Tài chính
Thách thức tại VIB khi nhu cầu vay mua nhà suy yếu
Lần đầu tiên sau gần 10 năm, VIB phải dịch chuyển hướng các khoản vay ra khỏi lĩnh vực bán lẻ.
Dịch chuyển cơ cấu cho vay
Tại Đại hội đồng cổ đông thường niên năm 2025, ông Đặng Khắc Vỹ, chủ tịch VIB cho biết chiến lược năm 2025 sẽ đi tiếp lộ trình 10 năm mà nhà băng đã theo đuổi từ năm 2017.
Theo đó, VIB định vị trở thành “ngân hàng bán lẻ hàng đầu tại Việt Nam về chất lượng và quy mô”.
Ngân hàng tiếp tục duy trì tăng trưởng hàng năm (CAGR) về các chỉ tiêu kinh doanh cho vay, huy động, thẻ, bảo hiểm và cơ sở khách hàng 20%-30%/năm. Đặc biệt, tốc độ tăng trưởng lợi nhuận cũng được duy trì tương ứng.
Năm 2025, VIB đặt mục tiêu tổng tài sản đạt hơn 600.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2024. Tổng dư nợ tín dụng dự kiến tăng 22%, đạt gần 400.000 tỷ đồng. Huy động vốn tăng 26% lên 377.300 tỷ đồng. Mục tiêu lợi nhuận trước thuế là hơn 11.000 tỷ đồng, tăng 22% so với năm 2024. Tỷ lệ nợ xấu kiểm soát dưới 3%.
Những con số cho thấy quyết tâm của VIB trong lộ trình trở lại đường đua tăng trưởng, đặc biệt trong bối cảnh hoạt động kinh doanh của VIB đang có dấu hiệu đi xuống.
Năm 2024, tăng trưởng tín dụng của VIB đạt khoảng 22%, là một trong những ngân hàng có tốc độ tăng trưởng tín dụng cao nhất ngành ngân hàng.
Mặc dù vậy, cơ cấu tăng trưởng tín dụng của VIB có sự dịch chuyển. Là ngân hàng có tiếng trong lĩnh vực bán lẻ, khi có thời điểm tới 90% tín dụng chỉ dùng để cho vay cá nhân, tập trung vào vay mua nhà với khoảng trên 50% tổng dư nợ.
Tuy nhiên, VIB không thể duy trì được chiến lược này trong năm 2024.

Tỷ lệ cho vay cá nhân trong năm 2024 chỉ còn khoảng 80%, khi VIB giải ngân nhiều hơn cho vay doanh nghiệp nhỏ và vừa (SME).
Thống kê quý IV/2024 cho thấy, tăng trưởng tín dụng từ nhóm SME đã tăng khoảng 7.000 tỷ đồng so với cùng kỳ.
Ở chiều ngược lại, mảng cho vay lõi của VIB là vay mua nhà chỉ tăng dư nợ khoảng 7.000 tỷ đồng từ đầu năm. Mảng này đã đi ngang từ quý III và chỉ tăng nhẹ trong quý IV/2024.
Trong khi đó, phần dư nợ cho vay khác vốn không phải là cốt lõi của VIB lại tăng khá mạnh hơn 20.000 tỷ đồng, cho thấy nhà băng đang phải chuyển sang cho vay lĩnh vực khác để bù đắp cho mảng kinh doanh cốt lõi.
Với đặc thù của doanh nghiệp SME là đòi hỏi vốn lưu động lớn, khi đẩy mạnh cho vay nhóm này, cơ cấu cho vay của VIB cũng đã chuyển sang cho vay ngắn hạn.
Sự dịch chuyển giúp VIB bù đắp tăng trưởng tín dụng, nhưng lại khiến tỷ suất sinh lời trên tài sản sinh lãi lgiảm mạnh. Mặt khác, khi dịch chuyển sang khu vực mới, VIB cũng áp dụng mức lãi suất ưu đãi hơn để kích cầu.
“Năm 2024 là một năm thực sự khó khăn với các ngân hàng có bản báo cáo tài chính thực chất. Ngân hàng VIB đã nỗ lực giảm giá cho vay trong bối cảnh giá huy động không xuống tương ứng, thu nhập của ngân hàng bị ảnh hưởng và chi phí trên thu nhập tăng”, ông Đặng Khắc Vỹ cho biết.
Biên lãi thuần (NIM) của VIB đã sụt giảm nghiêm trọng trong năm qua. Quý cuối năm 2024, NIM chỉ còn 3,36%, thấp hơn nhiều so với mức 4% thời diểm đầu năm.
Trên thực tế, NIM của VIB đã sụt giảm liên tục từ năm 2023 đến nay, cho thấy cuộc chơi trên thị trường ngân hàng bán lẻ không hề đơn giản. Kéo theo đó, lợi nhuận của VIB trong năm 2024 đã giảm 16% so với năm 2023.

Cuối cùng, chất lượng tài sản của VIB cũng không được cải thiện. Mặc dù đã xóa hơn 800 tỷ đồng nợ xấu trong quý IV/2024, nợ xấu gần như không đổi, quanh mức 11,4 nghìn tỷ đồng. Tỷ lệ nợ xấu giảm xuống 3,51% trong quý cuối năm chủ yếu nhờ tăng trưởng tín dụng mạnh. Tỷ lệ bao phủ nợ xấu duy trì ở mức thấp là 50%.
Có trở lại đường đua?
Trải qua năm 2024 nhiều khó khăn, VIB đặt quyết tâm cao trong năm 2025 với các chỉ tiêu tăng trưởng, bao gồm cả lợi nhuận đều ở mức cao.
Nhà băng cũng giữ nguyên định vị "ngân hàng bán lẻ hàng đầu", cho thấy việc dịch chuyển cho vay chỉ là chiến lược tạm thời, hỗ trợ khi thị trường không thuận lợi.
Tại Đại hội đồng cổ đông, ban lãnh đạo VIB cũng hé lộ kết quả kinh doanh quý I/2025 khá tích cực. Lợi nhuận quý I/2025 đạt khoảng 20 – 22% kế hoạch 11.000 tỷ đồng, tương đương khoảng 2.200 tỷ đồng.
Theo ban lãnh đạo ngân hàng, các quý càng về sau thì càng tăng trưởng tốt hơn. Hiện tại, hoạt động tăng trưởng tín dụng tương đối tốt so với toàn ngành. Tính đến 20/3, dư nợ toàn hệ thống tăng gần 2%, trong khi VIB tăng xấp xỉ 3%.
Bên cạnh đó, chủ tịch Đặng Khắc Vỹ cho rằng, các ngân hàng bán lẻ cần thêm sự ủng hộ từ cơ chế chính sách.
“Việc không được luật hoá Nghị quyết 42 ảnh hưởng nhiều tới các ngân hàng, đặc biệt là các ngân hàng bán lẻ. Trong khi các ngân hàng tái cơ cấu cho các doanh nghiệp lớn đang rất có lợi, các ngân hàng có tỷ trọng cho vay khách hàng cá nhân cao gặp khó khăn hơn vì phải trích lập dự phòng toàn bộ”, ông Vỹ chia sẻ.
Lãnh đạo VIB kỳ vọng, với những thông tin hiện tại thì Nghị quyết 42 sẽ sớm được thông qua, giúp quá trình thu hồi nợ được nhanh hơn và tác động trực tiếp vào lợi nhuận.
Dù đặt nhiều kỳ vọng, song với một ngân hàng bán lẻ như VIB, câu chuyện tăng trưởng vẫn phải phụ thuộc vào hoạt động tiêu dùng và cho vay mua nhà.
“Kết quả kinh doanh của VIB chưa phục hồi như kỳ vọng trong giai đoạn cuối năm. Tăng trưởng lợi nhuận chủ yếu được ghi nhận từ thu nhập bán trái phiếu và thu hồi nợ xấu. Do đó, sẽ cần phải quan sát thêm các quý sắp tới để xác nhận xu thế phục hồi của ngân hàng”, công ty chứng khoán Thành Công nhận định.
Trong khi mảng kinh doanh cốt lõi sẽ cần thêm thời gian để đánh giá, câu chuyện bán vốn của VIB đang giúp ngân hàng sáng giá hơn trong mắt nhà đầu tư.
Sau khi cổ đông chiến lược CBA thoái vốn vào năm ngoái, tỷ lệ room ngoại của VIB đang trống khá lớn. Ban lãnh đạo VIB cho biết đang tìm kiếm cơ hội mới.
“Hiện
HĐQT VIB đang trao đổi với các đối tác để tìm kiếm một hoặc một số đối tác
thích hợp để có giá tốt về mặt tài chính cũng như cộng hưởng được sức mạnh của
đối tác vào hoạt động của ngân hàng. Nếu có tiến triển, VIB sẽ tổ chức họp Đại hội
đồng cổ đông bất thường để thông báo với cổ đông”, ông Vỹ chia sẻ.
ACBS ‘mạnh tay’ rót vốn vào VIB
Pyn Elite Fund rót thêm hàng nghìn tỷ đồng vào VIB
Với thương vụ đầu tư vào VIB, Pyn Elite tiếp tục cho thấy "khẩu vị" đặc biệt đối với nhóm cổ phiếu ngành ngân hàng tại Việt Nam.
ACBS ‘mạnh tay’ rót vốn vào VIB
Công ty chứng khoán ACBS vừa bất ngờ xuất hiện trong danh sách nắm giữ trên 1% vốn điều lệ VIB, khi sở hữu gần 30 triệu cổ phiếu ngân hàng này.
Hủy bỏ giao dịch 2,6 triệu cổ phiếu VIB của chị dâu Chủ tịch Đặng Khắc Vỹ
Bà Lê Thị Huệ, người có liên quan đến Chủ tịch HĐQT VIB, đã bán hơn 2,6 triệu cổ phiếu VIB này mà không thông báo theo quy định.
Mức định giá 5 tỷ USD của TCBS có hợp lý?
Theo các chuyên gia, con số định giá 5 tỷ USD, tương đương P/B khoảng 5 lần của TCBS đang ở mức cao nếu so với vị thế một công ty chứng khoán.
Lãnh đạo Techcombank và hệ sinh thái sang Mỹ, châu Âu tìm kiếm nhân tài người Việt
Techcombank kỳ vọng không chỉ kết nối với những cá nhân xuất sắc, mà còn khơi lên lòng tự tôn dân tộc, khát khao cống hiến và mong muốn trở về, chung tay đóng góp cho một Việt Nam đang bước vào kỷ nguyên tăng trưởng và chuyển đổi toàn diện.
Doanh nghiệp Việt cần nỗ lực để tăng tốc trong bảng đánh giá ACGS
Việt Nam tiếp tục là quốc gia có điểm số ACGS thấp nhất trong số sáu nước ASEAN được đánh giá trong kỳ báo cáo mới nhất.
Sandbox tài sản số tiềm năng, nhưng dễ biến tướng đầu cơ và thao túng
Sandbox tài sản số không chỉ dừng lại ở việc tạo ra một môi trường thử nghiệm, mà còn được kỳ vọng hoàn thiện cả về hạ tầng, nguồn lực và cơ chế hoạt động.
Doanh nghiệp kỳ vọng đột phá từ 'bộ tứ' chính sách của Nhà nước
Từ góc nhìn của doanh nghiệp và chuyên gia tài chính, bộ tứ nghị quyết này hứa hẹn tạo ra những thay đổi sâu sắc, mở đường cho một nền kinh tế số hiện đại.
Cơn khát môi giới giữa thời bùng nổ dự án bất động sản
Khi nguồn cung tăng tốc, bài toán ai sẽ bán và bán được hàng đang tái định hình lại vai trò chiến lược của các sàn môi giới bất động sản trên thị trường.
Kiến tạo ‘nền tảng’ kinh tế xanh từ chuyển đổi số
Chuyển đổi số muốn hiệu quả cần hệ sinh thái đồng bộ, kết nối giữa công nghệ, con người và môi trường, hướng tới phát triển xanh và bền vững.
Chính phủ yêu cầu kiểm soát đà tăng giá bất động sản
Thủ tướng yêu cầu khẩn trương đưa ra phương án để tăng khả năng tiếp cận nhà ở của người dân, mở rộng nguồn cung.
Sống giữa trung tâm, dẫn đầu xu hướng tại The K-Park Avenue
Giữa đà tăng trưởng mạnh mẽ của bất động sản Thanh Hóa, một tọa độ vàng đang trở thành “tâm chấn” hấp dẫn giới đầu tư và người mua ở thực. Đó chính là K-Park Avenue (Vinhomes Star City), phân khu căn hộ cao cấp tọa lạc trên Đại lộ Hùng Vương - trục huyết mạch trung tâm thành phố.
SHB lưu ý khách hàng tổ chức cần sinh trắc học với người đại diện trước 1/7/2025
Ngân hàng TMCP Sài Gòn – Hà Nội (SHB) thông báo về việc bổ sung thông tin sinh trắc học đối với người đại diện hợp pháp của khách hàng tổ chức trước ngày 1/7/2025.
Đổi mới tư duy, nâng tầm tham mưu chiến lược tuyên giáo, dân vận trong giai đoạn mới
Đảng bộ Ban Tuyên giáo và dân vận Trung ương sẽ đổi mới mạnh mẽ tư duy, nâng cao chất lượng tham mưu, ứng dụng công nghệ, đặc biệt là trí tuệ nhân tạo trong kỷ nguyên số.
Tìm hướng 'dìu dắt' 5 triệu hộ kinh doanh lên doanh nghiệp
Nâng cấp 5 triệu hộ kinh doanh đang hoạt động để đạt được mục tiêu cả nước có 2 triệu doanh nghiệp theo Nghị quyết 68 là hoàn toàn khả thi.