Tham vọng tỷ đô của Danh Khôi
Lãnh đạo Tập đoàn Danh Khôi hé lộ đề án tái cấu trúc thông qua việc sáp nhập các thành viên thuộc cùng hệ sinh thái.
Tập đoàn Danh Khôi sẽ phát hành tối đa hơn 46,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ lên gần 1.400 tỷ đồng.
Theo kế hoạch dự kiến, Tập đoàn Danh Khôi (mã chứng khóa: NRC) sẽ phát hành tối đa hơn 46,2 triệu cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu, nâng vốn điều lệ lên gần 1.400 tỷ đồng.
Các phương án thực hiện kế hoạch tăng vốn cùng nhiều nội dung quan trọng khác sẽ được trình bày tại Đại hội cổ đông thường niên Công ty Cổ phần Tập đoàn Danh Khôi, tổ chức vào ngày 28/4/2022.
Theo tài liệu được công bố trước thềm đại hội, năm 2021, Tập đoàn Danh Khôi đạt doanh thu 444 tỷ đồng so với mục tiêu 1.100 tỷ đồng. Song, các chỉ số tài chính khác gồm lợi nhuận trước và sau thuế, lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đều vượt kế hoạch đặt ra và tăng trưởng vượt bậc so với năm 2020.
Cụ thể, lợi nhuận trước thuế đạt 259 tỷ đồng, vượt 29% so với kết hoạch 200 tỷ đồng. Lợi nhuận sau thuế hơn 195 tỷ đồng; tăng trên 8,2% so với kế hoạch 180 tỷ đồng. Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) đạt 2.644 đồng.
Năm 2022, Danh Khôi đặt mục tiêu doanh thu thuần 905 tỷ đồng, lợi nhuận sau thuế tăng 200 tỷ đồng. Đáng chú ý là kế hoạch tăng vốn điều lệ từ hơn 881 tỷ đồng hiện nay lên 1.389 tỷ đồng.
Để thực hiện kế hoạch tăng vốn này, Danh Khôi trình đại hội 2 phương án phát hành. Một là phát hành hơn 4,4 triệu cổ phiếu, trị giá hơn 44 tỷ đồng để chi trả cổ tức năm 2021, tương ứng với tỷ lệ là 5%. Nguồn vốn phát hành lấy từ lợi nhuận sau thuế chưa phân phối. Thời gian thực hiện chậm nhất là tháng 10/2022.
Hai là phương án chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu với số lượng tối đa là 46,2 triệu cổ phiếu. Căn số lượng cổ phiếu đang lưu hành tại thời điểm phát hành (sau khi trả cổ tức bằng cổ phiếu 5%), HĐQT quyết định số lượng cổ phiếu dự kiến phát hành theo tỷ lệ thực hiện quyền mua là 2:1 nhưng đảm bảo số lượng cổ phiếu phát hành không vượt quá con số trên.
Danh Khôi cho biết, số tiền huy động từ đợt chào bán sẽ được sử dụng để bổ sung nguồn vốn lưu động phục vụ hoạt động kinh doanh của công ty.
Trong vai trò chủ đầu tư và nhà phát triển bất động sản, Tập đoàn Danh Khôi đã - đang và vẫn đang tiếp tục triển khai nhiều dự án trải dài các tỉnh thành như: Dự án Aria Đà Nẵng Hotel & Resort với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, Dự án The Royal Boutique Hotel & Condo Đà Nẵng với tổng vốn đầu tư 3.109 tỷ đồng, Dự án Nhơn Hội New City (Phân khu 4) với tổng vốn đầu tư 1.800 tỷ đồng.
Dự án Nhơn Hội New City (Phân khu 2) với tổng vốn đầu tư 2.871 tỷ đồng, Dự án Kỳ Co Gateway với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng, Dự án The Aston Luxury Residence (Nha Trang) với tổng vốn đầu tư 6.400 tỷ đồng, Dự án Aria Vũng Tàu Hotel & Resort với tổng vốn đầu tư 3.000 tỷ đồng và dự án Barya Citi (Bà Rịa - Vũng Tàu) với tổng vốn đầu tư 660 tỷ đồng.
Kế hoạch từ năm 2022, Danh Khôi tiếp tục triển khai các dự án đang phát triển đồng thời với đẩy mạnh M&A các quỹ đất lớn; tập trung đầu tư vào dự án quy mô lớn ven biển và ven TP.HCM.
Các sản phẩm chủ yếu là đất nền, căn hộ, biệt thự và một số dòng sản phẩm khác như khu đô thị, khu nghỉ dưỡng dành cho người lớn tuổi, tòa nhà văn phòng…
Song song với hoạt động bất động sản, Tập đoàn Danh Khôi cũng đang hướng đến mục tiêu trở thành tập đoàn đầu tư đa ngành, xây dựng hoàn chỉnh hệ sinh thái toàn diện nhằm tối đa hóa lợi ích của từng lĩnh vực, bao gồm bất động sản - y tế - dịch vụ (phát triển nguồn lực, xây dựng, khai thác vận hành và quản lý tài sản…)
Với sự thích ứng linh hoạt cùng tầm nhìn chiến lược nhạy bén, Tập đoàn Danh Khôi đã sẵn sàng bước vào kỷ nguyên mới với tăng tốc tăng trưởng mạnh mẽ, hướng tới mục tiêu trở thành nhà phát triển bất động sản hàng đầu Việt Nam và vươn tầm quốc tế.
Lãnh đạo Tập đoàn Danh Khôi hé lộ đề án tái cấu trúc thông qua việc sáp nhập các thành viên thuộc cùng hệ sinh thái.
Sau khi mua 70% cổ phần Nhựa Duy Tân vào năm 2021, Tập đoàn SCG (Thái Lan) vừa tiếp tục chi thêm 2.825 tỷ đồng để nắm 100% vốn công ty.
Thế Giới Di Động sẽ có những "vũ khí" gì trong cuộc đua siêu ứng dụng, vốn đang là sân chơi của các tập đoàn đa quốc gia?
Trước đây là ‘2 cây 1 con’, giờ là ‘4 cây 1 con’. Chủ tịch HĐQT Công ty CP Hoàng Anh Gia Lai - ông Đoàn Nguyên Đức tiết lộ chiến lược mới với chuối, sầu riêng, dâu, cà phê và heo.
GreenFeed đạt 2.106 tỷ đồng lợi nhuận sau thuế năm 2024, tăng 382% so với năm 2023, vượt những ông lớn trong ngành như Dabaco, nông nghiệp Hòa Phát và BAF Việt Nam.
HAGL đang đi những bước vững chắc trên hành trình phục hồi và chuyển mình từ vùng tối của khủng hoảng nợ đến kỳ vọng lợi nhuận 5.000 tỷ đồng vào năm 2028.
Đào tạo nhân tài là một nội dung quan trọng tạo nền móng cho quốc gia. Đặc biệt trong thời đại hiện nay, đào tạo nhân tài công nghệ là chìa khóa chủ lực để tiến tới nước phát triển.
Triển lãm Thực phẩm quốc tế Seoul Food 2025 ngày 10/6 đã khai mạc tại Trung tâm Triển lãm quốc tế Hàn Quốc (KINTEX) ở Goyang, phía Tây Bắc thủ đô Seoul (Hàn Quốc). Năm nay, Việt Nam ghi dấu ấn với một số sản phẩm thực phẩm, đồ uống mới, mở lối đi riêng cho các dòng sản phẩm lần đầu “mang chuông đi đánh xứ người”.
Những tổ chức có văn hóa quản trị rủi ro mạnh mẽ sẽ vượt trội hơn hẳn các đối thủ cạnh tranh về lâu dài trong việc điều hướng các cú sốc.
Nhà máy tái chế dệt may của Syre với tổng vốn đầu tư 1 tỷ USD vừa được Ban quản lý Khu kinh tế tỉnh Bình Định cấp giấy chứng nhận đăng ký đầu tư.
Trong quy định mới, Ngân hàng Nhà nước sẽ giảm toàn bộ vốn của ngân hàng được chuyển giao bắt buộc nếu lỗ lũy kế lớn hơn 100% vốn điều lệ và quỹ dự trữ.
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.