Tài chính
Gỡ 'nút thắt' tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao nhìn từ Tập đoàn TH
Nhờ nguồn tín dụng và tư vấn của các ngân hàng thương mại từ những ngày đầu, Tập đoàn TH đã thành công phát triển nông nghiệp hiện đại, trở thành doanh nghiệp đi đầu về nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam.
Tín dụng cho nông nghiệp công nghệ cao còn ít
Theo số liệu từ Vụ tín dụng các ngành kinh tế thuộc Ngân hàng Nhà nước (NHNN), tính đến cuối tháng 9/2024, dư nợ cho vay lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao đạt khoảng 27.000 tỷ đồng với trên 9.100 khách hàng còn dư nợ.
Trong đó, doanh số cho vay trong chín tháng đầu năm nay đạt khoảng 17.000 tỷ đồng, doanh số năm 2023 là trên 20.000 tỷ đồng và năm 2022 là khoảng 15.000 tỷ đồng. Lũy kế đến cuối tháng 9/2024, đã có hơn 52.000 tỷ đồng được rót vào lĩnh vực cho vay nông nghiệp công nghệ cao.
Đây là những khoản vay được các nhà băng tung ra theo quy định tại Nghị định 55/2015/NĐ-CP và Nghị định 116/2018/NĐ-CP.
Chia sẻ tại Hội thảo khoa học "Tín dụng cho nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch tại Việt Nam: thực trạng và giải pháp" tổ chức mới đây, Phó thống đốc NHNN Đoàn Thái Sơn nhấn mạnh, kinh nghiệm của các quốc gia đi đầu trong sản xuất nông nghiệp trên thế giới cho thấy, phát triển nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, nông nghiệp sạch là xu hướng tất yếu.
Tại Việt Nam, những năm qua, NHNN đã ban hành và trình cấp có thẩm quyền ban hành nhiều chính sách ưu đãi đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao.
Mặc dù vậy, thực tế cho thấy, giải ngân tín dụng vào nông nghiệp công nghệ cao vẫn chiếm tỷ trọng nhỏ bé so với tổng dư nợ nền kinh tế. Một trong những nguyên nhân hàng đầu đến từ việc quy trình vay vốn, thẩm định không đơn giản.
Bà Hà Thu Giang, Vụ trưởng Vụ Tín dụng các ngành kinh tế, NHNN chia sẻ, việc cung ứng tín dụng đối với lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao thời gian qua còn gặp nhiều khó khăn. Nghịch lý là ngân hàng không thiếu vốn, nhưng lại thiếu dự án có tính khả thi để giai ngân.
Các dự án nông nghiệp, công nghệ cao thường yêu cầu vốn vay lớn, thời gian dài. Trong khi thời hạn huy động vốn của các tổ chức tín dụng chủ yếu là tiền gửi tổ chức, dân cư, có kỳ hạn ngắn, được huy động theo cơ chế thị trường.
Bên cạnh đó, sản xuất nông nghiệp luôn tiềm ẩn rủi ro do thiên tai, dịch bệnh, các công cụ phòng ngừa và hạn chế rủi ro còn chậm triển khai.
Bà Giang dẫn chứng các ngành kinh tế đề cập đến cơn bão Yagi đã gây thiệt hại cho các lĩnh vực sản xuất nông nghiệp trên 30.800 tỷ đồng, chiếm 38% tổng thiệt hại về kinh tế.
Đồng thời, dù nguồn vốn của ngành ngân hàng luôn sẵn sàng để đáp ứng nhu cầu đầu tư cho lĩnh vực nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp sạch, tuy nhiên số dự án trong lĩnh vực này hiện nay còn hạn chế; nhiều dự án chưa được đầu tư bài bản, chưa chứng minh được tính khả thi, hiệu quả, thị trường tiêu thụ không ổn định... dẫn đến các ngân hàng khó khăn trong thẩm định, quyết định cho vay.
Cuối cùng, về cơ chế chính sách, việc công nhận khu, vùng nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao để cấp tín dụng cũng là bài toán nan giải. Hiện doanh nghiệp đáp ứng tiêu chí để công nhận doanh nghiệp nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao còn chưa nhiều. Trong đó, nhiều tài sản trên đất nông nghiệp chưa được cấp giấy chứng nhận quyền sở hữu để làm thủ tục đăng ký giao dịch bảo đảm vay vốn ngân hàng...
Mô hình thành công của tập đoàn TH
Tập đoàn TH - một trong những tập đoàn đi đầu về nông nghiệp xanh, nông nghiệp công nghệ cao tại Việt Nam là một hình mẫu điển hình tiên phong trong thực hiện mô hình kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn trong nông nghiệp công nghệ cao.
Năm 2009, Tập đoàn TH đã khởi xướng dự án chăn nuôi bò sữa và chế biến sữa tập trung công nghệ cao tại Nghĩa Đàn, Nghệ An với tổng vốn đầu tư 1,2 tỷ USD. Tổng đàn bò của dự án hiện tiệm cận 70.000 con - xác lập kỷ lục thế giới “Cụm trang trại tập trung ứng dụng công nghệ cao với quy trình sản xuất khép kín quy mô lớn nhất thế giới” do Liên minh Kỷ lục Thế giới chứng nhận.
Để triển khai quy mô lớn ngay từ đầu, tập đoàn TH đã tiếp cận nguồn vốn cho vay từ các tổ chức tín dụng trong và ngoài nước. Ngân hàng TMCP Bắc Á, Ngân hàng Phát triển Việt Nam (VDB) là nhà tài trợ tín dụng chính cho dự án, sau đó là nguồn vốn của ngân hàng Israel – nguồn vốn này được chính phủ bảo lãnh và ngân hàng cho vay lại là VDB.
“Đầu tư cho ngành chăn nuôi công nghệ cao cần nguồn vốn lớn do mức chi phí ban đầu lớn và thời gian hoàn vốn dài”, bà Tô Thị Minh Nguyệt, Giám đốc Tài chính Tập đoàn TH chia sẻ.
Thông qua các ngân hàng thương mại đã cấp tín dụng và hỗ trợ tư vấn từ những ngày đầu, Tập đoàn TH đã thành công phát triển mô hình nông nghiệp hiện đại công nghệ cao.
Trang trại của TH áp dụng các thành quả của cuộc cách mạng 4.0 về dữ liệu toàn cầu, công nghệ và kĩ thuật số để trồng trọt và quản lí đàn bò có năng suất cao, chi phí giá thành hợp lí đạt chuẩn quốc tế, phát huy lợi thế là nông nghiệp của Việt Nam trên 3 nền tảng 4.0 là: trí tuệ nhân tạo AI, internet vạn vật IoT và dữ liệu lớn Big Data.
Qua quá trình triển khai dự án 15 năm, kết hợp giữa khoa học công nghệ và khoa học quản trị đan xen vào nhau, tuân thủ nghiêm ngặt quy trình quản trị và quy trình công nghệ, TH đạt được những thành tựu rất ấn tượng.
Năng suất sữa của trang trại đạt bình quân 35 lít/con/ngày – mức cao nhất châu Á. Đến nay tỉ lệ sữa tươi trên toàn quốc đã lên đến 60%, bình quân tiêu thụ sữa trên đầu người từ 8 lít/năm lên đến 25/lít/năm.
“Sự tăng trưởng thực sự ấn tượng đó là sự thấu hiểu, sự vào cuộc một cách chuyên nghiệp của các ngân hàng thương mại trong hệ thống ngân hàng Việt Nam như BIDV, VDB… và ngân hàng nước ngoài như ngân hàng Israel”, bà Nguyệt khẳng định.
Đại diện của Tập đoàn TH cũng đề xuất NHNN đưa ra cơ chế hỗ trợ dựa trên mô hình chuẩn thành công của tập đoàn và nội lực trong các tập đoàn là rất lớn.
Theo đó, cần có tổng kết đánh giá một cách bài bản từ NHNN để tạo điều kiện cho các doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao, cho vay theo từng đề án, từng mô hình của từng lĩnh vực, có ứng dụng công nghệ cao, mới tháo gỡ được vấn đề trong tài sản thế chấp khi vay vốn và tiếp tục các mô hình nông nghiệp công nghệ cao về thực phẩm.
Mặt khác, các dự án trong nông nghiệp khi triển khai thì lượng đất đai lớn và có thành phần rất lớn là người nông dân, nên phải có chính sách phù hợp cho từng đối tượng, thì mới triển khai nhanh, đồng bộ và hiệu quả được.
“Hiện nay, tiếp nối để phát huy lợi thế về nông lâm nghiệp Việt Nam, TH sẽ có đề án cho mô hình kinh tế rừng. Đây là một tiềm năng, một lợi thế vô cùng to lớn của đất nước. Chúng tôi đã có đề án trình bày Bộ Nông nghiệp để trình Chính phủ và chúng tôi cũng sẽ xin được trình bày chi tiết về tín dụng để triển khai dự án thuận lợi và hiệu quả”, bà Nguyệt chia sẻ thêm.
Gỡ nút thắt
Chia sẻ về định hướng tín dụng xanh, tín dụng nông nghiệp công nghệ cao trong thời gian tới, Phó thống đốc Đoàn Thái Sơn cho biết nhà điều hành sẽ tiếp tục phối hợp với các bộ ngành, đơn vị liên quan hoàn thiện báo cáo tổng kết, đánh giá tình hình thực hiện Nghị định 55, Nghị định 116, kịp thời đề xuất sửa đổi, bổ sung chính sách cho phù hợp với thay đổi của thực tế.
Qua đó, chỉ đạo các tổ chức tín dụng tiếp tục triển khai có hiệu quả chính sách cho vay nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao và một số chương trình cho vay lĩnh vực lâm sản, thủy sản và phát triển bền vững;
Đối với các ngân hàng, ông Sơn chỉ đạo các tổ chức cần chủ động cân đối nguồn vốn đáp ứng kịp thời nhu cầu vốn phục vụ phát triển nông nghiệp nông thôn nói chung, nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao nói riêng; đơn giản hóa quy trình, thủ tục nội bộ; đa dạng hóa các sản phẩm tín dụng tăng khả năng tiếp cận vốn cho người dân và doanh nghiệp.
Đồng thời, nâng cao hiệu quả thẩm định và đánh giá mức độ tín nhiệm của khách hàng, quản lý dòng tiền để tăng cường khả năng cho vay không có tài sản bảo đảm nhằm tháo gỡ khó khăn về tài sản bảo đảm cho khách hàng, tiếp tục triển khai các giải pháp tháo gỡ khó khăn cho khách hàng bị ảnh hưởng bởi thiên tai, dịch bệnh.
NHNN đề xuất Chính phủ cần đẩy mạnh tái cơ cấu, tổ chức lại sản xuất trong nông nghiệp theo hướng bền vững, có chính sách khuyến khích, phát triển liên kết vùng, liên vùng; quy hoạch lại sản xuất nông nghiệp nhằm tận dụng lợi thế của từng vùng, địa phương; thúc đẩy chuyển đổi số trong lĩnh vực nông nghiệp nông thôn; phát triển thương mại điện tử; tăng cường ứng dụng kinh tế chia sẻ trong nông nghiệp.
Đối với các bộ ngành, ông Sơn đề xuất cần quy hoạch, đánh giá, dự báo về nhu cầu thị trường đối với sản phẩm nông nghiệp công nghệ cao làm cơ sở định hướng phát triển nông nghiệp công nghệ cao như đẩy mạnh các hoạt động xúc tiến thương mại, hỗ trợ các doanh nghiệp tìm kiếm thị trường tiêu thụ sản phẩm; hoàn thiện đồng bộ các văn bản hướng dẫn Luật đất đai 2024.
"Đặc biệt, các doanh nghiệp, hộ dân cần tiếp tục nâng
cao năng lực tài chính, năng lực quản trị kinh doanh, hướng tới sản xuất các sản
phẩm nông nghiệp chất lượng cao; nâng cao nhận thức, đổi mới tư duy về chuyển đổi
số; tăng cường ứng dụng công nghệ số tự động hóa vào các quy trình sản xuất,
kinh doanh", ông Sơn khuyến nghị.
Nhà sáng lập tập đoàn TH: 'Cần có Luật dinh dưỡng học đường'
Cụm trang trại công nghệ cao của tập đoàn TH tiên phong thực thi ESG
Tập đoàn TH là một trong những doanh nghiệp tiên phong thực hành ESG, gắn chặt chiến lược phát triển, kinh doanh với môi trường, xã hội và quản trị.
Tập đoàn TH ra mắt trà trái cây TH true TEA
Kết hợp hài hòa trà xanh và trà đen cùng nước ép trái cây tự nhiên, dòng trà mới của TH true TEA ra mắt từ tháng 8/2024 gồm Trà Đào Tự Nhiên và Trà Vải Tự Nhiên mang đến trải nghiệm uống tươi mới, kỳ vọng đáp ứng cả những người dùng khó tính, có gu và tinh tế nhất.
Phát triển kinh tế xanh bền vững cho Lâm Đồng từ góc nhìn của nhà sáng lập Tập đoàn TH
Sáng 23/6, UBND tỉnh Lâm Đồng tổ chức hội nghị công bố Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và đã nhận được nhiều ý kiến xác đáng nhằm phát huy thế mạnh nông nghiệp của tỉnh.
Nhận thức về kỷ nguyên vươn mình và giải pháp tạo sự phát triển đột phá
Thời điểm bắt đầu kỷ nguyên mới được xác định là Đại hội XIV của Đảng, thời điểm Việt Nam hoàn thành xuất sắc công cuộc đổi mới và đạt được những thành tựu vĩ đại; cơ đồ, tiềm lực, vị thế, uy tín quốc tế nâng lên rõ rệt.
Trăn trở của CEO FPT về kỷ nguyên vươn mình
Lãnh đạo FPT kiên định đi theo con đường công nghệ và tin rằng công nghệ không chỉ giúp doanh nghiệp phát triển, mà còn đưa Việt Nam vươn tầm thế giới.
CEO Emakase bật mí cách truyền lửa cho gen Z trong doanh nghiệp
Các doanh nghiệp không nên vội dán nhãn cho gen Z, vì cũng như người lao động trẻ mọi thế hệ, họ đang trải qua giai đoạn đầu của sự nghiệp.
Khách hàng trẻ 'chốt' căn hộ nội đô Hanoi Melody Residences
Với khách trẻ ưu tiên mua căn hộ nội đô, Hanoi Melody Residences đang trở thành “bến đỗ”, nhờ đáp ứng tiêu chí khắt khe và chính sách thanh toán linh hoạt lên tới 05 phương thức lựa chọn.
'Trump 2.0' và rủi ro tác động tới kinh tế Việt Nam có bị thổi phồng?
Mặc dù có những thách thức nhưng các chuyên gia cho rằng, việc ông Donald Trump quay lại Nhà Trắng vẫn mang lại nhiều cơ hội cho nền kinh tế và doanh nghiệp Việt Nam.
Số hóa doanh nghiệp với gói tài khoản ưu đãi OMNI Platinum
Ngân hàng Phương Đông (OCB) vừa ra mắt gói tài khoản ưu đãi OMNI Platinum ngay trên ngân hàng trực tuyến dành cho doanh nghiệp (OMNI Corp).
Bauxite - nhôm Lâm Đồng gặp khó khi hồ thải đè lên mỏ quặng
Tổ hợp bauxite - nhôm Lâm Đồng do Tập đoàn công nghiệp Than - khoáng sản Việt Nam làm chủ đầu tư đứng trước nguy cơ “đứng hình” vì chồng lấn lên thân quặng bauxite.