Tiêu điểm
Tăng tốc, kinh tế số Việt Nam chạm mốc 36 tỷ USD
Để nền kinh tế số Việt Nam có thể sớm cán mốc 90-200 tỷ USD vào năm 2030, ngành công thương sẽ triển khai những giải pháp gì, đâu sẽ là những trụ cột mới?
Con đường tiến lên kinh tế số
Trong bối cảnh nền kinh tế toàn cầu đang từng bước phục hồi sau thời kỳ khó khăn kéo dài, từ khóa "kinh tế số" ngày càng được nhắc đến nhiều hơn, như một hướng đi tất yếu của nhiều quốc gia và vùng lãnh thổ.
Tại Việt Nam, Chính phủ đã sớm đề ra Kế hoạch hành động quốc gia về phát triển kinh tế số giai đoạn 2024 - 2025 tập trung vào các trụ cột như: thương mại điện tử, logistics và công nghiệp, năng lượng.
Đây đồng thời cũng là ba lĩnh vực ưu tiên phát triển kinh tế số của ngành công thương. Thứ trưởng Bộ Công thương Trương Thanh Hoài cho biết, đây thời điểm để Việt Nam xây dựng những mô hình và chiến lược mới, ứng dụng công nghệ để tăng sức cạnh tranh và chống chịu của doanh nghiệp trong bối cảnh mới.
Dẫn chứng báo cáo "Kinh tế số Đông Năm Á năm 2024" do Google và Temasek công bố, ông Hoài ước tính quy mô nền kinh tế số Việt Nam đạt 36 tỷ USD trong năm nay, tăng 16% so với năm ngoái.

Trong đó, thương mại điện tử được xem là trụ cột dẫn dắt nền kinh tế số Việt Nam khi đóng góp tới 22 tỷ USD, tăng 18% so với cùng kỳ và chiếm 61% tổng quy mô nền kinh tế số.
"Năm 2024 và các năm tiếp theo, với đà tăng trưởng mạnh mẽ như trên, kinh tế số Việt Nam sẽ còn phát triển mạnh mẽ hơn nữa và trở thành một trong những động lực thúc đẩy tăng trưởng kinh tế", Thứ trưởng nói.
Dự kiến, đến năm 2030, nền kinh tế số Việt Nam có thể cán mốc 90-200 tỷ USD với tốc độ tăng trưởng cao, theo Google và Temasek.
Nhằm hiện thực hóa những mục tiêu này, lãnh đạo Bộ Công thương kêu gọi vai trò kết nối giữa các cơ quan quản lý nhà nước, các hiệp hội, tổ chức và doanh nghiệp, để từ đó thúc đẩy hoạt động chuyển đổi số, cũng như đề xuất chính sách, giải pháp thúc đẩy phát triển kinh tế số ngành công thương hiệu quả, bền vững.
Ba trụ cột của ngành công thương
Dù đã chỉ ra được ba trụ cột trong nền kinh tế số là: thương mại điện tử, logistics và công nghiệp, năng lượng, nhưng để biến các trụ cột này thành lợi thế của Việt Nam theo các chuyên gia không phải điều đơn giản.
Trong lĩnh vực thương mại điện tử, ông Trần Minh Tuấn, Vụ trưởng Vụ Kinh tế số và xã hội số, Bộ Thông tin và truyền thông nhận định, hoạt động bán lẻ trực tuyến tại Việt Nam đã ghi nhận sự tăng trưởng mạnh mẽ thời gian qua.
Bình quân, mỗi người tiêu dùng Việt Nam mua sắm trực tuyến bốn lần mỗi tháng. Tổng doanh thu B2C (doanh nghiệp với người tiêu dùng) trong năm 2023 đạt 20,5 tỷ USD, chiếm 8% tổng doanh thu dịch vụ tiêu dùng trên cả nước, với tốc độ tăng trưởng 25%, cao hơn mức 20% của năm 2022.
Tuy nhiên, ông Tuấn cũng chỉ ra hai thách thức lớn trong chuyển đổi số của ngành này là thiếu nền tảng công nghệ và hạ tầng hỗ trợ hạn chế.
Một khảo sát của liên bộ Công thương, và Thông tin và truyền thông tại quận Phú Nhuận, TP.HCM, trong tháng 9 và 10 vừa qua cho thấy, chỉ 3,5% trong số 2.000 doanh nghiệp và hộ kinh doanh đang áp dụng công nghệ số.
Phần lớn (96%) các doanh nghiệp vẫn chưa triển khai công nghệ, khiến ông Tuấn lo ngại rằng nếu không nhanh chóng thay đổi, các doanh nghiệp Việt Nam sẽ mất lợi thế ngay trên sân nhà.
Các nền tảng thương mại điện tử xuyên biên giới như Shein hay Temu từ Trung Quốc đang tạo sức ép lớn với tốc độ giao hàng nhanh, ưu đãi hấp dẫn. "Nếu không sớm chuyển đổi, nhiều cửa hàng trong nước có nguy cơ phải đóng cửa", ông Tuấn nói.
Với lĩnh vực logistics, đại diện Grab Việt Nam tin rằng, việc xây dựng một nền tảng đa dịch vụ chính là "chìa khóa". Theo đó, ứng dụng gọi xe 10 năm trước nay đã phát triển thành siêu ứng dụng với hơn 15 loại hình dịch vụ, từ di chuyển, giao nhận đồ ăn, đến vận chuyển hàng hoá...
Nhờ nền tảng đa dịch vụ, các đối tác tài xế cũng có nhiều cơ hội thu nhập hơn. Chẳng hạn, so với ngày đầu ra mắt dịch vụ GrabBike vào năm 2014, tính trung bình trong năm 2024 đối tác tài xế Grab 2 bánh có số chuyến xe tăng thêm đến 30% trong một giờ trực tuyến trên nền tảng.
Ông Alejandro Osorio, CEO Grab Việt Nam cho biết, doanh nghiệp này đang đặt tầm nhìn dài hạn tại Việt Nam với ba trọng tâm chính gồm: mở rộng dịch vụ tới các khu vực chưa được phục vụ đầy đủ, hỗ trợ các kế hoạch phát triển cơ sở hạ tầng công cộng, và ứng dụng công nghệ đột phá, nuôi dưỡng tài năng công nghệ trong nước.
Còn với lĩnh vực công nghiệp, ông Phạm Nguyên Hùng, Cục trưởng Cục Công nghiệp, Bộ Công thương đánh giá, mức độ sẵn sàng chuyển đổi số của các doanh nghiệp ngành này vẫn ở mức thấp.
Hạn chế của ngành này liên quan tới vấn đề nguồn nhân lực, mô hình quản trị còn lạc hậu và vẫn bị phụ thuộc vào các công nghệ nhập khẩu.
Ông Hoàng Xuân Hiệp, Hiệu trưởng Trường Đại học Công nghiệp dệt may Hà Nội cho rằng, việc ứng dụng các công nghệ mới, chuyển đổi sang các nhà máy thông minh, dây chuyền sản xuất tự động hóa cao sẽ là giải pháp cho ngành công nghiệp.
Cú nhảy vọt trong kinh tế số
Kinh tế số quốc gia lấy quản trị số làm gốc
Quản trị số sẽ không chỉ là một công cụ hỗ trợ, mà còn là "linh hồn" của nền kinh tế số Việt Nam, giúp đất nước chuyển mình mạnh mẽ trong bối cảnh mới.
Thúc đẩy kinh tế số và hỗ trợ cộng đồng yếu thế
Công ty CP Nghị Lực Sống vừa ký hợp tác cùng BigHeart MCN nhằm đồng hành hỗ trợ cộng đồng yếu thế làm kinh doanh trên nền tảng số.
Vun vén nguồn nhân lực cho nền kinh tế số
Nhân lực được xem là bài toán cấp bách trong tiến trình Việt Nam trở thành một nền kinh tế số, đặc biệt là nhân lực trong lĩnh vực công nghệ thông tin và trí tuệ nhân tạo.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.
Bắc Ninh đặt mục tiêu vào nhóm 10 tỉnh thành dẫn đầu đổi mới sáng tạo
Bắc Ninh đang tăng tốc cải thiện môi trường điều hành và thúc đẩy hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, quyết tâm ghi tên vào nhóm 10 tỉnh, thành phố dẫn đầu cả nước.
Nâng cấp sân bay Gia Bình thành cảng hàng không quốc tế lưỡng dụng
Theo Thủ tướng Phạm Minh Chính, đây là công trình quan trọng, cần được hoàn thành kịp thời để phục vụ các hoạt động đối ngoại trong khuôn khổ APEC 2027.
Nghị định 91 gỡ vướng dự án BT Thủ Thiêm của Đại Quang Minh, CII
Những vướng mắc về xác định giá đất để thanh toán cho nhà đầu tư đã bỏ vốn xây dựng hạ tầng cho khu đô thị mới Thủ Thiêm đã được tháo gỡ.
HANOISME kỷ niệm 30 năm và đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất
HANOISME vinh dự đón nhận Huân chương Lao động hạng Nhất, ghi nhận 30 năm cống hiến, đồng hành và hỗ trợ phát triển bền vững cho doanh nghiệp Việt Nam.
Tái thiết vùng lợi nhuận trong chiến lược kinh doanh
Khám phá cách các doanh nghiệp tái thiết mô hình kinh doanh để tìm ra vùng lợi nhuận thực sự và nâng cao hiệu quả chiến lược dài hạn.
Nghị quyết 68: Cú hích thực chất cho doanh nghiệp vừa và nhỏ
Nghị quyết 68 tạo cú hích mạnh mẽ cho doanh nghiệp vừa và nhỏ bằng chính sách hỗ trợ tài chính, tháo gỡ khó khăn.
Giá vàng hôm nay 11/5: Dự báo giá vàng tuần tới 12-16/5/2025
Dự báo giá vàng tuần tới cho thấy sự giằng co và khó đoán, phụ thuộc vào kết quả đàm phán Mỹ - Trung và loạt dữ liệu kinh tế quan trọng từ Mỹ.
Tăng cường liên kết tạo đột phá phát triển giống cây trồng
Thúc đẩy ngành công nghiệp nghiên cứu và sản xuất giống cây trồng cần sự chung tay của nhà nước, nhà trường, nhà khoa học cùng cộng đồng doanh nghiệp.
Cake đạt chứng nhận quốc tế sinh trắc học cấp độ cao nhất
Tại Đông Nam Á, Cake là ngân hàng thuần số đầu tiên đạt cấp độ cao nhất về công nghệ chống giả mạo khuôn mặt, do chính kỹ sư công nghệ người Việt xây dựng.
Thủ tướng yêu cầu trình nghị quyết về trung tâm tài chính quốc tế ngay tại kỳ họp thứ 9
Thủ tướng yêu cầu phải có hệ thống các chính sách đột phá, thu hút được các nhà đầu tư quốc tế tham gia trung tâm tài chính quốc tế tại Việt Nam.