Doanh nghiệp
Tập đoàn Masan đạt lợi nhuận kỷ lục 5.622 tỷ đồng
Triển vọng tích cực của các mảng kinh doanh giúp Tập đoàn đưa ra dự báo lợi nhuận năm 2019 sẽ tăng từ 44% đến 58% so với năm 2018.
Thông cáo báo chí của tập đoàn cho biết, doanh thu thuần hợp nhất năm 2018 đạt 38.188 tỷ đồng, tăng 1,5% so với năm 2017. Trong đó doanh thu của Masan Consumer Holdings (MCH) tăng 28,2%, Masan Resources (MSR) tăng 27,0% và Masan Nutri-Science (MNS) giảm 25,2% do hộ chăn nuôi heo tái đàn chậm hơn dự kiến.
Ngành hàng thực phẩm: Doanh thu từ sản phẩm cao cấp ngành hàng gia vị tăng trưởng khoảng 40% trong năm 2018, đóng góp 10% tổng doanh thu ngành hàng. Doanh thu ngành hàng gia vị tăng 34,9% trong năm 2018 và tăng 25,5% trong quý 4/2018 so với cùng kỳ năm trước.
Doanh thu từ sản phẩm cao cấp trong ngành hàng thực phẩm tiện lợi tăng trưởng khoảng 50% trong năm 2018, đóng góp khoảng 40% doanh thu ngành hàng. Doanh thu ngành hàng tăng 29,3% trong năm 2018 và tăng 17,4% trong quý 4/2018 so với cùng kỳ năm trước.
Ngành hàng đồ uống: Doanh thu thuần tăng 55,8% trong quý 4/2018 và tăng 36,4% trong năm 2018 so với cùng kỳ năm trước. Trong đó, mặt hàng nước tăng lực đóng vai trò chủ đạo, tăng khoảng 60% so với cùng kỳ năm 2017: thương hiệu nước tăng lực Wake-Up 247 tăng mạnh, với số điểm bán hàng tăng từ 75 nghìn điểm cuối năm 2017 lên 160 nghìn điểm vào cuối năm 2018.
Cà phê hòa tan: Doanh thu quý 4/2018 đạt 643 tỷ đồng, tăng 3,8% so với cùng kỳ năm 2017 và tăng 11,5% cho cả năm.
Bia: Kết quả kinh doanh chưa đáp ứng kỳ vọng của Ban Điều hành. Doanh thu thuần quý 4/2018 giảm 33,2% so với cùng kỳ năm 2017 và doanh thu cả năm chỉ tăng trưởng 23,3%. MCH đã xây dựng một đội ngũ bán hàng ở kênh hàng quán, và Ban Điều hành tin rằng đây là bước đi đúng để tăng doanh thu ngành bia.
Thịt chế biến: Doanh thu thuần quý 4/2018 tăng 24,5% nhưng cả năm 2018 giảm 4,8%. Sản phẩm đầu tiên hợp tác sản xuất với đối tác Jinju – xúc xích cao cấp “Ponnie” được tung ra vào quý 4/2018 với kết quả khả quan. Công ty sẽ tiếp tục tung các sản phẩm thịt chế biến mới trong năm 2019 để đáp ứng nhu cầu và khẩu vị của người tiêu dùng Việt Nam.
Masan Nutri-Science bắt đầu hành trình trở thành công ty FMCG bằng việc giới thiệu thương hiệu “MEATDeli” vào quý 4/2018, nhằm thỏa mãn nhu cầu chưa được đáp ứng của người tiêu dùng cho sản phẩm thịt sạch và an toàn cho sức khỏe. Sảm phẩm được chế biến và đóng gói tại tổ hợp chế biến thịt Hà Nam
Sản phẩm đang được bán tại cửa hàng thịt MEATDeli và chuỗi siêu thị Vinmart ở Hà Nội. Công ty dự kiến sẽ mở rộng kênh phân phối để đạt mục tiêu 5% đến 10% thị phần Hà Nội đến cuối năm 2019.
Trong khi đó, mảng thức ăn chăn nuôi đã cho thấy dấu hiệu phục hồi trong quý 4/2018. Ban Điều hành dự kiến thị trường thức ăn chăn nuôi cho heo tăng trưởng 10% đến 15%, trong bối cảnh hộ chăn nuôi tái đàn sau khi giá heo hơi đã đi vào chu kỳ ổn định ở mức 45.000 đồng/kg trong 2 quý vừa qua.
Masan Nutri-Science có kế hoạch tung các sản phẩm mới thương hiệu Bio-zeem, tập trung vào gia tăng hiệu suất chăn nuôi, trong bối cảnh các hộ chăn nuôi đang tái đầu tư cải thiện năng suất và không còn đi theo mô hình cắt giảm chi phí.
Về hoạt động của Masan Resources, trong năm 2018, MSR đã mua lại 49% phần góp vốn của H.C.Starck tại Công ty TNHH Tinh luyện Vonfram Núi Pháo – H.C.Starck, và đổi tên là Công ty TNHH Masan Tungsten (MTC).
Bước đi này đóng góp quan trọng trong việc nâng cao hiệu suất của MSR và kết quả đã được thể hiện trong quý 4/2018. MTC đang đầu tư để nâng công suất nhà máy sản xuất hóa chất công nghiệp vonfram lên 12.000 tấn. Quy mô này sẽ giúp MTC trở thành một trong những nhà sản xuất hóa chất công nghiệp vonfram lớn nhất thế giới.
Theo Masan Resources, thị trường vonfram toàn cầu vẫn trong tình trạng cung ít hơn cầu, báo hiệu giá sẽ tốt hơn trong năm 2019. Nhu cầu vẫn ổn định mặc dù căng thẳng thương mại Trung - Mỹ tiếp tục gia tăng.
Ban Điều hành dự đoán giá vonfram trong năm 2019 ở mức 300 USD/mtu do cung yếu, cầu tăng mạnh và căng thẳng thương mại Trung-Mỹ được giải quyết. Giá vonfram (Giá APT Châu Âu thấp) hiện giảm xuống mức 260-270 USD/mtu so với mức 300+ USD/mtu nửa đầu năm 2018.
Với hoạt động của Techcombank, năm 2018 ngân hàng đã ghi nhận kết quả kinh doanh đạt kỷ lục với lợi nhuận trước thuế (PBT) đạt mức 10.661 tỷ VND, tăng 31% so với năm trước, cùng Tổng thu nhập hoạt động (TOI) đạt hơn 16.927 tỷ VND, cao hơn 10% so với năm trước.
Kết quả ấn tượng này có được là từ sự tăng trưởng trong tất cả các mảng kinh doanh của Ngân hàng, với mức tăng trưởng tín dụng toàn ngân hàng đạt 20% trong năm 2018, trong khi chất lượng tài sản tiếp tục được đảm bảo với tỷ lệ nợ xấu cuối năm chỉ ở mức 1.8%. Chi phí tín dụng thấp hơn cùng với việc quản lý chi phí tổng thể tốt cũng đã đóng góp vào mức lợi nhuận kỷ lục này.
Trong năm 2019, Ban điều hành dự báo doanh thu thuần năm 2019 dự kiến tăng 18% đến 30%, trong đó:
Doanh thu thuần của MCH tăng 20% đến 35%, với doanh thu ngành hàng gia vị và thực phẩm tiện lợi tăng trưởng mạnh do đóng góp của các sản phẩm cao cấp. Ngành hàng đồ uống dự đoán sẽ tiếp tục đà tăng trưởng của 2018. Yếu tố rủi ro chính nằm ở việc chậm tung hoặc tung sản phẩm chưa thành công, và mảng bia tiếp tục gặp khó khăn.
Doanh thu thuần của MNS kỳ vọng tăng từ 20% đến 30%, với doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi tăng từ 10% đến 15%. Mảng thịt kỳ vọng sẽ đóng góp 5% đến 10% doanh thu thuần của MNS. Yếu tố rủi ro chính với doanh thu mảng thức ăn chăn nuôi là dịch bệnh heo bùng phát và với mảng thịt là độ phủ của kênh phân phối.
Doanh thu thuần của MSR tăng từ 12% đến 22% do sản lượng bán tăng. Những yếu tố chính ảnh hưởng đến kết quả kinh doanh bao gồm giá vonfram và giá thực hiện của đồng.
Tập đoàn dự báo lợi nhuận thuần sau thuế phân bổ cho cổ đông đạt 5.000 tỷ đồng đến 5.500 tỷ đồng trong năm 2019, tăng 44% đến 58%, tương đương với biên lợi nhuận đạt trên 10%.
Đồng thời dự kiến lãi vay giảm khoảng 1.000 tỷ trong năm 2019, do tập đoàn đã trả khoảng 12.500 tỷ nợ gốc trong quý 4/2018, giảm nợ gốc khoảng 30% so với đầu năm 2018.
Tập đoàn Hàn Quốc trở thành cổ đông nước ngoài lớn nhất của Masan
HSBC cấp tín dụng xanh cho Vĩnh Hoàn
Đây là khoản tín dụng xanh đầu tiên mà HSBC tài trợ trong lĩnh vực thủy sản của Việt Nam.
Doanh nghiệp thực hành ESG: Đừng 'phông bạt' để báo cáo
Thực hiện ESG có thể xuất phát từ áp lực của thị trường, nhưng mong muốn từ nội tại mới giúp doanh nghiệp vững vàng và tiến xa.
Tuta Group: Thế lực mới của bất động sản Bắc Giang
Trước làn sóng đô thị hóa tại Bắc Giang, Tuta Group đã nhanh chóng chớp thời cơ triển khai hàng loạt dự án lớn, quy mô hàng nghìn tỷ đồng.
Khi ứng dụng ngân hàng số không chỉ để chuyển tiền
Không chỉ chuyển nhận tiền hay kiểm tra số dư, hiện nay, ứng dụng ngân hàng số đã trở thành “trợ lý tài chính” đắc lực và OCB OMNI là một minh chứng rõ nét.
Công ty chứng khoán ‘quốc doanh’ lép vế
Trái ngược với các “tiền bối” ngành ngân hàng, vị thế các công ty con phát triển mảng chứng khoán hiện chưa tương xứng với tiềm năng từ hàng loạt lợi thế sẵn có.
Căn hộ Đà Nẵng tăng giá mạnh
Sau giai đoạn trầm lắng, giá căn hộ Đà Nẵng thời gian gần đây tăng vượt đỉnh lịch sử để xác lập mặt bằng giá mới, tiệm cận Hà Nội, TP. HCM.
Thế khó của nhang truyền thống
Nhang truyền thống vừa phải nỗ lực cải tiến, cập nhật theo xu thế thời đại, vừa vất vả cạnh tranh với hàng nhái, hàng giả.