Phát triển bền vững
Tập đoàn TH 'cứu' san hô ở Vườn Quốc gia Cát Bà
Với sự tài trợ của Tập đoàn TH, 23 phao neo đã được thả tại Vườn Quốc gia Cát Bà, với tổng diện tích gần 34ha mặt biển được khoanh vùng bảo vệ.
Những quả phao màu cam trên mặt biển có tính cảnh báo mạnh, ngăn tàu thuyền du lịch hay tàu đánh cá neo đậu tại các khu vực đó làm ảnh hưởng tới môi trường sống và sức khỏe của các rạn san hô bên dưới.
Hoạt động do Tập đoàn TH tài trợ trong khuôn khổ Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam (VB4E), Liên minh Bảo tồn thiên nhiên quốc tế (IUCN) phối hợp với Vườn Quốc gia (VQG) Cát Bà thực hiện từ năm 2021 - 2024.
Sáng 29/11 vừa qua, những quả phao cuối cùng của năm 2024 được thả tại khu vực Cát Dứa. Nơi đây được các chuyên gia đánh giá là một trong những khu vực phân bố rạn san hô lớn bậc nhất và còn tương đối tốt của VQG Cát Bà – đơn vị vừa được công nhận là Di sản thiên nhiên thế giới mở rộng của Vịnh Hạ Long.
Khu vực Cát Dứa được tạo bởi những hòn đảo nhỏ, bao quanh một khu vực biển có phân bố nhiều san hô, nhìn trên Google Earth, vùng biển này có hình dạng giống như một chiếc giỏ. Những quả phao sẽ “đóng” các phần còn hở của “chiếc giỏ” đó, tạo nên một đường ranh giới trực quan để cảnh báo tàu thuyền.
Ngay từ sáng sớm, lực lượng kiểm lâm và cán bộ VQG Cát Bà đã cho cẩu lên tàu các khối bê tông nhằm cố định phao. Mỗi khối có kích thước 40x40x40cm, nặng khoảng 100kg, có hệ thống dây kết nối với quả phao trên mặt nước.
Ông Nguyễn Năm Thắng, cán bộ VQG Cát Bà cho biết, trước đây bộ phận kỹ thuật chỉ dùng một dây cáp để nối quả phao, từ năm nay sẽ gia cố thêm một dây thừng.
“Dây thừng này rất bền, có tuổi thọ khoảng 10 năm. Mỗi năm chúng tôi đều bảo dưỡng quả phao và thay mới dây nối nếu cần”, ông Thắng nói.
Bên cạnh đó, hàng năm quần đảo Cát Bà phải hứng chịu rất nhiều đợt bão và áp thấp nhiệt đới trên biển, có thể làm mất và hư hỏng các quả phao.
Cụ thể, cơn bão số 3 (Yagi) tháng 9/2024 đã cuốn phăng toàn bộ 40 phao neo trong hệ thống phao phân vùng sinh thái rạn san hô được lắp từ 2013 và mất 5 quả trong tổng số 12 quả được lắp năm 2023.
Chính những thiệt hại này đã khiến bộ phận kỹ thuật của dự án “đau đầu” nghĩ cách gia cố các quả phao. Tập đoàn TH đã tặng thêm cho vườn 5 quả phao và các thiết bị kèm theo để bổ sung cho số lượng phao mới bị mất trong bão.
Ông Nguyễn Văn Thịu, Giám đốc VQG Cát Bà cho biết, trên thế giới hoạt động thả phao neo nhận diện khu vực cần bảo tồn được thực hiện rất phổ biến.
Nó góp phần xác định rõ các khu vực phân bố của rạn san hô; giúp các phương tiện khai thác thủy sản, dịch vụ du lịch có thể xác định được ranh giới vùng bảo vệ, tránh người dân đi lại trong khu vực này; đồng thời tạo điều kiện thuận lợi cho công tác tuần tra, kiểm tra và tăng cường thực thi pháp luật, xử lý các vụ vi phạm.
Doanh nghiệp truyền cảm hứng về bảo tồn hệ sinh thái biển
Tại buổi tổng kết “Thả phao khoanh vùng sinh thái bảo vệ rạn san hô tại VQG Cát Bà”, tổ chức trong hai ngày 28-29/11 tại Hải Phòng, TS. Nguyễn Đăng Ngải, Phó Viện trưởng Viện Tài nguyên và môi trường biển đánh giá, với việc thả phao cảnh báo phạm vi bảo tồn các rạn san hô nhằm giảm thiểu các tác động của con người, kết hợp với các giải pháp như kiểm soát ô nhiễm, rác thải nhựa, các rạn san hô sẽ tự phục hồi.
“Khi đó số
lượng san hô cành ở Cát Bà chắc chắn sẽ tăng lên. Loại san hô này phát triển
nhanh hơn so với san hô khối, từ đó mở rộng diện tích rạn, tăng độ phủ và thu
hút được nhiều loài sinh vật đến trú ngụ tạo cảnh quan hấp dẫn dưới đáy biển”, ông Ngải cho biết.
Mặc dù hệ thống phao chưa thể đánh dấu được hết những vùng cần bảo tồn, nhưng nó có ý nghĩa mạnh mẽ trong việc cảnh báo và nâng cao nhận thức của người dân.
"Chúng tôi trân trọng sự hỗ trợ của IUCN và Tập đoàn TH”, Giám đốc VQG Cát Bà bày tỏ sự trân trọng đối với những đóng góp của các tổ chức và nhà tài trợ.
Ông Thịu hy vọng sự chung tay của Tập đoàn TH sẽ truyền cảm hứng cho khối doanh nghiệp tư nhân tham gia hỗ trợ nhiều hơn nữa cho các hoạt động bảo tồn vốn nhiều khó khăn, đòi hỏi tầm nhìn về phát triển bền vững và tầm nhìn cho tương lai.
Bà Hồ Thị Yến Thu, Phó giám đốc thường trực Trung tâm Bảo tồn sinh vật biển và phát triển cộng đồng (MCD Việt Nam) đánh giá, dự án có thể xem là một hình mẫu về sự kết nối ba bên giữa cơ quan quản lý nhà nước, các tổ chức ngoài nhà nước và doanh nghiệp để chung tay bảo vệ môi trường.
“Những hỗ trợ của các doanh nghiệp như TH vô cùng đáng quý, gắn kết người sử dụng tài nguyên một cách trực tiếp hoặc gián tiếp với đơn vị đang hàng ngày hàng giờ bảo vệ tài nguyên, trong đó đóng vai trò kết nối là các tổ chức như IUCN”, bà Yến Thu chia sẻ.
Đại diện Tập đoàn TH, ông Nguyễn Thế Phương, quản lý kế hoạch tiếp thị công ty THFC cho biết, TH thực thi chính sách phát triển bền vững từ nhiều năm qua, bao gồm sáu trụ cột: dinh dưỡng và sức khỏe, môi trường, giáo dục, con người, cộng đồng và phúc lợi động vật.
Trong các trụ cột, môi trường chiếm vị trí quan trọng. Cùng với các sáng kiến nhằm vận hành một nền sản xuất phát thải thấp, như sử dụng năng lượng tái tạo, xử lý chất thải, nước thải, tăng cường trồng cây, vá rừng để tăng hấp thụ CO2, Tập đoàn TH rất quan tâm đến các hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học.
Ông Phương cho biết, ngân sách cho dự án bảo tồn rạn san hô tại VQG Cát Bà xuất phát từ các hoạt động vì môi trường khác do TH tổ chức.
Năm đầu tiên, ngân sách tài trợ dự án được trích từ doanh thu bán túi vải canvas tại hệ thống bán lẻ TH true mart. Đây là loại túi làm bằng vật liệu vải canvas bền chắc, người tiêu dùng TH được khuyến khích sử dụng chúng thay cho túi nilon khi đi mua sắm, góp phần giảm rác thải nhựa.
Năm 2024, chiến dịch thu gom vỏ hộp, lan tỏa sống xanh cam kết với mỗi kg bao bì thu gom được, TH sẽ đóng góp 100 nghìn đồng vào dự án bảo tồn rạn san hô.
Với sự kết hợp này, tập đoàn đã thành công kéo người tiêu dùng đồng hành trong hoạt động bảo tồn đa dạng sinh học, cũng nâng cao nhận thức của họ đối với các vấn đề môi trường.
Là thành
viên đồng sáng lập Liên minh Doanh nghiệp vì môi trường Việt Nam VB4E từ năm
2019, Tập đoàn TH cho thấy sự đóng góp ngày càng lớn trong việc tư vấn, phát
triển ngân hàng ý tưởng về bảo vệ môi trường và kêu gọi các doanh nghiệp khác
cùng chung tay hành động.
Hệ sinh thái rạn san hô có tầm quan trọng lớn. Thu hút đa dạng các nhóm loài sinh vật biển cư trú và sinh sống, các rạn san hô được coi là hệ sinh thái có năng suất bậc nhất trên thế giới.
Việc phát triển các dịch vụ du lịch, hoạt động nuôi trồng thủy sản tràn lan, không theo quy hoạch, tình trạng khai thác quá mức gây sức ép rất lớp đến hệ sinh thái rạn san hô ở khu vực Cát Bà.
Các rạn san hô bị suy giảm liên tục cả về độ phủ, diện tích và số lượng loài trong khoảng 15 năm trở lại đây - được đánh giá là một trong 4 vùng rạn trong tình trạng suy thoái nghiêm trọng ở biển Việt Nam (nguồn: Nguyễn Văn Hiếu và Đỗ Văn Khương, 2014).
Trước tình hình đó, dự án giám sát và bảo tồn rạn san hô tại Cát Bà được triển khai từ năm 2021-2024 đã góp phần ngăn chặn đà suy thoái của hệ sinh thái loài được coi là “lá phổi” của đại dương này.
Cụ thể, trong năm 2021 – 2022, dự án thực hiện giám sát rạn san hô nhằm đề xuất các biện pháp quản lý hiệu quả. Trên cơ sở đó, trong các năm 2023 - 2024, dự án hỗ trợ VQG Cát Bà thiết lập hệ thống phao neo khoanh vùng sinh thái rạn san hô tại một số khu vực có phân bố rạn san hô còn tốt cần được bảo vệ như khu vực Vạn Tà, Ba Đình, Giỏ Cùng và Cát Dứa.
Gỡ 'nút thắt' tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ Tập đoàn TH
14 dòng sản phẩm của Tập đoàn TH đạt Thương hiệu quốc gia 2024
Trong số 190 doanh nghiệp có sản phẩm chất lượng đạt Thương hiệu quốc gia 2024, Tập đoàn TH dẫn đầu về số lượng được xét chọn với 14 dòng sản phẩm.
Nhà sáng lập tập đoàn TH: 'Cần có Luật dinh dưỡng học đường'
Thực tế tại nhiều quốc gia cho thấy việc luật hóa các tiêu chuẩn dinh dưỡng học đường mang lại lợi ích lớn cho quốc gia.
Cụm trang trại công nghệ cao của tập đoàn TH tiên phong thực thi ESG
Tập đoàn TH là một trong những doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, gắn chặt chiến lược phát triển, kinh doanh với môi trường, xã hội và quản trị.
Thừa Thiên Huế thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 2025
Thừa Thiên Huế sẽ trở thành thành phố trực thuộc Trung ương từ 1/1/2025 với nhiệm vụ bảo tồn, phát huy giá trị đặc sắc cố đô, di sản văn hóa.
Vietnam Airlines được phép tăng vốn thêm 22.000 tỷ đồng
Vietnam Airlines được Quốc hội duyệt tăng vốn thêm tối đa 22.000 tỷ đồng qua chào bán cổ phiếu cho cổ đông hiện hữu.
Ngành điện cần thêm hàng tỷ USD để phục vụ sạc xe điện
Nhu cầu sạc xe điện sẽ gia tăng áp lực lên sản lượng điện và công suất truyền tải, đòi hỏi Việt Nam phải tăng đầu tư cho ngành điện để đáp ứng.
Tận dụng trải nghiệm số để kiến tạo tương lai vững mạnh
Trong thời đại công nghệ số, trải nghiệm số là yếu tố then chốt giúp doanh nghiệp tạo dựng nền tảng vững chắc, chinh phục khách hàng và kiến tạo tương lai vững mạnh.
Bổ sung quy định cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản
Luật Địa chất và khoáng sản sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã bổ sung nhiều quy định quan trọng nhằm siết chặt quản lý cấp phép thăm dò và khai thác khoáng sản.
Quốc hội chốt đầu tư đường sắt tốc độ cao Bắc - Nam
Chiều ngày 30/11, Quốc hội đã thông qua nghị quyết về chủ trương đầu tư dự án đường sắt tốc độ cao trên trục Bắc - Nam với 443/454 đại biểu tán thành.
Tư tưởng lớn của Tổng Bí thư Tô Lâm và yếu tố quyết định thành công trong kỷ nguyên mới
Cả nước đang phấn đấu thi đua để hoàn thành các chỉ tiêu, nhiệm vụ của năm 2024 và chuẩn bị cho năm mới 2025, tiến tới Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIV của Đảng. Đây là năm bản lề hết sức quan trọng để thực hiện thành công các Nghị quyết của Đảng cũng như các chương trình hành động của Chính phủ.