới xứ sở kim chi giảm đáng kể. Chưa hết, người tiêu dùng Trung Quốc năm 2017 cũng đột nhiên quay lưng lại với nhà bán lẻ Hàn Quốc Lotte, buộc thương hiệu này phải đóng cửa 3/4 số cửa hàng tại đây sau động thái cung cấp đất cho chính phủ triển khai tên lửa của Lotte bị Bắc Kinh phản đối.
Áp lực trực tiếp ngày càng cao từ Trung Quốc lên đồng minh Mỹ đang cho thấy sự tự tin gia tăng của Bắc Kinh, phản ánh sự thay đổi lớn trong tiềm lực kinh tế.
Trong cuộc chiến giành ảnh hưởng với Trung Quốc, con át chủ bài của Mỹ thường là an ninh thay vì thương mại. Mặc dù các quốc gia như Nhật Bản, Hàn Quốc, Đức hay Úc hiện đều giao dịch với Trung Quốc nhiều hơn Mỹ, họ vẫn phải tìm đến Mỹ trong vấn đề bảo vệ quân đội.
Lợi thế an ninh này của Washington có thể bị suy giảm nếu yêu cầu các nước đồng minh trả chi phí quân sự của Tổng thống Donald Trump được thông qua. Trong khi đó, Trung Quốc lại không phát triển trong lĩnh vực cung cấp bảo đảm an ninh nên trật tự thế giới mới dường như sẽ không phân chia dựa trên các liên minh quân sự đối lập như trong chiến tranh lạnh.
Thay vào đó, công nghệ có thể trở thành nền tảng của sự phân chia toàn cầu mới. Trung Quốc từ lâu đã cấm Google, Facebook và bây giờ Mỹ đang vật lộn để cản trở Huawei. Với mối quan tâm đến việc kiểm soát và chuyển dữ liệu xuyên biên giới, các quốc gia có thể ngày càng chịu áp lực khi phải chọn giữa Mỹ hay Trung Quốc và rõ ràng có thể thấy rằng hai nền kinh tế lớn nhất này đang ngày càng xa cách nhau.
Thế giới hai khối của chiến tranh lạnh đã được thay thế bằng một kỷ nguyên toàn cầu hóa nhưng toàn cầu hóa giờ đây có thể bị đe dọa bởi sự tái xuất hiện của thế giới hai phe.
Huawei kiện chính phủ Mỹ, đáp trả lệnh cấm sử dụng thiết bị
Đàm phán thương mại Mỹ - Trung tiếp tục, thế giới ngóng cú hích
Các cuộc đàm phán giữa Mỹ và Trung Quốc sẽ tiếp tục tại Washington vào thứ Ba tuần này theo giờ Mỹ, kéo dài nỗ lực kết thúc chiến tranh thương mại.
Ông Trump phát tín hiệu gia hạn thương mại cho Trung Quốc
Tổng thống Mỹ Donald Trump mới đây cho biết sẽ xem xét hoãn thời hạn 1/3 tới đối với Trung Quốc nếu Washington và Bắc Kinh có thể sớm đạt được thỏa thuận thương mại.
Vận hạn của Boeing kéo dài sau vụ rơi máy bay tại Iran
2020 bắt đầu không mấy suôn sẻ với nhà sản xuất máy bay Boeing khi thêm một vụ tai nạn máy bay nữa diễn ra.
Năm ‘vỡ mộng’ của những ‘kỳ lân’ khởi nghiệp
Được định giá từ 1 tỷ USD trở nên, các doanh nghiệp khởi nghiệp kỳ lân mang theo nhiều tham vọng thay đổi cách thức thế giới vận hành nhưng thị trường lại chẳng hề đơn giản.
Giá dầu tiếp tục tăng, chờ diễn biến mới từ căng thẳng Mỹ - Iran
Giá dầu thô tiếp tục tăng sau vụ không kích của Mỹ tiêu diệt tướng Iran. Đà tăng có thể kéo dài hay không phụ thuộc vào diễn biến của căng thẳng trong tương lai.
Giá dầu, giá vàng tăng mạnh sau vụ Mỹ tiêu diệt tướng Iran
Căng thẳng gia tăng giữa Mỹ và Iran khiến giá dầu, giá vàng và các đồng tiền 'rung lắc'.
Giá vàng liệu có tiếp tục tăng trong năm 2020?
Giá vàng 2019 đã có mức tăng trưởng năm cao nhất trong khoảng một thập kỷ qua và xu hướng tăng được dự báo sẽ tiếp tục trong năm tới.
Nghị quyết 68: Một tinh thần cải cách mới đang được khơi dậy mạnh mẽ
Mặc dù vẫn còn những băn khoăn, lo ngại từ cộng đồng doanh nghiệp, song giới chuyên gia cho rằng hoàn toàn có thể tin tưởng vào sự đột phá của Nghị quyết 68, cũng như cách làm luật lần này của các cơ quan quản lý nhà nước.
ACV muốn chia cổ tức gần 65% sau 6 năm tạm ngưng
ACV đang lấy ý kiến về việc phân phối gần 21.200 tỷ đồng lợi nhuận chưa phân phối lũy kế đến 2023, bao gồm chia cổ tức bằng cổ phiếu gần 65%.
ACBS: HDBank có nhiều khả năng đi đầu trong việc nới room ngoại
Theo ACBS, nếu HDBank hướng đến việc tìm kiếm cổ đông chiến lược sở hữu 15–20%, thì việc mở room ngoại lên 49% sẽ là “chìa khóa” giúp ngân hàng hiện thực hóa chiến lược tăng vốn.
VinFast ra mắt dòng xe chở hàng cỡ nhỏ giá từ 285 triệu đồng
VinFast hôm nay ra mắt dòng xe điện chở hàng cỡ nhỏ EC Van, hướng đến cuộc cách mạng xanh trong vận tải hàng hóa. Với tải trọng trên 600 kg cùng kích cỡ gọn gàng, khả năng vận hành linh hoạt, VinFast EC Van là lựa chọn tối ưu cho nhu cầu vận chuyển hàng quãng ngắn của các đơn vị kinh doanh, đồng thời là phương tiện sinh kế phù hợp cho kinh tế hộ gia đình.
Doanh nghiệp kỳ vọng tăng tốc chuyển đổi xanh từ Nghị quyết 68
Doanh nghiệp kỳ vọng sớm có chương trình hành động cụ thể, lộ trình rõ ràng, nhiệm vụ cụ thể và cần cơ chế phản hồi chính sách hiệu quả từ cộng đồng doanh nghiệp.
Sắp diễn ra sự kiện lớn về trải nghiệm khách hàng
Tại CX Leader Summit 2025, hơn 300 nhà lãnh đạo doanh nghiệp và những người làm chuyên môn về trải nghiệm khách hàng sẽ bàn về cách thức xây dựng thương hiệu khác biệt.
Triển lãm Giảng Võ: Mảnh đất của những ký ức vàng son và giấc mơ phồn thịnh mới
Trước ngưỡng cửa kỷ nguyên vươn mình của nền kinh tế, mảnh đất Triển lãm Giảng Võ xưa đang chuẩn bị viết tiếp câu chuyện mới - nơi một biểu tượng phồn thịnh sẽ ra đời để người Hà Nội có thể vừa hoài niệm quá khứ, vừa chạm đến tương lai.