Phát triển bền vững

Tập đoàn TH chia sẻ về kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững tại AANZFTA

Nhật Hạ Thứ hai, 05/05/2025 - 16:52
Nghe audio
0:00

Với 51,9% thị phần sữa tươi và hai công ty đạt trung hòa carbon, đại diện Tập đoàn TH đã có những chia sẻ đáng chú ý về mô hình kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững.

Với chủ đề “Mô hình của TH: Kinh tế tuần hoàn và phát triển bền vững trong ngành sữa”, bà Hoàng Thị Thanh Thủy - Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn TH đã giới thiệu tới các đại diện diễn giả đến từ Úc, New Zealand và các nước trong khối Asean (Indonesia, Philippines, Malaysia, Thái Lan, Campuchia) về một người phụ nữ Việt Nam đặc biệt - Anh hùng Lao động Thái Hương, nhà sáng lập Tập đoàn TH.

Bà Hoàng Thị Thanh Thủy - Giám đốc Phát triển Bền vững Tập đoàn TH chia sẻ câu chuyện về hành trình đầu tư vào nông nghiệp công nghệ cao của Anh hùng Lao động Thái Hương. Ảnh: TH

Năm 2008, đứng trước sự cố sữa nhiễm melamine tại Trung Quốc, nguy cơ gây chảy máu thận cho hàng triệu trẻ em, bà Thái Hương quyết tâm làm ra ly sữa tươi sạch bằng cả trái tim và tấm lòng người mẹ.

Bà đã xây dựng Tập đoàn TH với con đường bài bản và theo chuỗi khép kín lấy Mẹ Thiên nhiên làm nền tảng, con người là trọng tâm gắn liền với chiến lược phát triển bền vững, tận dụng mọi thành quả của khoa học công nghệ và khoa học quản trị của thế giới để biến điều chưa thể thành có thể.

Tại thời điểm đó, thị trường sữa nước tại Việt Nam có tới 92% là sữa bột pha lại và 8% sữa tươi. Với sự vào cuộc của Tập đoàn TH và sự ra đời của Thương hiệu quốc gia TH true MILK, đến nay, tỷ lệ sữa tươi đã tăng lên thành 60%.

Sữa bột pha lại từ 92% nay chỉ còn khoảng 40%. Tiêu thụ sữa bình quân đầu người tại thời điểm 2008 chỉ 8 -12 lít/người/năm, nay đã tăng lên thành 25 lít.

Đến nay, các sản phẩm sữa tươi sạch của Tập đoàn TH chiếm đến 51,9% thị phần sữa tươi khu vực thành thị tại Việt Nam.

Đặc biệt, vào năm 2020, TH đã xác lập kỷ lụcCụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới” - được chứng nhận bởi Liên minh Kỷ lục thế giới (World Records Union – WorldKings).

16 năm kiên định với tôn chỉ “sữa tươi sạch là con đường duy nhất” và định vị thương hiệu bằng chữ “THẬT”, TH dưới sự dẫn sắt của bà Thái Hương đã làm nên cuộc cách mạng sữa tươi sạch, góp phần nâng cao thể chất và dinh dưỡng cho thế hệ trẻ và người dân Việt Nam, ghi dấu ấn Việt Nam trên bản đồ sữa thế giới.

Tiên phong kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn

Cũng tại phiên thảo luận, bà Thuỷ chia sẻ: “Chúng tôi có một lợi thế vô cùng đặc biệt, hành trình phát triển bền vững đã được khởi xướng từ rất sớm dẫn dắt bởi tầm nhìn chiến lược của nhà sáng lập - Anh hùng Lao động Thái Hương.

Bà là kiến trúc sư, tổng công trình sư của tập đoàn, người đã vẽ nên con đường phát triển bền vững thực thi kinh tế xanh, kinh tế tri thức, kinh tế tuần hoàn ngay từ những ngày đầu thành lập, dựa trên công thức thiết kế một cách rõ ràng và nhất quán: Trí tuệ Việt + Tài nguyên thiên nhiên Việt + Công nghệ đầu cuối của thế giới”.

Với nền tảng đó, dựa trên những thành tựu khoa học tiên tiến của thế giới, các hoạt động kinh doanh, sản xuất của Tập đoàn TH đã được thiết kế sẵn theo hướng giảm phát thải tối đa, tối ưu hóa hiệu quả vận hành và đáp ứng tiêu chuẩn sản phẩm chuẩn quốc tế ngay tại đồng đất Việt Nam.

Vì vậy, tham vọng hướng tới mục tiêu Net Zero 2050 của Tập đoàn TH không phải là một phản ứng với xu hướng mà là một hành trình được được “may đo” bài bản và chủ động từ rất nhiều năm trước thông qua việc theo đuổi một cách kiên định con đường kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trên nền tảng phát triển bền vững.

Cụ thể, tại trang trại TH, phát thải khí nhà kính chỉ đạt 0,89 kg CO2/lít sữa trong năm 2023 (phạm vi 1,2, số liệu của TH công bố sau kiểm toán bởi Deloitt) – một con số ấn tượng so với mức trung bình hơn 1 kg CO2/lít sữa ở các nông trại trong khu vực Đông Nam Á(*).

“Cũng từ năm 2023, hai công ty thành viên của Tập đoàn TH đạt trạng thái trung hòa carbon theo tiêu chuẩn quốc tế PAS 2060:2014. Đây là thành tựu vinh dự khi tại Việt Nam hiện mới chỉ có 4 công ty đạt được chứng nhận này và TH đóng góp 2 trong số đó”, bà Hoàng Thị Thanh Thuỷ tự hào chia sẻ.

Công ty cổ phần Sữa TH là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam được Control Union chứng nhận đạt trung hòa carbon. Ảnh: TH

Hai công ty sản xuất chủ lực của Tập đoàn TH là Công ty cổ phần Sữa TH và Công ty TNHH Nước tinh khiết Núi Tiên - nơi sản xuất các sản phẩm sữa, nước tinh khiết, nước trái cây, đồ uống hoàn toàn từ thiên nhiên… Đây là những doanh nghiệp đầu tiên tại Việt Nam được Control Union – tổ chức quốc tế uy tín – chứng nhận trung hòa carbon.

Hai công ty đạt trạng thái trung hòa carbon sau những nỗ lực mạnh mẽ và đồng bộ, gồm quá trình kiểm kê khí nhà kính; triển khai loạt giải pháp giảm phát thải như sử dụng điện mặt trời, chuyển đổi lò hơi sang sinh khối, trồng cây xanh, giảm thiểu nhựa, thu gom bao bì tái chế và tham gia các dự án bù đắp carbon đạt chuẩn quốc tế, thể hiện rõ cam kết đi đôi với hành động trên con đường phát triển kinh tế xanh và kinh tế tuần hoàn của TH.

“Chúng tôi cam kết duy trì trạng thái trung hòa carbon đến năm 2028 theo chuẩn PAS 2060, sau đó sẽ trung hòa theo tiêu chuẩn ISO 14068. Đối với tầm nhìn dài hạn, chúng tôi tái khẳng định cam kết hưởng ứng và đồng hành cùng Việt Nam hướng tới mục tiêu Net Zero 2050 như Chính phủ đã cam kết cùng với thế giới tại COP 26”, bà Thuỷ nói.

Nhắc lại phát biểu của Nhà sáng lập trong dịp kỷ niệm 10 năm thành lập Quỹ Vì Tầm Vóc Việt: “Riêng rẽ mỗi chúng ta chỉ là 1 giọt nước, cùng nhau chúng ta là đại dương”, bà Thuỷ khẳng định Tập đoàn TH luôn là thành viên tích cực trong các liên minh mà Tập đoàn tham gia, như PRO Vietnam, VB4E, Liên minh các nhà bán lẻ giảm tiêu thụ túi nilon,...

“Dưới sự dẫn dắt của Anh hùng Lao động thái Hương, chúng tôi tin tưởng rằng, cùng nhau, chúng ta sẽ tạo ra làn sóng lớn để bảo vệ Mẹ Thiên nhiên và thực hiện kinh doanh có trách nhiệm, hướng tới mục tiêu mang lại giá trị bền vững cho cộng đồng và thế hệ tương lai”, Giám đốc Phát triển bền vững Tập đoàn TH nhấn mạnh.

Các đại biểu tham dự workshop “Nông nghiệp và hệ thống thực phẩm bền vững”, Jarkata - Indonesia ngày 23-24/4/2025.

AANZFTA là Hiệp định thành lập Khu vực thương mại tự do ASEAN-Úc và New Zealand, triển khai thực thi từ năm 2009. Mục tiêu chính của Hiệp định là tự do hóa thương mại, hàng hóa và dịch vụ, tăng cường hội nhập kinh tế và xây dựng chuỗi cung ứng và sản xuất bền vững trong khu vực.

Trong khuôn khổ hỗ trợ các nước tham gia Hiệp định, Chính phủ Úc và New Zealand đã tổ chức workshop: “Nông nghiệp và hệ thống thực phẩm bền vững” tại Jarkata, Indonesia từ ngày 23-24/4/2025. Thông qua Hội thảo này, các kinh nghiệm, cách tiếp cận và thực hành tốt của các thành viên được chia sẻ rộng rãi.

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Phát triển bền vững -  2 tuần
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Phát triển bền vững -  2 tuần
Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.
Hai thành viên của Tập đoàn TH đạt trung hòa carbon chuẩn quốc tế

Hai thành viên của Tập đoàn TH đạt trung hòa carbon chuẩn quốc tế

Phát triển bền vững -  1 tháng

Dẫn đầu xu thế giảm phát thải hướng tới phát triển bền vững, Netzero vào năm 2050 theo định hướng của Chính phủ, kể từ năm 2018, tập đoàn TH đã tiên phong triển khai bước đầu tiên là kiểm kê khí nhà kính, tiếp theo là các hành động mạnh mẽ chuyển đổi xanh.

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Tập đoàn TH rót hơn 6.000 tỷ đồng xây nhà máy thực phẩm ở Bình Dương

Doanh nghiệp -  3 ngày

Tổng công suất của dự án hơn 852.000 tấn/năm, so với giấy đăng ký đầu tư lần đầu, dự án có thêm hai giai đoạn và vốn đầu tư tăng gấp ba lên hơn 6.000 tỷ đồng.

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Trung hòa hàng chục nghìn tấn carbon mỗi năm: Lời khẳng định XANH của Tập đoàn TH

Phát triển bền vững -  2 tuần

Với việc hai đơn vị sản xuất chủ lực vừa được cấp chứng nhận trung hòa carbon, Tập đoàn TH một lần nữa tái khẳng định phát triển bền vững là cam kết mà tập đoàn kiên tâm theo đuổi trong suốt hành trình, coi đó là con đường tất yếu để doanh nghiệp tồn tại, phát triển và cống hiến cho xã hội.

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Khoảng tối sau ánh sáng từ thủy điện nhỏ

Phát triển bền vững -  6 ngày

Ánh sáng từ thủy điện nhỏ chưa đủ xóa đi bóng tối của hạn hán, mất mùa và nghèo đói nơi hạ lưu. Khi lợi ích chưa được chia đều, chia sẻ nước công bằng hơn không thể chỉ đặt lên vai doanh nghiệp.

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Lựa chọn cân bằng giữa tăng trưởng kinh tế và phát triển bền vững

Phát triển bền vững -  1 tuần

Cần một mẫu số chung và những giải pháp cụ thể đưa phát triển bền vững trở thành động lực tăng trưởng, qua đó thực hiện mục tiêu kép của đất nước.

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Nhựa tái chế Duytan và Unilever thu gom, tái chế hơn 15 nghìn tấn phế liệu nhựa

Phát triển bền vững -  1 tuần

Nhựa tái chế Duytan và Unilever Việt Nam triển khai dự án thúc đẩy thu gom, tái chế phế liệu nhựa, hướng tới mô hình kinh tế tuần hoàn.

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Chiến lược ESG và Net Zero: Hướng đi bền vững cho thương mại, công nghiệp Việt Nam

Phát triển bền vững -  1 tuần

ESG và Net Zero, từ một lựa chọn chiến lược đang trở thành yếu tố sống còn để thương mại, công nghiệp Việt Nam tiến xa, bền vững trên sân chơi toàn cầu.

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Nhiệt điện là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu

Phát triển bền vững -  2 tuần

Nhiệt điện sẽ là bên mua tín chỉ carbon chủ yếu, trong khi lĩnh vực xi măng, sắt thép có tiềm năng bán tín chỉ carbon nếu áp dụng giải pháp giảm nhẹ phát thải.

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Quảng Ninh khởi động mùa du lịch hè với tín hiệu bội thu

Tiêu điểm -  23 phút

Kỳ nghỉ lễ 30/4 – 1/5 đã mang lại bức tranh tươi sáng cho du lịch Quảng Ninh khi lượng khách đến các điểm tham quan tăng vọt so với cùng kỳ năm ngoái.

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

GDP Việt Nam 2025 hướng tới 500 tỷ USD, tăng trưởng trên 8%

Tiêu điểm -  32 phút

Năm 2025, Việt Nam đặt mục tiêu tăng trưởng GDP từ 8% trở lên, đưa quy mô nền kinh tế đạt trên 500 tỷ USD.

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Thoát vai chạy việc, người làm đào tạo hoá chiến lược gia

Diễn đàn quản trị -  53 phút

Chỉ khi năng lực tốt, tinh thần chủ động cao và hiểu sâu sắc bối cảnh kinh doanh, người làm L&D mới thật sự chuyển mình thành đối tác chiến lược của tổ chức.

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Bộ Chính trị ban hành nghị quyết đột phá về phát triển kinh tế tư nhân

Tiêu điểm -  1 giờ

Nghị quyết số 68 xác định khu vực tư nhân là động lực quan trọng nhất của nền kinh tế, đặt mục tiêu có ít nhất 3 triệu doanh nghiệp, đóng góp trên 60% GDP vào năm 2045.

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Lọc hóa dầu Bình Sơn ổn định giữa cơn bão thị trường năng lượng

Doanh nghiệp -  1 giờ

Sự tăng trưởng này đến từ việc Lọc hóa dầu Bình Sơn đã chủ động kiểm soát chi phí, đặc biệt là giảm đáng kể các chi phí tài chính.

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

KSB công bố nhận diện thương hiệu mới

Nhịp cầu kinh doanh -  2 giờ

Việc công bố nhận diện thương hiệu mới nằm trong chiến lược mở rộng hoạt động theo mô hình tập đoàn đa ngành của KSB, để đồng hành cùng kỷ nguyên mới của đất nước.

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Rủi ro thuế quan đẩy ngành sản xuất Việt Nam vào đà suy giảm

Tiêu điểm -  4 giờ

Không chỉ số lượng đơn đặt hàng mới sụt giảm đáng kể, ngành sản xuất Việt Nam còn chứng kiến niềm tin kinh doanh rơi về một trong những mức thấp nhất lịch sử.